Phụ nữ sau sinh có ăn lá tía tô được không?
Một trong những loại rau mà mẹ sau sinh, bà đẻ có thể gặp trong bữa ăn hàng ngày đó chính là lá tía tô. Tuy nhiên phụ nữ sau sinh có ăn lá tía tô được không? Nếu ăn thì có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé hay không? Bài viết sẽ cùng bạn đi tìm hiểu thực hư việc ăn lá tía tô có tốt hay không.
Phụ nữ sau sinh có ăn lá tía tô được không?
Một trong những loại rau mà mẹ sau sinh, bà đẻ có thể gặp trong bữa ăn hàng ngày đó chính là lá tía tô. Tuy nhiên phụ nữ sau sinh có ăn lá tía tô được không? Nếu ăn thì có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé hay không? Bài viết sẽ cùng bạn đi tìm hiểu thực hư việc ăn lá tía tô có tốt hay không.
Lá tía tô và những điều có thể bạn chưa biết
Từ lâu lá tía tô đã được biết đến với nhiều tác dụng tuyệt vời. Lá tía tô có tính ấm, trong đông y, lá tía tô được tận dụng để chữa nhiều bệnh: bệnh táo bón, bệnh trĩ, ho, lạnh bụng, giúp thông thoát tuyến mồ hôi, trị mửa, đầy hơi,...Từ lâu người Nhật Bản đã biết sử dụng lá tía tô trong các bữa ăn hàng ngày, đặc biệt dùng lá tía tô để thay thế cho trà xanh, họ uống bột tía tô như uống trà để giúp tỉnh táo, thư giãn hơn và đây cũng là nguyên nhân giúp cho tuổi thọ Nhật Bản cao nhất thế giới như hiện nay.
Lá tía tô là nguyên liệu không thể thiếu trong một số món ăn hàng ngày: ăn kèm với rau để cuốn thịt, nấu cháo,... Và cùng là vị thuốc tuyệt vời mà không phải ai cũng biết.
Lá tía tô và phụ nữ mang thai
Lá tía tô có công dụng an thai, giảm nôn mửa trong kì thai nghén, ăn lá tía tô kết hợp với các món ăn sẽ giúp giảm giảm các cơn đau khi sinh và nhiều người sẽ sinh dễ hơn.
Nhưng tất cả điều trên điều phải xét đến yếu tố cơ địa. Rất nhiều người thích hợp với vị thuốc này, nên tận hưởng được tất cả các công dụng mà lá tía tô mang lại, nhưng nhiều người lại không thích hợp với lá tía tô. Có bạn đã từng chia sẻ: khi mang thai đến tháng thứ 8, nghe người ta nói uống nước tía tô hàng ngày sẽ dễ sinh hơn. Nhưng đến ngày sinh, bác sĩ đo huyết áp thì mới tóa hỏa ra, huyết áp không ổn định và chuyển sang sinh mổ, để không ảnh hưởng đến thai nhi.
Vì vậy lá tía tô chỉ phát huy hết công dụng của mình khi phù hợp với cơ địa từng người.
Phụ nữ sau sinh có ăn lá tía tô được không?
Bà đẻ, phụ nữ sau sinh thường phải kiêng cữ rất nhiều loại thức ăn cũng như cần phải cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể để đảm bảo phục hồi sức khỏe tốt cũng như hỗ trợ cho sự phát triển của bé được tốt nhất trong quá trình bú sữa mẹ. Chính vì có quá nhiều thực phẩm cho nên các bà mẹ sau sinh luôn cảm thấy khó khăn và đắn đo không biết thực phẩm nào được phép ăn, hạn chế ăn và không nên ăn trong đó là câu hỏi phụ nữ sau sinh có ăn lá tía tô được không?
Lá tía tô là một trong những loại rau xanh cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, nó chứa khoảng 0,2% tinh dầu nguyên chất và các aldehyde, xeton, hydrocarbon, furan,... Trong nhiều nghiên cứu thì người ta đã phát hiện trong lá tía tô có chứa nhiều chất có thể chống dị ứng, chống oxy hóa, chống viêm, chống trầm cảm, và có thể chống lại các khối u, không gây dị ứng cho người sử dụng
Chính những công dụng này của lá tía tô đồng thời lá tía tô khá lành tính và không gây dị ứng cho người sử dụng kể cả mẹ sau sinh cho nên các bà đẻ, phụ nữ sau sinh có thể ăn lá tía tô hoặc những thức ăn nấu cùng với lá tía tô. Nó mang lại cho các bà mẹ nhiều dưỡng chất, tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
Tác dụng của lá tía tô đối với sức khỏe phụ nữ sau sinh
Tốt cho hệ hô hấp
Lá tía tô được nghiên cứu là một loại lá tốt cho hệ hô hấp của con người, những người sử dụng lá tía tô có thể tăng được năng lực phổi và tăng cường khả năng lưu thông khí rất tốt. Sử dụng lá tía tô có thể giúp cho các bà mẹ sau sinh có thể giảm được các tình trạng mệt mỏi, khó thở, hô hấp không đều.
Chống viêm – chống dị ứng
Trong lá tía tô có chứa các thành phần tốt cho sức khỏe con người có thể kể đến như quercetin, acid alpha-linolenic, luteolin và rosmarinic acid, perilla. Những thành phần này có thể ức chế và làm giảm các tcytoline gây ra viêm, viêm da tiếp xúc, ngăn ngừa được tình trạng dị ứng ở mẹ sau sinh.
Chống oxy hóa
Trong lá tía tô có chứa chất chống oxy hóa aldehyde, đây là hợp chất có thể ngăn ngừa được những tổn thương do các gốc tự do gây ra đối với các tế bào và DNA trong cơ thể, tăng cường khả năng chống oxy hóa rất tốt, nhất là đối với các bà mẹ sau khi sinh. Chất chống oxy hóa và omega 3 trong lá tía tô kết hợp sẽ có thể ngăn ngừa được chứng xơ vữa động mạch.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Mẹ sau sinh ăn lá tía tô có thể làm giảm được sự khó chịu trong dạ dày, ruột. Lá tía tô có chứa các thành phần như acid caffeic, flavonoid, axit rosmarinic, nó có thể giúp cải thiện được các tình trạng như sôi bụng, đầy bụng, chống co thắt dạ dày, trào ngược acid,... cho mẹ sau sinh, đây là những hiện tượng mà các bà mẹ thường bị mắc phải.
Thư giãn tinh thần
Trong lá tía tô có chứa nhiều axit caffeic, axit rosmarinic và apigenin, những thành phần này có thể ngăn ngừa và điều trị chứng bệnh trầm cảm sau khi sinh của các chị em phụ nữ. Đây là căn bệnh dễ gặp ở nhiều bà mẹ sau sinh, nó có thể cải thiện được tâm trạng cũng như nâng cao tinh thần khá tốt.
Làm đẹp
Lá tía tô là một loại lá có thể giúp cho làn da của mẹ được sáng lên, hồng hào và săn chắc hơn. Đồng thời nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng lá tía tô có khả năng làm giảm cholesterol và triglyceride trong cơ thể, có tác dụng giảm cân và rất tốt cho các bà mẹ sau sinh có số cân vượt tầm kiểm soát.
Tác dụng của lá tía tô đối với trẻ sơ sinh
Lá tía tô không chỉ tốt cho sức khỏe của bà đẻ, mẹ sau sinh mà nó còn tốt cho sức khỏe của trẻ sơ sinh. Vậy tác dụng của lá tía tô đối với trẻ sơ sinh là như thế nào mà nhiều bà mẹ lại ưu ái loại lá này đến như vậy? Sau đây là một số tác dụng của lá tía tô đối với trẻ mà mautu.net muốn chia sẻ với bạn.
Hạ sốt cho trẻ
Lá tía tô có thể hạ sốt cho bé, lá tía tô có chứa nhiều hoạt chất có thể làm cho cơ thể nóng lên và tiết ra nhiều mồ hôi, thải độc tố hiệu quả. Các bà mẹ có thể cho bé ăn lá tía tô hoặc uống nước lá tía tô trước khi đi tiêm phòng để hạ sốt hiệu quả và an toàn, không gây ảnh hưởng gì đến cơ thể của bé.
Dùng lá tía tô chữa ho cho bé
Lá tía tô có thể giúp giảm ho cho trẻ rất tốt, chữa trị các triệu chứng ho có đờm. Các bà mẹ có thể đem lá tía tô, hoa đu đủ đực, hoa khế, đường phèn giã lấy nước rồi đem hấp cách thủy để nguội rồi cho bé sử dụng để trị ho khan, ho đờm. Không nên uống quá nhiều, chỉ nên uống vài giọt mỗi lần, khi dưỡng chất thấm dần vào họng thì sẽ làm giảm các cơn đau họng, tiêu đờm hiệu quả..
Chữa cảm cúm gai rét không ra mồ hôi
Trẻ em thường bị cảm cúm đi kèm với dấu hiệu gai rét mà không ra mồ hôi, các bà mẹ có thể sử dụng lá tía tô cùng với nguyên liệu khác như bạc hà, lá sả bỏ chung vào rồi nấu nước cho sôi tầm 5 phút. Sau đó đem xông cho bé để bé ra mồ hôi, giúp trị cảm cúm hiệu quả, an toàn.
Lấy lá tía tô nấu nước tắm trị rôm sảy cho trẻ
Các bé sơ sinh, trẻ nhỏ thường rất hay bị rôm sảy, để chữa trị bệnh này thì các bà mẹ có thể sử dụng lá tía tô để nấu nước tắm cho các bé. Lá tía tô có chứa thành phần kháng sinh tự nhiên, nó có thể giúp diệt khuẩn, trị rôm sảy, mụn nhọt. Nếu trong tình trạng da bé bị lở loét, mưng mủ hoặc bị trầy xước thì không nên tắm lá tía tô vì sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn.
Xem thêm:
- Trị mụn bằng lá tía tô có hiệu quả không?
- Mang thai uống nước lá tía tô có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Chưa chuyển dạ uống lá tía tô có được không?