Phụ nữ mang thai thời kì tam cá nguyệt ăn gì thì tốt?
Chế độ dinh dưỡng cho người mẹ trong thời kì mang thai là cực kì quan trọng, bởi dinh dưỡng cung cấp cho mẹ cũng là dinh dưỡng cung cấp cho bé. Vậy trong quá trình mang thai mẹ bầu nên ăn thức ăn gì là tốt, cùng tìm hiểu qua bài viết của HoiBenh dưới đây.
Phụ nữ mang thai thời kì tam cá nguyệt ăn gì thì tốt?
“Ăn cho con” suốt thời kì mang thai không có nghĩa là bạn nên nhồi nhét bánh ngọt và đồ ăn vặt. Thay vào đó, nó có nghĩa là thứ bạn ăn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả bạn và em bé. Duy trì dinh dưỡng phù hợp suốt thời kì mang thai sẽ giúp bạn luôn tràn đầy năng lượng trong suốt 3 thời kì tam cá nguyệt và đồng thời cung cấp cho em bé các loại vitamin, khoáng chất và protein để phát triển một cách khỏe mạnh. Thỉnh thoảng ăn một ít đồ ăn vặt thì sẽ không hại cho bạn và em bé, nhưng chắc hẳn bạn sẽ không muốn nhận lượng calories hàng ngày từ đồ ăn có chứa nhiều chất béo và ít dinh dưỡng.
Nên ăn gì
Hoa quả và rau
Hãy lựa chọn những đồ ăn tươi ngon và có nhiều màu sắc khi lên kế hoạch cho các bữa ăn của mình. Hoa quả và rau củ chứa các amino acid, khoáng chất, vitamin, chất xơ và enzyme giúp cho hệ tiêu hóa của bạn làm việc hiệu quả. Một cốc smoothie từ hoa quả tươi cho bữa sáng hay một đĩa với các loại rau đầy màu sắc như một món salad tuyệt hảo cho bữa xế thực sự là những sự lựa chọn thông minh.
Các loại hạt
Chất béo có lợi và protein trong các loại hạt như đỗ xanh, hạt óc chó, hạt lanh,... cực kì có ích cho não của bạn, đồng thời nó cũng giúp não bé phát triển. Các loại hạt là nguồn cung cấp dồi dào vitamin E và axit béo omega. Bạn có thể sử dụng các chúng trong bữa ăn hàng ngày bằng cách rắc một ít hạt chia hoặc hạt óc chó lên bát yến mạch hoặc cho vào sữa chua để chuyển hóa chúng thành nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Hoặc bạn có thể tự làm cho mình một thanh năng lượng bằng cách sử dụng đa dạng các thành phần hạt, ngũ cốc và hoa quả khô.
Protein không mỡ (Lean Protein)
Protein giúp tăng cơ và giữ cho bạn luôn luôn khỏe mạnh trong suốt thời kì mang thai. Nhưng hẳn là bạn sẽ không muốn ăn quá nhiều protein không tốt cho sức khỏe, thứ mà sẽ khiến bạn bị tăng cân vèo vèo. Ức gà, sữa chua ít đường hoặc thịt nạc đỏ như thịt thăn bò là những nguồn cung cấp lí tưởng protein không mỡ cho bạn.
Các loại ngũ cốc
Trong các loại ngũ cốc có rất nhiều chất xơ có lợi cho sự tiêu hóa của bạn. Ăn nhiều ngũ cốc sẽ giúp bạn có năng lượng để vượt qua thời kì mang thai đầy khó khăn, đồng thời giúp cơ thể bạn hấp thụ chất dinh dưỡng và amino acid. Hãy ăn các loại ngũ cốc chưa qua chế biến hoặc được chế biến tối thiểu như gạo nâu, kiều mạch hoặc diêm mạch (quinoa).
Vitamin trước khi mang thai
Việc cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin dùng trong thời kì tiền mang thai hàng ngày là cực kì quan trọng. Hãy hỏi bác sĩ sản khoa hoặc nữ hộ sinh xem bạn nên dùng loại vitamin nào và liệu bạn có cần sử dụng thêm các loại bổ sung khác hay không.
Không nên ăn gì
Việc tránh ăn những đồ ăn không tốt cũng giúp ích nhiều cho bạn tương tự những lợi ích mà đồ ăn lành mạnh đem lại cho bạn.
Đồ ăn đóng hộp
Đồ ăn đóng hộp chứa cực kì nhiều đường, mùi nhân tạo, chất béo hydro hóa và một lượng muối lớn khiến cho cơ thể của bạn cảm thấy mệt mỏi và cạn kiệt năng lượng. Muối còn có thể gây ra thừa cân và thúc đẩy sự phát triển của chứng tiểu đường thai kỳ và tiền sản giật.
Cá, hải sản và thịt
Phần lớn các loại cá có chứa methyl thủy ngân, chất gây ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh và não bộ của bé. Tốt nhất là bạn nên tránh ăn cá trong thời kì mang thai. Tuy nhiên nếu bạn vẫn thèm ăn cá thì hãy chỉ nên ăn những loại có chứa lượng thủy ngân thấp nhất, ví dụ như cá mòi và cá hồi, ngoài ra cần đảm bảo là nó đã được nấu chín hoàn toàn. Thịt sống và hải sản có thể chứa vi khuẩn như vi khuẩn Listeria gây dị tật bẩm sinh, sảy thai hoặc thai chết lưu. Trong thời kì này, nên tránh ăn sushi, thịt bò tái hoặc những đồ hải sản hoặc thịt chưa được nấu chín khác.
Phô mai mềm và sữa nguyên liệu
Những loại sữa chưa được tiệt trùng có thể chứa những loại vi khuẩn như vi khuẩn Listeria có thể gây ra sẩy thai và thai chết lưu. Những loại sữa và phô mai này chưa được qua giai đoạn tiệt trùng, và điều này có thể giết chết các vi khuẩn có lợi.
Đồ uống chứa caffeine
Việc tống quá nhiều caffeine vào cơ thể có thể làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc thiếu cân, nhưng nếu chỉ tiêu thụ môt lượng nhỏ các loại thức uống chứa caffeine, ví dụ như cà phê hoặc trà đen sẽ không gây hại cho em bé miễn là bạn hạn chế liều lượng xuống 20mg một ngày. Dù vậy, phần lớn các bác sĩ khuyên rằng bạn nên sử dụng các loại đồ uống không chứa caffeine như trà thảo mộc, nước ép trái cây hay sữa.
Đồ uống có cồn
Tương tự như caffeine, có nhiều quan điểm về việc nên hay không nên sử dụng đồ uống có cồn trong thời kì mang thai. Một vài bác sĩ nói rằng thỉnh thoảng chỉ uống một lượng nhỏ đồ uống có cồn, ví dụ như một cốc rượu đỏ hoặc một ngụm sâm panh sẽ không gây hại cho em bé, trong khi những bác sĩ khác lại chỉ ra rằng tốt hơn hết là không nên sử dụng và không có lượng nào được coi là an toàn cả. Những nhà nghiên cứu tại Đại học bang Arizona còn lưu ý rằng đồ uống có cồn có thể gây hại cho em bé trong những giai đoạn phát triển đầu đời và đồ uống có cồn nặng có thể khiến em bé bị dị tật bẩm sinh, cân nặng sơ sinh thấp hoặc mắc hội chứng rượu bào thai.
Trong suốt quá trình mang thai, việc ốm nghén và ợ nóng có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và chán ăn. Do đó, thay vì ăn ba bữa lớn mỗi ngày thì bạn có thể ăn từ sáu đến tám bữa nhỏ mỗi ngày. Cứ bốn giờ một lần bạn nên nạp năng lượng cho mình bằng những loại đồ ăn có ích kể trên. Hi vọng những chia sẻ từ HoiBenh sẽ giúp bạn lựa chọn được cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lí có lợi cho bản thân và em bé trong suốt thời kì mang thai.
Theo Parenting