Phụ nữ mang thai có nên nội soi dạ dày không?

Nội soi dạ dày là một phương pháp được áp dụng khá phổ biến hiện nay để kiểm tra và điều trị một số bệnh liên quan đến bệnh lý tiêu hóa. Những mẹ bầu có vấn đề về tiêu hóa đang rất lo lắng về vấn đề phụ nữ mang thai có nên nội soi dạ dày không? HoiBenh sẽ giải đáp thắc mắc của quý độc giả về vấn đề này ở bài viết dưới đây.

Phụ nữ mang thai có nên nội soi dạ dày không? Phụ nữ mang thai có nên nội soi dạ dày không?

Nội soi dạ dày là một phương pháp được áp dụng khá phổ biến hiện nay để kiểm tra và điều trị một số bệnh liên quan đến bệnh lý tiêu hóa. Những mẹ bầu có vấn đề về tiêu hóa đang rất lo lắng về vấn đề phụ nữ mang thai có nên nội soi dạ dày không? HoiBenh sẽ giải đáp thắc mắc của quý độc giả về vấn đề này ở bài viết dưới đây.

Nội soi dạ dày là gì?

Nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng còn được gọi chung là nội soi dạ dày. Là một phương pháp nội soi sử dụng đầu ống soi mềm có gắn camera để thăm khám bên trong đường tiêu hóa. Các bác sĩ tiêu hóa sẽ dùng phương pháp này để kiểm tra và điều trị những tổn thương thực thể bên trong ống tiêu hóa ở phần thực quản - dạ dày - tá tràng. Từ đó đưa ra những biện pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.

Nội soi dạ dày, bệnh nhân sẽ được gây mê để nội soi. Bác sĩ sẽ tiến hành đưa ống soi mềm vào miệng hoặc mũi để xuống họng bệnh nhân, xuống đến vị trí bác sĩ cần kiểm tra tổn thương. Bằng phương pháp này bác sĩ sẽ giúp bác sĩ được rất nhiều thứ.

  • Nhìn thấy được trực tiếp tổn thương
  • Sinh thiết là xét nghiệm mô bệnh học, hóa mô miễn dịch
  • Tìm H. Pylori
  • Nhuộm màu chẩn đoán: dị sản, loạn sản, ung thư sớm.
  • Chẩn đoán, xác định tìm kiếm vị trí xuất huyết dạ dày, mức độ, nguyên nhân dẫn đến xuất huyết.
  • Cầm máu
  • Nút mạch khi có nghi ngờ giãn tĩnh mạch thực quản
  • Cắt Polyp
  • Điều trị ung thư thực quản, ung thư dạ dày sớm
  • Mở thông dạ dày, điều trị hẹp thực quản
  • Gắp giun, lấy dị vật trong dạ dày
vicare.vn-phu-nu-mang-thai-co-nen-noi-soi-da-day-khong-body-1

Những đối tượng không nên nội soi dạ dày

Một số trường hợp chống chỉ định tuyệt đối không nội soi dạ dày:

  • Bỏng do uống phải acid
  • Thủng dạ dày hoặc thủng ở những vị trí khác trong dạ dày
  • Bệnh nhân đang suy hô hấp
  • Bệnh nhân suy tim, nhồi máu cơ tim mới, đang có tình trạng thiếu máu cơ tim
  • Có túi thoát vị thực quản, có túi phình động mạch lớn ở động mạch chủ
  • Bệnh nhân có vấn đề về tâm thần, chống đối, không phối hợp thực hiện
  • Bệnh nhân vừa ăn no
  • Bệnh nhân đang bị Shock

Một số trường hợp chống chỉ định tương đối

Một số trường hợp chống chỉ định tương đối đối với nội soi dạ dày, bác sĩ sẽ cân nhắc vào từng trường hợp bệnh nhân để thực hiện biện pháp phù hợp.

  • Bệnh nhân có cơn cao huyết áp
  • Bệnh nhân đang có rối loạn nhịp tim
  • Khó thở
  • Viêm thực quản cấp do hóa chất
  • Hạ huyết áp: trường hợp huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 50mmHg.
vicare.vn-phu-nu-mang-thai-co-nen-noi-soi-da-day-khong-body-2
Nội soi dạ dày ở phụ nữ mang thai tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Phụ nữ mang thai có nên nội soi dạ dày không?

Bệnh tiêu hóa khá hay gặp ở phụ nữ mang thai. Có thể là do thời gian mang thai, mẹ bầu thường xuyên mắc stress, ốm nghén thai kỳ khiến việc ăn uống trở nên khó khăn hơn. Dần dần tạo nên những ổ viêm loét trong dạ dày, làm rối loạn hoạt động tiêu hóa ở phụ nữ mang thai.

Nội soi là một phương pháp khá an toàn đối với người có thể trạng tốt. Tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai, can thiệp này có thể khiến mẹ buồn nôn, ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sức khỏe của mẹ.

Một số tác dụng phụ khi nội soi dạ dày ở phụ nữ mang thai:

  • Gây hạ huyết áp
  • Thiếu oxy ở mẹ dẫn đến thiếu oxy ở con
  • Có thể sóng điện từ từ máy soi ảnh hưởng đến bé.
  • Tai biến nặng có thể gây tổn thương thai nhi, nguy cơ sinh non, đẻ thiếu tháng ở trẻ sơ sinh.

Một số báo cáo nghiên cứu đã chỉ ra, phụ nữ nội soi dạ dày nguy cơ sinh non tăng 54%, nguy cơ con nhẹ cân tăng 30%. Các tác giả đã tính ra tuổi thai trung bình khi các mẹ phải nội soi tiêu hóa là 38,5 tuần, ở những mẹ không nội soi tuổi thai trung bình của con là 39,9 tuần. Trọng lượng trung bình tính ở những phụ nữ mang thai có thực hiện nội soi nằm trong khoảng 3479 gam, trong khi những phụ nữ không nội soi, con số này là 3562 gam.

Tuy nhiên bác sĩ sẽ tùy từng trường hợp bệnh nhân, bệnh cảnh để bác sĩ sẽ đưa ra những lựa chọn áp dụng phương pháp nào sẽ an toàn nhất cho cả mẹ và bé.

Khi nào mẹ cần nội soi tiêu hóa

  • Tùy tình trạng bệnh cảnh của mẹ, dựa vào tiền sử và tình trạng hiện tại, bác sĩ sẽ cân nhắc có nội soi dạ dày cho mẹ bầu hay không. Nếu tình trạng đau dạ dày có thể kiểm soát được thì thường bác sĩ sẽ trì hoãn việc nội soi dạ dày vào thời điểm này, sẽ chờ sinh xong. Một số trường hợp khác đặc biệt, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi cho mẹ.
  • Trường hợp thai ở giai đoạn 2, 3 lúc mà thai nhi đã khá lớn, bác sĩ sẽ khuyên mẹ sẽ không nội soi vào thời điểm này.

Không thể khẳng định nội soi tiêu hóa sẽ hoàn toàn ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi. Rất nhiều trường hợp, sau khi nội soi xong không hề ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé, không dẫn đến tình trạng đẻ non. Cân nặng thai nhi tính theo nghiên cứu cũng không quá thấp so với mặt bằng chung. Vì thế, các mẹ hãy yên tâm, nghe theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để có kết quả điều trị tốt nhất.

vicare.vn-phu-nu-mang-thai-co-nen-noi-soi-da-day-khong-body-3
Một số dấu hiệu sau khi nội soi các mẹ bầu cần chú ý

Một số dấu hiệu cần chú ý nguy hiểm sau nội soi dạ dày ở phụ nữ mang thai

Mẹ bộc phát những triệu chứng nguy hiểm sau nội soi như:

  • Đau bụng dữ dội
  • Vỡ màng phổi
  • Được chẩn đoán nguy cơ tiền sản giật

Các mẹ cần báo ngay cho bác sĩ khi có triệu chứng này để bác sĩ kịp thời can thiệp giúp bạn.

Một số cách để hạn chế tình trạng đau dạ dày ở phụ nữ mang thai

  • Chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất, không ăn đồ cay nóng
  • Khi không ăn được nhiều một lần hãy chia nhỏ bữa ăn, ăn lúc không bị nôn.
  • Ăn đúng giờ bữa chính, không bỏ bữa
  • Không sử dụng chất kích thích như đồ uống có cồn, rượu, bia...
  • Mẹ không nên vận động mạnh hay tập thể dục ngay sau ăn. Cũng không nên nằm ngay sau ăn. Hãy ngồi nghỉ tầm 30 phút sau ăn.
  • Giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ để không bị stress bởi công việc và gia đình.
  • Hãy làm ít đi trong thời gian mang bầu, để không bị stress bởi công việc và mệt mỏi.

Nội soi dạ dày là thủ thuật y khoa thường được dùng, mang lại chẩn đoán lâm sàng và điều trị khá tốt. Tuy nhiên, trong trường hợp mang thai, bác sĩ sẽ cân nhắc bệnh cảnh, tình trạng hiện tại, tiền sử để đưa ra hướng giải quyết tốt nhất cho bệnh nhân. Có thể sẽ cân nhắc nội soi cho bà bầu hoặc đổi sang phương hướng giải quyết khác. Chúc các mẹ có một dạ dày khỏe mạnh.

Xem thêm:

  • Nội soi dạ dày bao lâu thì nội soi lại?
  • Vì sao nên nội soi dạ dày qua đường mũi?
  • Nội soi dạ dày đường mũi có nguy hiểm không?