Phụ nữ mang thai có được cạo gió không?

Từ rất lâu đời, cạo gió là phương pháp chữa bệnh dân gian được sử dụng rộng rãi ở nước ta. Cạo gió có thể trị được các chứng đau nhức, buồn nôn, mệt mỏi... cho những người bị trúng gió, cảm mạo. Vậy phụ nữ mang thai có được cạo gió không?

Phụ nữ mang thai có được cạo gió không? Phụ nữ mang thai có được cạo gió không?

Từ rất lâu đời, cạo gió là phương pháp chữa bệnh dân gian được sử dụng rộng rãi ở nước ta. Cạo gió có thể trị được các chứng đau nhức, buồn nôn, mệt mỏi... cho những người bị trúng gió, cảm mạo. Khi cạo gió, người ta dùng một vật cứng, mỏng (ví dụ như đồng tiền, cái muỗng...) xoa với dầu hoặc rượu rồi cạo lên da. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, phương pháp này không thích hợp cho bà bầu vì nó gây nhiều ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Vậy phụ nữ mang thai có được cạo gió không?

Cạo gió theo quan niệm Đông Y là gì?

Theo quan niệm của Đông y, khi con người bị cảm mạo, cảm cúm, trúng gió hoặc gặp phải trời lạnh, khi đó không khí lạnh sẽ thâm nhập vào cơ thể thông qua các lỗ chân lông và đường hô hấp, gây ra chứng đau đầu, sổ mũi, ho hen, kèm theo việc đau nhức các khớp xương và sốt nhẹ. Trường hợp “trúng gió” nặng còn dẫn đến méo miệng, vẹo cổ cấp, thậm chí là đột quỵ, tai biến mạch máu não...

Thực tế, tỉ lệ “trúng gió” nhiều nhất thường tập trung ở lứa tuổi trung niên và người già. Tuy nhiên, thanh thiếu niên cũng không nên chủ quan, đặc biệt là những người có thể trạng yếu, ít vận động, phụ nữ mang thai, những người có tiền sử hạ đường huyết, cao huyết áp, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch... là những đối tượng có tần suất “trúng gió” cao hơn so với người khỏe mạnh bình thường.

Do đó, kinh nghiệm dân gian thường dùng phương pháp cạo gió (cạo dọc hai bên cổ gáy, cạo từ cổ dọc xuống vai, cạo kín vai, cạp dọc hai bên cột sống rồi tỏa ra hai bên sườn, cạp kín hết lưng...) nhằm mục đích “đẩy gió” ra ngoài.

Phụ nữ mang thai có được cạo gió không?

vicare.vn-phu-nu-mang-thai-co-duoc-cao-gio-khong-body-1
Tuyệt đối không được cạo gió cho bà bầu

Theo ThS. BS. Đặng Lê Dung Hạnh - Trưởng khoa Khám bệnh theo yêu cầu Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương cho biết: phương pháp cạo gió có tác dụng làm nóng cơ thể, kích thích các huyệt đạo. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai, tuyệt đối không nên cạo gió vì khi kích thích quá mạnh sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Trên thực tế, khi thực hiện cạo gió, người ta thường cạo ở vùng lưng, vai, sau cổ... Đặc biệt ở lưng là vùng dễ ảnh hưởng tới bụng nhất, gây ra những tác động tiêu cực tới thai nhi. Trong một vài trường hợp ngoài ý muốn, cạo gió cho bà bầu sẽ gây động thai, sinh non rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Cách giảm đau nhức cho bà bầu thay thế cho cạo gió

vicare.vn-phu-nu-mang-thai-co-duoc-cao-gio-khong-body-2
Các chị em nên chọn việc làm nóng và kích thích cơ thể bằng cách xoa dầu và massage nhẹ nhàng các vùng bị nhức mỏi

Bác sĩ Hạnh khuyến cáo, thay vì cạo gió cho bà bầu, các chị em nên chọn việc làm nóng và kích thích cơ thể bằng cách xoa dầu và massage nhẹ nhàng các vùng bị nhức mỏi. Vì khi dùng lực quá mạnh để cạo ra gió sẽ khiến các mạch máu bị vỡ và gây xuất huyết dưới da, không tốt cho sự phát triển của em bé trong bụng. Mẹ bầu có thể sử dụng các loại cao dán Salonpas cho tác dụng tại chỗ, đau ở đâu thì dán dán đó, không gây ảnh hưởng gì đến em bé. Tuy nhiên, để an toàn hơn, chị em nên tránh dán Salonpas lên vùng bụng, nên dán ở vai và lưng, nhưng không dán trong thời gian dài, chỉ sử dụng trong khoảng 1- 2 ngày.

Sử dụng các tinh dầu đã được chế biến sẵn, tùy theo mục đích sử dụng và hương thơm khác nhau hoặc sử dụng dầu gió để massage nhẹ nhàng lên vùng bị đau nhức, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, giảm đau mỏi.

Thay vì dùng các vật cứng để cạo gió như phương pháp truyền thống, bà bầu có thể dùng gừng tươi giã nhỏ, đem ngâm với rượu trong khoảng 2 giờ rồi xoa dung dịch rượu gừng lên cơ thể. Phương pháp rất an toàn và lành tính cho mẹ và em bé trong bụng, tác dụng làm nóng các vị trí đau nhức, giải trừ phong hàn giúp mẹ giảm đau hiệu quả.

Trong trường hợp bị cảm nặng, chị em cần đến các cơ sở y tế để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Tóm lại, cạo gió thực sự hữu hiệu trong những trường hợp cảm mạo do thời tiết, nhiễm lạnh, nhức mỏi chân tay do làm việc quá độ. Tuy nhiên, không nên cạo gió cho bà bầu và những người có cơ thể suy nhược vì một bệnh lý nào đó.

Xem thêm:

  • Ngủ dậy không nâng được tay lên, có phải bị trúng gió?
  • Cách trị cảm cúm cho bà bầu bằng phương pháp dân gian
  • Bà bầu bị cảm - nỗi ám ảnh trong lúc giao mùa