Phụ nữ mang thai có cần kiêng ăn măng không?

Măng là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt trong măng tươi chứa 91% nước và các loại chất xơ, protein, vitamin, khoáng chất. Măng xuất hiện thường xuyên trong các bữa ăn của gia đình Việt. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai có nên ăn măng không là câu hỏi của nhiều chị em.

Phụ nữ mang thai có cần kiêng ăn măng không? Phụ nữ mang thai có cần kiêng ăn măng không?

Măng là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt trong măng tươi chứa 91% nước và các loại chất xơ, protein, vitamin, khoáng chất. Măng xuất hiện thường xuyên trong các bữa ăn của gia đình Việt. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai có nên ăn măng không là câu hỏi của nhiều chị em bởi khi mang thai thì chế độ dinh dưỡng chiếm vai trò rất lớn đối với sự phát triển toàn vẹn của thai nhi. Hãy cùng HoiBenh giải đáp vấn đề này nhé!

1. Thành phần các chất dinh dưỡng có trong măng

Chất xơ

So với các loại rau khác, tỷ lệ chất xơ trong măng cao, chiếm tới 2,56% (trong khi đó thành phần chất xơ của các loại rau mầm là 1,27%, của dưa chuột là 0,61% và bắp cải xanh là 1,58%). Do đó lượng chất xơ dồi dào có trong măng giúp giảm nguy cơ gây ung thư, đặc biệt là ung thư ở hệ tiêu hóa. Đặc biệt, lượng chất xơ đó khi phụ nữ mang thai ăn măng làm giảm triệu chứng co cơ, chuột rút.

Chất chống oxy hóa

Lượng phytosterol có trong măng hoạt động giống như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, nó có tác dụng lớn giảm viêm nhiễm và cải thiện đáng kể sức khỏe của các tế bào trong cơ thể.

vicare.vn-phu-nu-mang-thai-co-can-kieng-an-mang-khong-body-1

Ít chất béo và đường

Chất béo và đường có trong măng rất ít hầu như không đáng kể. Như vậy, bạn hoàn toàn yên tâm về vấn đề cân nặng hoặc nguy cơ tiểu đường khi ăn măng.

Các loại chất dinh dưỡng khác

Ngoài 91% là nước, lượng protein, vitamin và khoáng chất chứa trong măng khá cao. Đặc biệt, 100 gram măng chứa khoảng 533 mg kali có tác dụng giảm nguy cơ gây đột quỵ

2. Phụ nữ mang thai có cần kiêng măng hay không?

Câu trả lời là: Có.

Mặc dù trong măng có nhiều chất dinh dưỡng như vậy nhưng các chuyên gia dinh dưỡng cho biết trong măng có chứa nhiều độc tố nhất là glucozit, đây là thành phần chính để sản sinh ra acid xyanhydric. Khi glucozit vào dạ dày các loại men tiêu hóa, chất chua trong dạ dày phân hủy và sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn. Do đó gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai.

Bên cạnh đó, theo Cục an toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế), cứ 100g măng tươi chưa luộc có 32-38 mg HCN và 2,7g HCN với măng đã luộc kỹ, 2,2g HCN đối với măng ngâm chua. Với liều lượng 50-60 mg HCN sẽ gây các triệu chứng khó thở, co giật, mất nhận thức, thậm chí dẫn đến chết người.

Đối với phụ nữ mang thai, việc bổ sung sắt thường xuyên cho cơ thể để hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi là rất cần thiết. Tuy nhiên, nếu phụ nữ mang thai ăn măng có nguy cơ thiếu sắt cao bởi măng chứa chất hạn chế hình thành máu. Thêm nữa, loại độc tố cyanide có rất nhiều trong măng tươi làm vô hiệu hóa enzym sắt

Trong 3 tháng đầu mang thai thường bị ốm nghén nên ăn nhiều măng sẽ bị đầy bụng, khó tiêu, gây khó chịu. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi thì nên hạn chế ăn măng tươi.

vicare.vn-phu-nu-mang-thai-co-can-kieng-an-mang-khong-body-2

3. Những lưu ý khi phụ nữ mang thai ăn măng

  • Mua măng tươi về nhà tự chế biến để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Hàm lượng độc tố có trong măng tươi rất cao nên khi chế biến rửa măng, ngâm măng nhiều lần. Sau đó cần luộc kĩ, bỏ nước 3-4 lần trước khi ăn
  • Khi luộc măng, chú ý là phải mở nắp để độc tố bay đi
  • Không ăn măng sống, không uống nước sau khi luộc măng, không ăn nộm măng
  • Không ăn măng thường xuyên, mỗi lần chỉ ăn 1 lượng măng khoảng 100-200g
  • Xử lý đúng cách khi bị ngộ độc măng

Biểu hiện

  • Sau khi ăn măng có hiện tượng lo lắng, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, rối loại ý thức
  • Co giật, suy hô hấp. Nặng hơn nữa sau khi ăn măng bị ngừng thở, tim đập nhanh

Xử lý ngộ độc

  • Giúp nạn nhân nôn hết măng đã ăn, cho uống nhiều nước sau đó móc họng
  • Nếu nạn nhân đã ngừng thở vâng làm hô hấp nhân tạo kịp thời, đưa đến cơ sở y tế gần nhất

Khi nạn nhân bị ngộ độc do ăn phải măng tươi cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị.

Xem thêm:

  • Mẹ bầu nên kiêng ăn gì khi mang thai?
  • Phụ nữ có nên kiêng ăn dứa khi mang thai?
  • Mang thai ba tháng đầu bị tiểu đường phải ăn kiêng sao cho đúng?