Phụ nữ mang bầu mắc sốt xuất huyết liệu có phải phá thai?

Nhiều người lo lắng mang bầu bị mắc sốt xuất huyết sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, có thể gây dị tật bẩm sinh, phải bỏ thai. Vậy, phụ nữ mang bầu mắc sốt xuất huyết liệu có phải phá thai không? Cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Phụ nữ mang bầu mắc sốt xuất huyết liệu có phải phá thai? Phụ nữ mang bầu mắc sốt xuất huyết liệu có phải phá thai?

Phụ nữ mang bầu mắc sốt xuất huyết liệu có phải phá thai?

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus dengue gây ra, trung gian truyền bệnh là muỗi aedes aegypti (hay còn gọi là muỗi vằn). Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh có thể bị tràn dịch màng phổi, đây là một trong những biểu hiện của tình trạng thoát huyết tương.

Do tính chất gây bệnh của virus gây sốt xuất huyết, những thành phần huyết tương thoát ra lòng mạch máu tích dịch trong khoang màng phổi. Sau khi bệnh hồi phục thì dịch trong màng phổi có thể hấp thu và có thể không để lại di chứng gì.

Phụ nữ mang bầu bị sốt xuất huyết nguy hiểm hơn bình thường rất nhiều vì virus dengue sẽ tác động vào cơ quan tạo máu của người mẹ và thai nhi gây rối loạn đông máu, tiêu biểu nhất là làm giảm số lượng tiểu cầu. Lượng tiểu cầu giảm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đông máu, có thể gây chảy máu kéo dài rất nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và thai nhi. Cơn sốt của bệnh sốt xuất huyết cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến thai, nếu nhiệt độ cơ thể người mẹ trên 38,5 độ trở lên trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến em bé.

Phụ nữ mang bầu bị sốt xuất huyết nếu được chăm sóc và điều trị tốt thì có thể vượt qua được, không nhất thiết phải bỏ thai. Có nhiều phương án để khống chế kiểm soát thân nhiệt như chườm đá, dùng thuốc hạ sốt cho phụ nữ mang thai, nới lỏng quần áo...

vicare.vn-phu-nu-mang-bau-mac-sot-xuat-huyet-lieu-co-phai-pha-thai-body-1
Phụ nữ mang bầu bị sốt xuất huyết nếu được chăm sóc và điều trị tốt thì có thể vượt qua được

Sản phụ khi bị mắc sốt xuất huyết cần phải làm gì?

Khi thấy các dấu hiệu của sốt xuất huyết như ho sốt hay viêm đường hô hấp, rất có thể sản phụ đã sốt xuất huyết. Trong trường hợp này, các mẹ cần bình tĩnh, đến gặp bác sĩ để đưa ra phương pháp chữa bệnh phù hợp tránh ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.

Nếu thai phụ trong giai đoạn đầu sốt xuất huyết, bác sĩ sẽ hướng dẫn theo dõi và uống oresol, uống thuốc hạ sốt cho bà bầu, bù nước đường uống hoặc truyền các dung dịch đẳng trương như Ringers lactate hoặc Natri clorua 0,9% nếu có chỉ định... Nếu thai phụ ở ngày thứ 4, thứ 5 của bệnh, xuất hiện các hiện tượng xuất huyết, tiểu cầu giảm hay tổn thương chức năng gan, thận, chân tay lạnh, mạch nhanh, huyết áp tụt... thì cần nhập viện chăm sóc và điều trị.

Thời điểm này, thai phụ sẽ được truyền dịch để giảm cô đặc máu, theo dõi truyền khối tiểu cầu nếu có chỉ định từ bác sĩ, được bồi phụ nước và điện giải, đo mạch, huyết áp cùng sự chăm sóc của các nhân viên y tế tại bệnh viện.

Song song với quá trình điều trị, các thai phụ cần chú ý:

  • Hạn chế tiếp xúc với nước lạnh và tránh đi gió cũng như sự lây nhiễm lan rộng.
  • Thực hiện chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung các vi chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng theo chỉ dẫn bác sĩ.
  • Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc nếu không có sự đồng ý của bác sĩ bởi điều ấy khiến bệnh nặng thêm, đồng thời ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ, hầu hết chị em xuất hiện tình trạng ốm nghén, chán ăn. Khi bị sốt xuất huyết, tình trạng này càng nghiêm trọng. Vì thế, nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn, ăn thức ăn lỏng như cháo, súp, sữa để giảm tình trạng nôn nghén. Không nên ăn các thức ăn chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, không ăn thức ăn chiên đi chiên lại nhiều lần... Tăng cường uống nước, bổ sung trái cây, nước hoa quả... cho cơ thể có sức đề kháng, nhanh khỏi bệnh.
vicare.vn-phu-nu-mang-bau-mac-sot-xuat-huyet-lieu-co-phai-pha-thai-body-2
Ăn thức ăn lỏng như cháo, súp, sữa để giảm tình trạng nôn nghén

Cách phòng bệnh sốt xuất huyết cho phụ nữ mang bầu:

Cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết tốt và hiệu quả nhất cho phụ nữ mang bầu hay bất cứ ai chính là sự chủ động vào cuộc của người dân, cộng đồng trong việc diệt muỗi, loăng quăng, bọ gậy và phòng chống muỗi đốt. Cụ thể:

Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:

  • Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước như bể nước, giếng nước... để muỗi không vào đẻ trứng.
  • Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy.
  • Thay rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ hàng tuần.
  • Không để bất cứ dụng cụ nào có tồn đọng nước quanh nhà. Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh sành vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá... Dọn vệ sinh môi trường sạch sẽ, thoáng mát, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

Phòng chống muỗi đốt:

  • Mặc quần áo dài tay.
  • Ngủ trong màn kể cả ban ngày.
  • Dùng bình xịt diệt muỗi, vợt điện diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi ...
  • Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
  • Cho người bệnh bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh để muỗi đốt lây lan bệnh cho người khác.

Tích cực phối hợp với ngành y tế, chính quyền trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Xem thêm:

  • Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết
  • Cảnh giác với bệnh sốt xuất huyết vào mùa hè
  • Chế độ ăn uống cho người bệnh sốt xuất huyết