Phụ nữ bị đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối, phải làm sao?

Phụ nữ khi mang thai thường bị đau dạ dày do lo lắng, thói quen ăn uống thay đổi. Đặc biệt, đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối phải làm gì để không ảnh hưởng tới thai nhi được nhiều mẹ bầu quan tâm.

Phụ nữ bị đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối, phải làm sao? Phụ nữ bị đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối, phải làm sao?

Phụ nữ khi mang thai phải đối mặt với nhiều thay đổi của cơ thể, tâm lý, sinh lý và nội tiết. Trong đó, tâm lý lo nghĩ, căng thẳng kết hợp với nghén khiến chế độ ăn uống thất thường gây ra đau dạ dày. Đặc biệt, đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối phải làm như thế nào để không ảnh hưởng tới thai nhi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm.

Nguyên nhân khiến phụ nữ đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối

  • Phụ nữ mang thai có người bị ốm nghén, suy nghĩ nhiều, căng thẳng dẫn tới đau dạ dày nặng hơn. Mang thai bị đau dạ dày không tốt cho mẹ bầu và thai nhi.
  • Thai nhi vào 3 tháng cuối phát triển đẩy cổ tử cung cao lên khiến vị trí dạ dày thay đổi. Thức ăn xuống dạ dày bị ứ đọng, khó tiêu làm ảnh hưởng tới niêm mạc.

Tuyệt đối không được dùng thuốc

vicare.vn-phu-nu-bi-dau-da-day-khi-mang-thai-3-thang-cuoi-phai-lam-sao-body-1

Các bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai 3 tháng cuối hay giai đoạn nào cũng đều không nên dùng thuốc. Bởi thuốc từ máu của mẹ thấm qua nhau thai vào máu làm ảnh hưởng thai nhi.

Trong 3 tháng đầu, thai nhi hình thành các cơ quan như tim, thần kinh trung ương, tay, chân,... Nếu dùng thuốc sẽ gây dị tật, quái thai. Trong 3 tháng giữa, thai nhi ít nhạy cảm với thuốc nhưng các bộ phận như hệ thần kinh, sinh dục bên ngoài vẫn tiếp tục biệt hóa nên nếu dùng thuốc vẫn làm hại tới các bộ phận này.

3 tháng cuối, thai nhi đã có đầy đủ các bộ phận nhưng chưa hoàn thiện. Chẳng hạn, gan chưa làm tốt vai trò chuyển hóa, thận chưa làm tốt chức năng đào thải. Giai đoạn này thuốc vẫn ảnh hưởng tới thai nhi và cả mẹ bầu.

Các bác sĩ khuyên, bà bầu mang thai và cho con bú nên giữ sức khỏe tốt để không cần dùng thuốc. Trường hợp bắt buộc dùng thuốc thì phải có ý kiến và chỉ định của bác sĩ.

Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối, phải làm sao?

vicare.vn-phu-nu-bi-dau-da-day-khi-mang-thai-3-thang-cuoi-phai-lam-sao-body-2

Bà bầu nên giữ sức khỏe cho tốt bằng cách áp dụng chế độ sinh hoạt và bài thuốc từ thiên nhiên như sau:

  • Chế độ ăn đúng cách: Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ. Ăn 1 bữa quá no sẽ làm dạ dày căng và khiến tình trạng viêm dạ dày trầm trọng hơn. Nên ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa và đủ dinh dưỡng. Không nên ăn gia vị cay, nóng, đồ uống có cồn, caffein, chocolate,... vì chúng là dạ dày tăng tiết dịch axit gây các cơn co thắt trong dạ dày.
  • Ăn xong cần nghỉ ngơi: Nếu có tập luyện hay vận động thì cần thực hiện sau bữa ăn 2-3 giờ. Như vậy, thức ăn mới được chuyển hóa, tránh trào ngược thực quản.
  • Tránh căng thẳng, stress. Nên nghỉ ngơi, vận động, hít thở sâu để tránh hiện tượng thừa axit trong dạ dày.

Về bài thuốc từ thiên nhiên, mẹ bầu đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối có thể dùng một trong các bài thuốc sau:

  • Uống bột nghệ vàng được trộn với mật ong. Nghệ vàng chống viêm loét dạ dày, giảm tiết dịch vụ, lành vết loét. Còn mật ong làm êm dịu, tránh kích ứng dạ dày.
  • Uống nha đam mỗi ngày. Lấy 10g lá tươi, chỉ sử dụng lớp nhựa trong. Sau đó đem đun sôi rồi uống. Nhựa lô hội có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng,... và ức chế tiết pepsin cùng axit hydrochloric - tác nhân gây viêm loét dạ dày.
  • Phơi khô quả chuối sứ xanh ở nhiệt độ thấp. Sau đó tán thành bột. Mỗi lần ăn cho vào khẩu phần 1 muỗng bột chuối để tránh viêm loét dạ dày.

Như vậy, với những thông tin trên, hy vọng bà bầu đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối biết làm gì để có quá trình mang thai khỏe mạnh và vui tươi.

Xem thêm:

  • Mẹ bầu bị đau dạ dày khi mang thai cần lưu ý gì?
  • Cách khắc phục đối với chứng đau dạ dày khi mang thai