Phụ huynh đã biết gì về giấc ngủ của trẻ
Giấc ngủ giúp trẻ thư giãn và lấy lại năng lượng trí não cho một ngày mới. Vậy phụ huynh đã biết những gì về giấc ngủ của trẻ. Hãy xem bài viết dưới đây.
Phụ huynh đã biết gì về giấc ngủ của trẻ
Giấc ngủ là một phần không thể thiếu đối với cơ thể. Thiếu ngủ ở người lớn sẽ rất dễ dẫn đến những vấn đề tinh thần, đồng thời cũng là triệu chứng phản ánh nhiều bệnh tật có thể mắc phải. Đối với trẻ em thì giấc ngủ lại quan trọng hơn nhiều bởi ở lứa tuổi này các cơ quan của cơ thể chưa phát triển toàn diện nếu giấc ngủ không được đảm bảo sẽ ảnh hưởng lớn đến tương lai sau này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về giấc ngủ của trẻ mà bố mẹ cần quan tâm đến.
1. Tại sao bé thức giấc lúc nửa đêm
Theo Jodi Mindell tác giả của bài báo Ngủ qua đêm: Làm sao để bố mẹ cùng trẻ nhỏ có được giấc ngủ tốt.“Thức giấc nửa đêm là một phần thông thường của vòng tuần hoàn giấc ngủ, tuy nhiên làm sao để quay trở lại giấc ngủ mà không cần sự hỗ trợ nào thì mới là một giấc ngủ hoàn thiện.” Các trẻ từ 3 đến 6 tuổi có số lượng cơn ác mộng trong khi ngủ cao nhất. Những hình tượng ma quỷ, phù thủy, quái vật thường gây ám ảnh cho trẻ trong giấc ngủ khiến bé gặp ác mộng và thức giấc bất chợt, do vậy bé thường sợ hãi cảm không thể đi ngủ lại sau đó. Giải pháp là bố mẹ nên bỏ thói quen hù dọa trẻ về ma quỷ hay phù thủy. Nên nằm cùng bé một lúc cho đến khi bé ngủ sâu sau khi bé bị tỉnh giấc nửa đêm.
2. Dấu hiệu trẻ nhỏ buồn ngủ
Có những dấu hiệu của trẻ vài tháng tuổi vào ban ngày khi trẻ cần ngủ mà bố mẹ nên chú ý như rụi mắt, ngáp, hoạt động chậm chạp hơn, hay khóc rối lên, mất đi sự quan tâm đến mọi người. Bạn có biết nếu bạn bỏ qua dấu hiệu của thời gian đi ngủ tự nhiên này, cơ thể bé sẽ không sản xuất được melatonin, hooc-môn liên quan tới giấc ngủ sinh học. Thêm vào đó, tuyến thượng thận sẽ gửi rất nhiều cortisol đi, một hooc-môn liên quan đến stress, điều này khiến trẻ bị kích động quá mức, khiến bạn trở nên khó khăn hơn trong việc dỗ trẻ.
3. Trẻ cần ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày?
Trẻ em thường yêu cầu giấc ngủ nhiều hơn người lớn. Thông thường từ 3 đến 5 tuổi trẻ cần ngủ 11-13 tiếng mỗi ngày bao gồm cả giấc ngủ trưa. Với trẻ từ 6 đến 13 tuổi, trẻ cần 9-11 tiếng mỗi ngày. Các bé từ 11-19 tuổi cần ngủ đủ 8-10 tiếng. Do vậy, phụ huynh nên tính toán thời gian lên giường cũng như thức dậy của trẻ hợp lý để trẻ đảm bảo số giờ ngủ mỗi ngày.
4. Giấc ngủ trưa bao lâu là đủ?
Vậy bạn muốn biết giấc ngủ trưa của trẻ bao lâu là đủ không? Thực tế, thời gian ngủ trưa của trẻ sẽ phụ thuộc vào khoảng thời gian bé ngủ buổi tối như thế nào. Hầu hết trẻ em không ngủ trưa cho đến khi đủ 5 tuổi. Nếu trẻ lớn hơn độ tuổi này muốn ngủ trưa thì giải pháp để trẻ không ngủ quá nhiều vào buổi tối. Ở độ tuổi teen, trẻ ngủ nhiều đến chiều thì đây là dấu hiệu chứng tỏ buổi tối trẻ không ngủ đủ giấc. Giấc ngủ trưa chỉ kéo dài từ 30 phút đến 1 tiếng là đủ với trẻ.
5. Mình đi ngủ khi nào bé đi ngủ khi đó
Trẻ rất khó để lên giường đi ngủ, vậy thì bố mẹ cần tạo thói quen cho trẻ đi ngủ đúng giờ hàng ngày thậm chí cuối tuần. Có thể tạo ra một số hoạt động nhẹ nhàng cho trẻ trước khi đi ngủ như đọc chuyện cổ tích, tạo không gian phòng ngủ yên tĩnh, thoải mái, đủ độ tối.
Nếu gặp khó khăn để bé chợp mắt hãy để trẻ nằm trên giường mà không cần đọc, chơi game hay làm hoạt động gì cả để bé tự đi vào giấc ngủ.
6. Phương pháp “fathering down”
“Fathering down” là một phương pháp mà người cha sẽ đặt bé vào ngực mình, rồi để cằm của cha chạm vào đầu bé, sau đó hát, tạo âm thanh “sh” sẽ khiến bé dễ dàng đi ngủ hơn, bởi chất giọng của cha trầm và ấm hơn của mẹ nên đưa bé vào giấc ngủ nhanh hơn.
7. Dấu hiệu bé bị rối loạn giấc ngủ?
Các dấu hiệu bậc phụ huynh nên lưu ý như ngáp, có nhịp ngưng thở hoặc ngủ thường xuyên gặp ác mộng, tỉnh giấc. Mộng du, ác mộng, đái dầm cũng là một trong những dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ. Bạn nên xin ý kiến tư vấn từ bác sĩ và cho trẻ đi khám nếu tình trạng diễn ra thường xuyên.
8. Có phải bé bị tăng động giảm chú ý hay do thiếu ngủ?
Có rất nhiều trường hợp trẻ bị tăng động giảm chú ý nên thường xuyên khó đi vào giấc ngủ và không ngủ đủ mà bố mẹ không phát hiện ra. Bạn nên nhớ nếu trẻ bị bệnh này cần ngủ đủ giấc để cải thiện sự tập trung cho trẻ vào học tập, đồng thời giảm thời gian trẻ tăng động.
9. Bố mẹ không nên để trẻ ngủ mọi nơi, mọi lúc
Bạn thường xuyên để trẻ ngủ ở xe đẩy, trong ô tô, trên một chiếc bàn hay ghế điều này không cung cấp giấc ngủ thực sự cho trẻ. Theo West “Tư thế ngủ của trẻ khiến cho não chỉ trong một giấc ngủ lơ mơ, trẻ sẽ không thực sự đi vào giấc ngủ sâu và thoải mái hoàn toàn.” Bố mẹ nên cho trẻ đi ngủ tại nơi bé thường ngủ, không cho trẻ ngủ quá sâu ở nơi lạ, không phải nhà trẻ.
10. Làm sao cho bé quay trở lại giấc ngủ
Bé rất khó để trở lại giấc ngủ khi bị thức giấc, hay bị tỉnh giấc do ồn ào, tiếng động từ bên ngoài. Lúc này bạn nên vỗ về và đảm bảo môi trường yên tĩnh cho trẻ, đặt gối cạnh người trẻ để trẻ có cảm giác an toàn và không sợ hãi, bạn có thể nằm cùng trẻ một khoảng thời gian cho tới khi trẻ đi vào giấc ngủ sâu.
Nguồn tham khảo www.webmd.com