Phụ huynh cần lưu ý gì khi trẻ trẻ bị tiêu chảy do rotavirus?

Trẻ bị tiêu chảy do Rotavirus có tỷ lệ tử vong cao hơn so với tiêu chảy do nguyên nhân khác. Tiêu chảy do Rotavirus thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, tuy nhiên biểu hiện bệnh lại không rõ ràng nên cha mẹ dễ nhầm lẫn với những bệnh khác. Dưới đây sẽ là những điều mà phụ huynh cần lưu ý khi trẻ bị tiêu chảy do Rotavirus.

Phụ huynh cần lưu ý gì khi trẻ trẻ bị tiêu chảy do rotavirus? Phụ huynh cần lưu ý gì khi trẻ trẻ bị tiêu chảy do rotavirus?

Rotavirus là nguyên nhân gây nên tình trạng tiêu chảy nặng ở trẻ nhỏ.

Bệnh tiêu chảy do rotavirus là bệnh gì?

Rotavirus là một loại virus gây nên tình trạng viêm dạ dày ruột. Người bệnh bị nhiễm Rotavirus có thể sẽ tự khỏi sau khoảng 8 - 10 ngày phát bệnh. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như mất nước, mất chất điện giải và có thể dẫn đến tử vong.

Đa số những trẻ dưới 5 tuổi sẽ có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao hơn so với những trẻ khác. Rotavirus cũng tương tự như các loại virus gây viêm ruột khác, thường gây tổn thương ở các tế bào nhung mao ruột non. Do các tế bào này có vai trò đặc biệt trong tiêu hóa các chất carbohydrate, hấp thu nước, điện giải ở ruột non, vì vậy nhiễm Rotavirus gây rối loạn hấp thu carbohydrate và gây mất nước nghiêm trọng. Trẻ sẽ bị tiêu chảy liên tục và tăng nhu động ruột, tình trạng bệnh sẽ ngày càng xấu đi nếu cha mẹ không chữa trị kịp thời. Virus bắt đầu hiện diện nhiều trong phân từ trước khi các triệu chứng xuất hiện và tồn tại trong cơ thể khoảng 10 ngày sau phát bệnh.

vicare.vn-phu-huynh-can-luu-y-gi-khi-tre-tre-bi-tieu-chay-do-rotavirus-body-1

Triệu chứng của bệnh

Sau 1 - 4 ngày bị lây nhiễm virus, trẻ có các biểu hiện như:

  • Nôn ói rất nhiều vào những ngày đầu và giảm bớt khi bắt đầu bị tiêu chảy. Hiện tượng nôn trớ đến rất bất ngờ, bé đang chơi, ăn uống bình thường nhưng chỉ khoảng nửa ngày đã có thể có triệu chứng này, cứ ăn cái gì là sẽ nôn ra cái đó.
  • Phân lỏng toàn nước, có màu xanh, có thể có đờm, nhớt nhưng không có máu. Tiêu chảy kéo dài từ 4 - 8 ngày sau đó giảm dần.
  • Ngoài ra, trẻ có thể ho, sốt và ngủ ly bì, nhưng sau khoảng 3 - 7 ngày là khỏi.

Nguyên nhân gây ra tiêu chảy cấp do virus Rota là gì?

Virus Rota theo phân ra môi trường bên ngoài. Khi trẻ không rửa tay sạch trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh và tiếp xúc với trẻ khác, virus sẽ nhiễm vào trẻ đó qua đường miệng (khi trẻ ngậm tay hoặc ngậm các đồ vật). Các bảo mẫu hoặc người chăm sóc bé cũng có thể lan truyền virus nếu không rửa tay sạch sau khi thay tã.

Virus Rota có thể sống vài ngày trên các bề mặt cứng và khô ráo và vài tiếng đồng hồ trên tay người. Bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota có khả năng lây nhiễm cao.

Hơn nữa, trẻ bị tiêu chảy cấp do virus Rota ở các nước đang và kém phát triển lại có nguy cơ tử vong cao hơn do khó khăn về cơ sở vật chất và hỗ trợ y tế.

Phụ huynh cần lưu ý khi trẻ trẻ bị tiêu chảy do Rotavirus

Điều quan trọng nhất khi trẻ bị tiêu chảy là bù nước, bù điện giải. Vì vậy bạn nên cho trẻ uống nhiều nước. Đặc biệt là bằng nước oresol và uống men vi sinh chứa các thành phần Probiotic và Prebiotic. Nên pha theo quy định, không pha loãng hay đặc quá vì nếu không sẽ càng gây rối loạn nước và điện giải, tình trạng tiêu chảy càng nặng hơn, trẻ có thể tử vong. Nếu trẻ bị nôn thì nên dừng lại một lúc sau đó tiếp tục cho trẻ uống với tốc độ chậm hơn. Cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng.

vicare.vn-phu-huynh-can-luu-y-gi-khi-tre-tre-bi-tieu-chay-do-rotavirus-body-2

Cha mẹ cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ. Cần đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, vẫn cho trẻ bú bình thường, ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như cháo loãng, chuối tiêu, uống sữa... và chia chúng thành nhiều bữa nhỏ. Nên cho trẻ dùng sữa loại không có lactose để tránh bị tiêu chảy.

Bên cạnh đó, bạn không nên cho trẻ ăn cháo quá mặn, nước hoa quả pha đường, các loại coca, soda và các loại nước có ga sẽ khiến bệnh của trẻ nghiêm trọng hơn.

Đặc biệt, không cho trẻ ăn các loại thực phẩm có nhiều chất tanin như: nhọ nồi, quả ổi và lá ổi, quả hồng xiêm xanh... Chất tanin tuy có tác dụng làm săn màng ruột, giúp ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy. Tuy nhiên, cách điều trị này không hề tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Bệnh chỉ đỡ ngay lúc đó còn các virus, vi khuẩn, nấm... sẽ vẫn cư trú trong đường ruột của trẻ làm cho bệnh càng thêm kéo dài, thậm chí nặng hơn.

Khi bé bị tiêu chảy do Rotavirus, cha mẹ tuyệt đối không được cho trẻ uống thuốc kháng sinh. Bệnh không những không khỏi mà còn làm cho trẻ có nguy cơ bị rối loạn vi khuẩn đường tiêu hóa do tác dụng phụ của thuốc, khiến cho tình trạng tiêu chảy kéo dài.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyến cáo, cha mẹ không nên cho trẻ uống các loại thuốc trị tiêu chảy, vì chúng không có tác dụng tiêu diệu virus mà còn làm liệt ruột khiến phân không được thải ra ngoài. khiến phân bị ứ đọng lại trong ruột gây chướng bụng, thủng ruột, tắc ruột, thậm chí dẫn đến tử vong.

Nếu trẻ bị tiêu chảy, nôn trớ nhưng vẫn ăn uống bình thường thì cha mẹ không cần phải cho trẻ truyền dịch. Trong trường hợp trẻ bị đi ngoài, nôn nhiều, mệt mỏi, kém ăn, quấy khóc, nằm li bì, mắt trũng, da nhăn nheo,... thì đây chính là những dấu hiệu cho thấy trẻ bị mất nước nghiêm trọng, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được truyền dịch kịp thời.

Vì vậy để phòng bệnh tốt nhất nên đưa trẻ đi tiêm phòng vắc-xin ngừa Rotavirus. Nên tập cho trẻ thói quen giữ vệ sinh tay chân sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ để trẻ có sức đề kháng chống chọi với bệnh tật.

Phương Hoa