Phòng và điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ

Tiêu chảy là loại bệnh diễn ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Hầu hết các bé đều sẽ bị bệnh tiêu chảy cấp ít nhất một lần. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây mất nước, suy dinh dưỡng thậm chí là tử vong ở trẻ. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần có kiến thức trong việc phòng và điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ.

Phòng và điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ Phòng và điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ

Tiêu chảy là loại bệnh diễn ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Hầu hết các bé đều sẽ bị bệnh tiêu chảy cấp ít nhất một lần. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây mất nước, suy dinh dưỡng thậm chí là tử vong ở trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần có kiến thức trong việc phòng và điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ.

Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ là gì?

Tiêu chảy cấp ở trẻ là triệu chứng khi trẻ bị đi ngoài liên tục với đặc điểm phân lỏng, nhiều nước, mùi chua, nhầy nhầy, trường hợp bị kiết lỵ phân sẽ có nước lẫn máu.

Ngoài ra khi trẻ bị tiêu chảy cấp sẽ kèm theo một số triệu chứng khác như:

- Buồn nôn và nôn: Do Rota hoặc do tụ cầu khiến bị hay bị nôn, trớ. Nếu nôn và đi ngoài liên tục sẽ khiến cho cơ thể của trẻ bị mất nước, H+ và clo.

- Ăn kém: Triệu chứng này thường xuất hiện sớm khi trẻ bị tiêu chảy nhiều ngày. Trẻ sẽ có biểu hiện chán ăn và chỉ thích uống nước.

- Cơ thể mệt mỏi: Trẻ sẽ có biểu hiện hai mắt lờ đờ, người vật vã, hay quấy khóc. Sau khi đi ngoài về sẽ mệt lả, nằm ngủ li bì nếu mất quá nhiều nước hoặc sốt cao do giảm khối lượng tuần hoàn.

- Miệng và lưỡi: Rửa sạch tay và để khô sau đó thử cho trực tiếp vào miệng và lưỡi trẻ, khi rút ra mà khô thì tức là trẻ đang bị mất nước.

- Thóp trước: Ở trẻ khi bị tiêu chảy cấp thường thóp trước sẽ lõm hơn so với bình thường.

- Chân tay : Khi bị tiêu chảy cấp, bạn chân bà tay của trẻ sẽ thường bị lạnh, ẩm ướt, móng tay chuyển thành màu tím hoặc da bị nổi vân tím.

- Mạch đập: Khi trẻ bị tiêu chảy cấp mạch sẽ đập rất nhanh và yếu, hơi thở cũng sẽ gấp gáp hơn trong trường hợp mất nước nặng.

vicare.vn-phong-va-dieu-tri-tieu-chay-cap-o-tre-body-1

Điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ như thế nào?

Khi trẻ mới bị tiêu chảy cấp thì bạn nên áp dụng cho trẻ một số cách chữa bệnh tại nhà như sau:

- Bổ sung nước cho trẻ, cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất đi, có thể cho trẻ uống nước chanh muối, sữa, nước hoa quả.

- Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, cha mẹ nên cho trẻ ăn các thức ăn dạng lỏng như cháo, sinh tố, bột,... để dễ tiêu hoá và hấp thụ. Bổ sung rau xanh và các loại thực phẩm có nhiều chất xơ trong khẩu phẩn ăn của trẻ để giúp tạo phân cứng và mềm lại, ngăn chặn tình trạng tiêu chảy.

- Một số trường hợp bị mất nước quá nhiều khiến trẻ rơi vào trạng thái hôn mê, ngủ ly bì hoặc cơ thể nhợt nhạt thiếu sức sống, bố mẹ có thể cho trẻ truyền nước, bổ sung nước điện giản

- Cho trẻ uống một số loại thuốc giảm đau, chống viêm theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý điều trị cho trẻ để phòng ngừa những tác hại do thuốc gây ra.

- Tốt nhất khi trẻ bị tiêu chảy cấp phụ huynh nên cho trẻ đến các bệnh viện uy tín để được xử lý kịp thời. Tránh các trường hợp ngoài ý muốn có thể gây hại cho trẻ.

vicare.vn-phong-va-dieu-tri-tieu-chay-cap-o-tre-body-2

Cách phòng ngừa tiêu chảy cho bé

Tiêu chảy cấp là bệnh dễ mắc phải ở trẻ nhỏ, vì vậy trong sinh hoạt hàng ngày của bé bạn cần chú ý những vấn đề sau để có những biện pháp phòng bệnh hiệu quả cho trẻ:

Chế độ ăn uống

Để phòng ngừa bệnh tiêu chảy cho trẻ, bạn nên cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh. Thực hiện ăn chín, uống sôi, sử dụng các loại sản phẩm rõ nguồn gốc, không sử dụng đồ ăn để lâu ngày, hết hạn. Nên bổ sung thực phẩm giàu probiotics giúp củng cố hệ miễn dịch, cân bằng vi khuẩn đường ruột cho trẻ.

Tránh xa nơi dễ nhiễm vi khuẩn và vật ký sinh

Tiêu chảy do vi khuẩn và vật ký sinh trong đồ ăn hàng ngày của chúng ta gây ra. Do đó cần sử dụng nguồn nước sạch, đảm bảo vệ sinh. Nên cho trẻ tránh xa các nơi bị ô nhiễm, có rác hoặc phân của động vật, vũng nước, hồ nước công cộng,... vì ở đó chứa nhiều vật ký sinh.

Tiêm Vac-xin phòng bệnh virus rota

Virus rota là nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ. Loại virus này gây hại ở đường ruột, làm bé bị mất nước. Bạn có thể cho trẻ tiêm hoặc uống vac-xin để phòng ngừa bệnh tiêu chảy.

vicare.vn-phong-va-dieu-tri-tieu-chay-cap-o-tre-body-3

Giữ gìn vệ sinh

Cả cha mẹ và trẻ đều phải rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Ngoài ra, khi chế biến hoặc dọn thức ăn ra bàn cần che đậy cẩn thận để tránh ruồi nhặng bay vào.

Cho trẻ bú sữa mẹ

Vì sữa mẹ vô trùng và có chứa kháng thể, giúp trẻ chống lại vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy cấp. Nếu trẻ đang bú bình thì cần rửa sạch bình sữa, núm vú và luộc bình trong nước sôi khoảng 10 phút.

Vệ sinh cho bé

Thường xuyên vệ sinh thân thể cho bé và không để bé lại gần những nơi nghi ngờ có dịch hoặc người đang bị bệnh tiêu chảy cấp.