Phòng tránh ngộ độc thực phẩm vào mùa lạnh
Cần trang bị kiến thức về vệ sinh, an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, phòng tránh ngộ độc thực phẩm vào mùa đông và những ngày lễ tết.
Phòng tránh ngộ độc thực phẩm vào mùa lạnh
Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý xảy ra sau khi ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị nhiễm độc. Những triệu chứng thường gặp nhất là nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng... hoặc triệu chứng khác tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của ngộ độc.
Khi mùa đông đến, các vụ ngộ độc thực phẩm liên tiếp xảy ra với hàng trăm ca, từ những hộ gia đình nhỏ cho tới những nơi có đám, tiệc tùng thậm chí cả một xưởng công nhân. Mỗi người cần tự trang bị kiến thức riêng cho mình về vệ sinh, an toàn thực phẩm để có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Dưới đây là những biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm nhất là khi các dịp lễ Tết đang đến gần.
1. Ăn chín uống sôi
Đây là một nguyên tắc bất di bất dịch trong việc chế biến thực phẩm. Thức ăn cần được sơ chế kỹ càng trước khi ăn, nước uống cũng cần được đun sôi trước khi sử dụng. Đối với thịt cá, gia cầm cũng cần được chế biến cẩn thận, không ăn thịt tái chưa chín hẳn. Trước khi chế biến, cần nên xát muối vào các lớp thịt bề mặt, trần nước sôi để khử vi khuẩn. Quan trọng nhất là người dùng cần phải mua thịt cá từ các cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng sản phẩm thịt được giết mổ đã qua kiểm dịch của cơ quan thú y.
ngộ độc thực phẩm " width="600" height="337" />
2. Vệ sinh rau, củ, quả sạch sẽ
Hiện nay, rau củ quả dùng thuốc bảo vệ thực vật để bảo quản độ tươi ngày càng được người trồng rau sử dụng rất nhiều. Chính vì thế, bạn nên mua rau, củ, quả ở những nơi đủ uy tín và đã qua thẩm định của cơ quan chức năng thẩm. Hơn hết khi mua về nhà sử dụng bạn nên ngâm rau, củ, quả với một ít muối để loại bỏ những chất độc hóa học còn đọng lại trên rau. Khi chế biến cũng cần đảm bảo rằng rau được chín hoàn toàn. Đối với nhiều loại rau ăn sống vào mùa đông như rau xà lách, thìa là, húng quế, kinh giới cũng cần rửa sạch và để cho ráo nước trước khi dùng.
>>> Xem thêm: Ngộ độc thực phẩm là gì?
3. Vệ sinh dụng cụ trước và sau khi chế biến
Các loại dụng cụ chế biến thức ăn như dao, thớt, kéo thường được sử dụng rất nhiều, đó là môi trường trung gian thuận lợi nhất để lây truyền vi sinh vật gây ngộ độc thực phẩm. Khi bạn lấy dao, thớt chế biến cá, thịt sống nếu như không rửa sạch sau đó bạn lại tiếp tục sử dụng với chế phẩm chín thì rất dễ đưa các vi sinh vật từ thực phẩm sống sang thực phẩm chín. Bạn cũng cần lau, rửa lại xoong , nồi, chảo trước và sau khi nấu ăn, tránh để qua đêm bởi những vi khuẩn độc hại đọng lại sẽ phát triển và lây nhiễm khu vực xung quanh.
4. Bảo quản lạnh thực phẩm
Tuy vào mùa đông lạnh nhưng bạn cũng không nên để thực phẩm ở ngoài bình thường mà không đưa vào tủ lạnh. Bởi vì vào mùa đông, độ ẩm và nhiệt độ thay đổi khá thất thường, nhiệt độ phòng không đủ giết chết vi sinh vật giống như nhiệt độ bảo quản của tủ lạnh. Song song đó, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh với nhiệt độ thích hợp cho từng loại. Thịt cá tươi sau khi rửa sạch, làm ráu nước, chia thành nhiều phần cho từng bữa ăn và cất vào ngăn đông. Khi chế biến cần rã đông đúng cách và tránh tình trạng rã đông xong, chỉ dùng một ít rồi cất phần thừa trở lại vào tủ lạnh.
Thực phẩm chín phải để nguội mới cho vào bảo quản trong tủ lạnh, trước khi ăn cần hâm nóng lại, ăn ngay không để lâu quá 2 tiếng. Các loại rau củ tươi nên được bọc kín thành các túi riêng và cho vào ngăn đựng rau củ trong tủ lạnh.
5. Phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi ăn ngoài
Việc đi ra ngoài chơi với bạn bè trong những ngày đông giá lạnh nhất là gần đến các dịp lễ Giáng sinh, tiệc tùng tất niên và những ngày Tết Nguyên Đán không thể tránh khỏi việc ăn uống và thưởng thức hàng quán lề đường các quán ăn. Một số người thường chọn các quán hàng vỉa hè, vừa thoải mái, giá lại rẻ. Tuy nhiên, đó cũng là nơi ẩn chứa những hiểm họa, bởi không đảm bảo sự an toàn trong chế biến do chạy theo số lượng và lợi nhuận, cộng với điều kiện về vị trí cũng như không gian không đủ để vệ sinh sạch sẽ. Tình trạng này diễn ra khá là phổ biến, đặc biệt là tại những địa điểm du lịch và khu phố đông đúc.
Do đó, cần nên tìm ăn tại những hàng quán uy tín, có khu vực chế biến thức ăn thoáng mát sạch sẽ, thuộc sở hữu của người quen, người thân hoặc có độ tin cậy cao. Ngoài ra, bạn cũng cần biết những triệu chứng cơ bản của ngộ độc thực phẩm, nếu có bất kỳ biểu hiện nghiêm trọng nào xảy ra cần đến phòng cấp cứu ngay lập tức vì chúng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Hãy luôn chú ý để phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong mùa đông giá lạnh. Hãy bảo vệ chính mình và gia đình. Chúc bạn khỏe mạnh.
Cám ơn đã đọc bài viết!