Phòng tránh hiệu quả viêm đường hô hấp trên

Hệ hô hấp trên bao gồm mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản, có chức năng chủ yếu là lấy không khí từ bên ngoài cơ thể, làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi. Viêm đường hô hấp trên là bệnh thường gặp vào thời điểm giao mùa. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị tác nhân gây bệnh tấn công nhất do sức đề kháng yếu.

Phòng tránh hiệu quả viêm đường hô hấp trên Phòng tránh hiệu quả viêm đường hô hấp trên

Hệ hô hấp trên bao gồm mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản, có chức năng chủ yếu là lấy không khí từ bên ngoài cơ thể, làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi. Viêm đường hô hấp trên là bệnh thường gặp vào thời điểm giao mùa. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị tác nhân gây bệnh tấn công nhất do sức đề kháng yếu.

1. Nguyên nhân gây bệnh viêm hô hấp trên

Thay đổi thời tiết là nguyên nhân thường được chúng ta nói đến khi bị viêm đường hô hấp trên nhưng lại chưa hiểu rõ tác nhân gây ra bệnh viêm đường hô hấp trên là do đâu.

Thực chất nguyên nhân của viêm đường hô hấp trên chủ yếu là do các virus, liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, phế cầu khuẩn, nấm gây ra. Những loại virus này lợi dụng sức đề kháng yếu của người bệnh để tấn công. Chúng cư trú trong chất nhầy niêm mạc mũi họng, xâm nhập vào các tế bào niêm mạc để sản sinh và phá hủy tế bào. Những loại vi khuẩn này có thể tồn tại trong không khí hoặc lây từ những người bệnh khác.

Còn dị ứng với thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi giao mùa, dị ứng với hóa chất, khói thuốc lá, khói bụi, môi trường ô nhiễm chỉ là một trong những nguyên nhân khác gây ra viêm đường hô hấp trên.

Dựa vào nguyên nhân và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ có phương án điều trị nhanh chóng, dứt điểm bệnh. Các phương pháp điều trị chủ yếu là dùng thuốc, kết hợp chế độ ăn uống đúng theo lời khuyên của bác sĩ. Các loại thuốc kháng sinh, chống viêm thường được sử dụng để làm giảm tình trạng sưng viêm trong cổ họng. Tuy nhiên, những loại thuốc này cần được bác sĩ chỉ định để tránh trường hợp dùng thuốc kháng sinh liều quá cao hay quá thấp với thể trạng của người bệnh.

2. Đặc điểm của viêm đường hô hấp trên

Viêm đường hô hấp trên thực chất không phải là một bệnh đơn lẻ. Đây là bệnh tổng hợp của các vấn đề như cảm lạnh, viêm mũi, viêm họng ... gây ra cho hệ hô hấp và thường có những triệu chứng như sau:

  • Thời gian ủ bệnh ngắn, ngay khi nhiễm bệnh, bệnh nhân sẽ có biểu hiện sốt, ho, sổ mũi.
  • Sốt cao từ 39 độ trở lên.
  • Biểu hiện mang tính ồ ạt, hắt hơi liên tục trong ngày, cổ họng đau rát khiến người bệnh mệt mỏi, căng thẳng.
  • Dịch mũi loãng, không có mủ hoặc mùi hôi.
  • Khản tiếng hoặc tắt tiếng vì dây thanh quản bị phù nề, viêm nhiễm.
  • Bệnh có thể tự khỏi sau khoảng 5-6 ngày, hoặc có trường hợp kéo dài đến 2 tuần.

Trong thời gian mắc bệnh, người bị viêm đường hô hấp trên sẽ thấy mệt mỏi, khó chịu, không tập trung, gây ảnh hưởng đến đời sống và công việc. Vì vậy, dù viêm đường hô hấp trên không phải là căn bệnh quá nguy hiểm nhưng chúng ta nên có phương án phòng bệnh hơn chữa bệnh.

vicare.vn-phong-tranh-hieu-qua-viem-duong-ho-hap-tren-body-1

3. Phòng bệnh viêm đường hô hấp trên

Nhân viên văn phòng, tổng đài viên, tư vấn viên, công nhân làm việc trong nhà máy, người lái xe trên đường... là những đối tượng dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên do hay phải nói nhiều, hít nhiều không khí bẩn và thường xuyên phải ngồi trong máy điều hòa. Để phòng bệnh viêm đường hô hấp trên hãy chú ý thực hiện những điều sau đây:

  • Bổ sung đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, nhờ vậy các loại vi khuẩn sẽ khó tấn công cơ thể.
  • Giữ ấm khi thời tiết giao mùa.
  • Không nên bật điều hòa chế độ quá lạnh.
  • Mảng bám và vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng có thể tấn công đường hô hấp, gây viêm đường hô hấp trên, vì vậy hãy thường xuyên vệ sinh răng miệng.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, thường xuyên hút bụi, khử khuẩn bằng dung dịch chuyên dụng.
  • Không tiếp xúc với môi trường khói thuốc, bụi bặm quá lâu.
  • Không nên dùng thuốc lá.
  • Hạn chế tiếp xúc với người đang mắc bệnh viêm đường hô hấp.
  • Hạn chế đến những nơi đông người vì dễ bị lây virus.
vicare.vn-phong-tranh-hieu-qua-viem-duong-ho-hap-tren-body-2
Đeo khẩu trang ra ngoài, giữ ấm khi thời tiết giao mùa để hạn chế viêm đường hô hấp trên

Còn riêng đối với trẻ nhỏ, cha mẹ cần lưu ý thêm:

  • Cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ để trẻ có sức đề kháng.
  • Tránh để bé thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột ví dụ như đang ở trong môi trường điều hòa nhiệt độ thấp ra ngoài nhiệt độ cao, hay tắm sau khi vận động đổ mồ hôi cũng dễ khiến trẻ cảm lạnh, gây viêm đường hô hấp trên.
  • Vệ sinh đường hô hấp bằng cách rơ lưỡi, vệ sinh mũi bằng tăm bông...
  • Cho trẻ tiêm chủng đầy đủ
  • Không đưa trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch bệnh đường hô hấp
  • Giữ ấm cho trẻ khi ra ngoài
  • Ăn uống đủ chất, tránh ăn quá nhiều thức ăn lạnh hoặc chiên nướng nhiều dầu mỡ

Những cách phòng tránh trên, tuy đơn giản nhưng lại giúp bảo vệ hiệu quả sức khỏe của bản thân và gia đình trước những tác nhân gây bệnh tồn tại xung quanh chúng ta.

Xem thêm:

  • Bài thuốc dân gian chữa viêm đường hô hấp trên
  • Phương pháp điều trị viêm đường hô hấp trên hiệu quả
  • Viêm đường hô hấp trên uống thuốc gì?