Phòng tránh biến chứng nguy hiểm do viêm phổi nặng ở người cao tuổi

Viêm phổi nặng là chứng bệnh thường gặp hầu hết ở người cao tuổi. Thống kê tại Việt Nam, tỷ lệ tử vong do viêm phổi nặng ở người cao tuổi lên tới 25% (đặc biệt độ tuổi trên 65) nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy các biện pháp phòng tránh biến chứng do viêm phổi nặng ở người cao tuổi là điều rất cần thiết.

Phòng tránh biến chứng nguy hiểm do viêm phổi nặng ở người cao tuổi Phòng tránh biến chứng nguy hiểm do viêm phổi nặng ở người cao tuổi

Nỗi lo sức khỏe ở người già luôn là vấn đề trăn trở của rất nhiều người. Trong đó, viêm phổi nặng là chứng bệnh thường gặp hầu hết ở người cao tuổi. Thống kê tại Việt Nam, tỷ lệ tử vong do viêm phổi nặng ở người cao tuổi lên tới 25% (đặc biệt độ tuổi trên 65) nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy các biện pháp phòng tránh biến chứng do viêm phổi nặng ở người cao tuổi là điều rất cần thiết.

Viêm phổi nặng ở người già là gì?

Phổi là cơ quan quan trọng nhất trong hệ hô hấp. Phổi đảm nhiệm vai trò chính là trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài (mang oxy từ không khí vào và thải ra carbonic).

Viêm phổi ở người già là tình trạng tổn thương tổ chức phổi do đường hô hấp bị nhiễm trùng. Đây còn là hiện tượng viêm nhiễm do các tác nhân virus, vi khuẩn, nấm và các ký sinh trùng. Bệnh có khả năng lây lan từ người này sang người khác.

Triệu chứng cho biết người già đang mắc phải viêm phổi thường là sốt nhẹ, khó chịu, cảm thấy lạnh, run lập cập, ho từng tiếng ngắn không kèm theo đờm, thở khó khăn, có tiếng rít mỗi khi hít thở, đau tức ngực. Các dấu hiệu này không rõ ràng ngay từ đầu mà đến khi bệnh chuyển sang viêm phổi nặng (sau khoảng 5 – 7 ngày) mới bộc phát rõ rệt.

Đối tượng dễ mắc chứng viêm phổi là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người già – do đây là những người có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch yếu không ngăn cản được sự tấn công của mầm bệnh.

vicare.vn-phong-tranh-bien-chung-nguy-hiem-do-viem-phoi-nang-o-nguoi-cao-tuoi-body-1

Những nguyên nhân khiến người già dễ mắc viêm phổi

Chức năng của hệ miễn dịch bị suy giảm

Đây là một trong những lý do khiến người cao tuổi hay mắc phải các bệnh do nhiễm trùng gây ra, phổ biến nhất là nhiễm trùng phổi. Càng lớn tuổi, các tế bào kháng nguyên T sẽ mất dần theo quá trình lão hóa. Chính điều này tạo điều kiện cho tác nhân gây hại xâm nhập và phát triển thành bệnh một cách dễ dàng.

Tuổi tác

Khi về già, khả năng hấp thụ oxy và máu động mạch vào phổi giảm đi đáng kể khiến cho tình trạng thiếu oxy tổ chức xảy ra. Hình dáng lồng ngực không còn như trước mà ít nhiều có sự biến đổi. Nếu không bảo vệ và giữ gìn sức khỏe đúng cách, người già sẽ dễ bị viêm họng, viêm phế quản mãn tính, hen phế quản, viêm phổi nặng, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ...

Càng lớn tuổi, các bộ phận trong cơ thể càng suy yếu, thường kèm theo các bệnh lý khác như tim mạch, tiểu đường, gan, xơ phổi, suy hô hấp,... Ngoài ra, những người bị nghiên các chất kích thích gây hại cho cơ thể (thuốc lá, rượu bia, ...) càng khiến sức khỏe giảm sút trầm trọng. Các yếu tố này khiến cho người già có nguy cơ cao bị viêm phổi dạng nặng.

Sự xâm nhập của vi khuẩn, virus

Các loại vi khuẩn hay tấn công hệ hô hấp là tụ cầu, vàng, phế cầu, Hmophilus influenza, Moraxella, ...Chúng có thể tồn tại ở khoang miệng hoặc lây lan từ môi trường bên ngoài để tác động đến phổi. Bên cạnh đó, khói bụi do ô nhiễm môi trường, ít vận động hoặc nằm lâu do liệt cũng dẫn đến viêm phổi. Do thời tiết thay đổi đột ngột, nhất là trong mùa lạnh khiến cho người cao tuổi dễ bị viêm phổi nặng.

vicare.vn-phong-tranh-bien-chung-nguy-hiem-do-viem-phoi-nang-o-nguoi-cao-tuoi-body-2

Viêm phổi nặng ở người già gây ảnh hưởng gì?

Khi chuyển sang giai đoạn viêm phổi nặng nghĩa là những ảnh hưởng của nó đã mở rộng ra nhiều cơ quan khác. Có thể do sự chủ quan, hoặc bệnh diễn tiến âm thầm mà đa số các trường hợp người già mắc viêm phổi đều đang phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • Chứng viêm phổi nặng khiến người bệnh mệt mỏi li bì, đi tiểu ít hơn. Với những cụ bị suy tim nếu kèm theo phổi tổn thương nặng có thể dẫn đến trụy tim mạch, đe dọa trực tiếp đến tính mạng nếu không có sự can thiệp kịp thời.
  • Viêm phổi nặng khiến nhiều phế nang trong phổi bị nhiễm trùng khiến cho việc thở vô cùng khó khăn. Khi bệnh lan rộng ra hai hay nhiều thùy phổi, bệnh nhân có biểu hiện môi tím tái, mạch đập nhanh và có khả năng cao bị suy hô hấp cấp.
  • Biến chứng tại lồng ngực cũng là ảnh hưởng nghiêm trọng từ viêm phổi nặng. Tràn dịch màng phổi, viêm màng ngoài tim, hình thành các khoang áp xe phổi, ... Nếu bệnh nhân không được phát hiện và điều trị sớm, đúng bệnh, nhanh chóng có thể dẫn đến hôn mê hoặc gây tử vong.

Do vậy, khi có những dấu hiệu cảnh báo viêm phổi cần đưa người bệnh đến ngay bệnh viện tránh biến chứng có hại cho sức khỏe.

Phòng tránh để không mắc phải viêm phổi nặng

Để phòng bệnh viêm phổi nặng ở người cao tuổi, cần thực hiện những điều sau đây:

  • Tránh nhiễm lạnh, hạn chế tập thể dục ngoài trời vào mùa đông (đặc biệt lúc sáng sớm)
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ
  • Nâng cao thể trạng và sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng/vận động hợp lý
  • Không hút thuốc lá, rượu bia, ăn nhiều chất béo
  • Tiêm vắc xin ngừa phế cầu khuẩn: Để chủ động phòng tránh viêm phổi nặng, người cao tuổi có thể nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để được tiêm ngừa phế cầu khuẩn. Hiện nay có hai loại vắc xin được khuyến cáo nên tiêm cho bệnh nhân trên 65 tuổi là Rrevnar 13 và Pneumovax 23. Hãy tìm cơ sở y tế uy tín để được chủng ngừa sớm nhằm ngăn chặn bệnh viêm phổi nặng có thể đến bất cứ khi nào.

Xem thêm:

  • Các nguyên nhân dẫn đến viêm phổi nặng ở trẻ sơ sinh
  • Những thực phẩm nào người bệnh viêm phổi nên ăn?
  • Bệnh viêm phế quản phổi không thể chủ quan