Phòng nứt môi chảy máu: Đừng thở bằng miệng

Lớp da ở môi có cấu tạo mỏng, mềm mại, nhạy cảm. Do vậy, chúng rất dễ bị nứt, rách ra gây đau đớn và chảy máu nếu bị tác động. Đây không phải vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng thường gây bứt rứt, khó chịu, vì vậy cần tìm hiểu nguyên nhân khiến nứt môi chảy máu và cách chữa để mau lành bệnh.

Phòng nứt môi chảy máu: Đừng thở bằng miệng Phòng nứt môi chảy máu: Đừng thở bằng miệng

Lớp da ở môi có cấu tạo mỏng, mềm mại, nhạy cảm. Do vậy, chúng rất dễ bị nứt, rách ra gây đau đớn và chảy máu nếu bị tác động. Đây không phải vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng thường gây bứt rứt, khó chịu, vì vậy cần tìm hiểu nguyên nhân khiến nứt môi chảy máu và cách chữa để mau lành bệnh.

Nguyên nhân gây nứt môi chảy máu

Tình trạng môi bị nứt rồi chảy máu thường diễn ra từ từ, nên khó xác định chính xác nguyên nhân. Nếu thường xuyên bị tình trạng này, bạn cần biết những nguyên nhân phổ biến nhất để rút ra vấn đề của bản thân, có cách điều trị thích hợp và ngăn ngừa tình trạng tương tự trong tương lai. Những nguyên nhân hay gặp nhất là:

Nẻ môi

Nẻ môi là một dạng viêm da môi do da bị kích ứng. Môi sẽ trở nên cực kỳ khô và nứt nẻ ở bất cứ thời điểm trong năm do các yếu tố môi trường như thời tiết lạnh, không khí khô hay tiếp xúc với gió. Viêm khóe môi (trốc mép) xảy ra ở phần da xung quanh hai góc miệng, có thể do yếu tố môi trường và các nguyên nhân khác (vi khuẩn, virus).

Không như các vị trí da khác, da ở môi đặc biệt dễ bị bong tróc, lột ra, nứt nẻ và khô cứng lại vì chúng thiếu khả năng tự bảo vệ trước các yếu tố tấn công (nhiệt độ, độ ẩm), đồng thời chúng không tự tạo độ ẩm được.

Môi bị hư hại bởi ánh nắng mặt trời

Chúng ta thường sử dụng kem chống nắng để bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của tia nắng mặt trời và đôi môi của chúng ta cũng vậy. Nếu đôi môi tiếp xúc lâu dưới ánh nắng mặt trời mà không được bảo vệ rất dễ dẫn đến viêm da môi, khiến môi bị cứng, khô và dẫn đến nứt nẻ.

Bị thương ở môi

Trong trường hợp bị một cú đấm vào miệng, bị ngã va miệng vào vật cứng, bị cắn vào môi, ... có thể khiến môi bị nứt, chảy máu và sưng tều lên.

vicare.vn-phong-nut-moi-chay-mau-dung-tho-bang-mieng-body-1

Môi bị mất nước

Khi bạn bị thiếu nước hay mất nước, điều này không chỉ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể mà còn biểu hiện rất rõ ở đôi môi bằng hiện tượng nứt môi chảy máu. Nguyên nhân khiến cơ thể bị mất nước có thể do bị nôn mửa, tiêu chảy, đổ mồ hôi nhiều hay một tình trạng bệnh lý nào đó, ngoài ra còn có thể do bạn không uống đủ nước. Mất nước khiến cơ thể khó hoạt động trơn tru và nếu mất nước nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.

Thiếu vitamin và khoáng chất

Các vitamin nhóm B bao gồm: thiamine, niacin, biotin, axit folic và riboflavin, đây là những vitamin tan trong nước, có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, cung cấp năng lượng và giúp cơ thể bạn chống lại bệnh tật. Các vitamin nhóm B cũng góp phần tạo nên làn da khỏe mạnh, sự thiếu hụt chúng có thể gây ra một loạt các vấn đề của da như: mụn trứng cá, nứt môi chảy máu, khô da hoặc phát ban.

Lượng kẽm và sắt thấp cũng có thể dẫn đến môi bị nứt nẻ, đặc biệt là hai bên khóe miệng.

Dị ứng

Các tác nhân gây dị ứng như: son môi, kem đánh răng, kem dưỡng ẩm hoặc bất kỳ loại thuốc nào bôi lên môi và khu vực xung quanh môi có thể gây ra hiện tượng nứt nẻ môi. Các triệu chứng đi kèm khác có thể là: khô môi, kích ứng, ngứa rát, hoặc nổi những nốt phát ban giống như bệnh chàm cấp tính ở môi.

Khi sử dụng một sản phẩm mới dành cho môi mà xảy ra vấn đề gì đó, hãy ngừng sử dụng sản phẩm và theo dõi xem tình trạng đó có đỡ đi không. Nếu không được xác định và khắc phục được nguyên nhân này, tình trạng dị ứng môi sẽ tiếp tục xảy ra, hoặc tiến triển nặng thêm.

Những nguyên nhân phổ biến khác gây nứt môi chảy máu

  • Thói quen thở bằng miệng: lâu ngày sẽ khiến môi bị khô, nứt nẻ
  • Thói quen liếm môi liên tục.
  • Tình trạng viêm loét do virus, vi khuẩn
  • Hiện tượng cảm lạnh cũng có thể gây khô môi
  • Tình trạng suy dinh dưỡng.

Những câu hỏi để chẩn đoán nguyên nhân nứt môi chảy máu

Để chẩn đoán tình trạng này, bạn hãy trả lời những câu hỏi sau:

  • Bạn bị nứt môi bao lâu rồi?
  • Bạn có đang sử dụng sản phẩm nào dành môi khiến tình trạng này tồi tệ hơn không?
  • Bạn có gặp bất kỳ triệu chứng nào khác, ở những bộ phận cơ thể khác không?
  • Tình trạng này bạn có gặp thường xuyên hoặc trở nên tồi tệ hơn trong hoàn cảnh cụ thể nào không?
vicare.vn-phong-nut-moi-chay-mau-dung-tho-bang-mieng-body-2

Trường hợp cần đi khám bác sĩ

Đa số trường hợp môi nứt nẻ, chảy máu có thể tự điều trị tại nhà, vì nguyên nhân chủ yếu nhất thường là do điều kiện môi trường không phù hợp, ví dụ: quá nóng, quá lạnh, không khí khô hoặc nhiều gió. Tuy nhiên những trường hợp nghi ngờ có vấn đề sức khỏe khác tiềm ẩn, hãy đi khám bác sĩ ngay nếu tình trạng môi khô nứt nẻ nặng hơn hoặc xuất hiện thêm các triệu chứng khác.

Nếu nguyên nhân do lượng nước nạp vào cơ thể không đủ, các triệu chứng khác bao gồm:

  • Cực kỳ khát
  • Không đi tiểu hoặc đi rất ít
  • Nước tiểu có màu sẫm
  • Chóng mặt

Nếu cơ thể không đủ nước và chất điện giải, điều này có thể dẫn đến tổn thương thận, co giật và nồng độ oxy thấp. Trong trường hợp này cần xác định nguyên nhân gây mất nước để có phương pháp điều trị tận gốc.

Trường hợp xuất hiện thêm các vấn đề về trí nhớ, tê bì hoặc ngứa ran người, mệt mỏi, có thể đó là do thiếu vitamin B hoặc cơ thể gặp phải những bệnh về dinh dưỡng khác.

Nếu đi kèm bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, khó thở, buồn nôn liên tục, nôn mửa hoặc tiêu chảy, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Nếu tình trạng môi nứt nẻ, đau, chảy máu không dứt hoặc trở nên tồi tệ hơn, bạn cần đi khám bác sĩ.

Các biến chứng có thể gặp khi bị nứt môi chảy máu

Môi nứt nẻ nói chung là vô hại và không gây ra các biến chứng lâu dài. Tổn thương môi do kích ứng có thể khiến bạn bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm thứ phát. Trong trường hợp môi bị nứt nẻ do mất nước nghiêm trọng, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và tổn thương vĩnh viễn. Khi nguyên nhân cơ bản đã được bác sĩ chẩn đoán, cần tuân thủ kế hoạch điều trị của họ để giảm nguy cơ xảy ra biến chứng.

Tình trạng mất nước nghiêm trọng có thể dẫn đến hậu quả như:

  • Suy thận cấp
  • Nhiễm khuẩn
  • Mất cân bằng điện giải
  • Nhiễm nấm

Cách phòng và điều trị nứt môi chảy máu

Bảo vệ đôi môi

Tạo thói quen thoa son dưỡng môi trước khi ra ngoài trời, chọn loại son có thành phần SPF để chống nắng. Son sẽ tạo một hàng rào bảo vệ giúp giữ ẩm cho đôi môi của bạn. Tuy nhiên cần lựa chọn son có thành phần phù hợp, tránh gây dị ứng hoặc làm nặng thêm tình trạng khô môi.

vicare.vn-phong-nut-moi-chay-mau-dung-tho-bang-mieng-body-3

Bỏ thói quen liếm môi

Liên tục liếm môi là một thói quen xấu, nó không giúp làm ẩm đôi môi mà ngược lại, gây khô và nứt nẻ môi nhiều hơn.

Tăng lượng nước uống để giữ cho cơ thể và đôi môi có đủ nước

Uống nhiều nước nhưng không phải nước có cồn hay caffeine. Nên hạn chế uống rượu, bia vì nó kích thích đi tiểu nhiều hơn bình thường (giống thuốc lợi tiểu); sử dụng rượu quá mức có thể gây nôn mửa và tiêu chảy, làm mất nước.

Sử dụng vật lạnh áp lên môi để ngăn chảy máu

Điều này có thể giúp cầm máu và giảm sưng, đặc biệt là các trường hợp do chấn thương.

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng nứt môi chảy máu hoàn toàn có thể điều trị và phòng ngừa bằng các biện pháp tại nhà. Tuy nhiên, không được phép bỏ qua khi xuất hiện thêm các triệu chứng khác, hoặc tình trạng môi nứt nẻ, chảy máu mãi không khỏi, khi đó bạn cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

(HoiBenh chuyển ngữ từ Healthline - HealthGrades)

Xem thêm:

  • 5 liệu pháp dễ làm giúp đôi môi căng mọng, tránh nứt nẻ
  • Môi khô nứt nẻ phải làm sao đây?
  • Khô môi, nứt nẻ cảnh báo tình trạng của bạn ra sao?