Phòng chống bệnh nấm da đầu như thế nào cho hiệu quả?

Nấm da đầu được coi là một dạng bệnh da liễu thường hay gặp . Bệnh gây ra hiện tượng ngứa, tróc vảy, rụng tóc và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh. Vậy phòng chống bệnh nấm da đầu như thế nào cho hiệu quả? HoiBenh sẽ giúp các độc giả hiểu rõ hơn về điều này thông qua bài viết thú vị như dưới đây.

Phòng chống bệnh nấm da đầu như thế nào cho hiệu quả? Phòng chống bệnh nấm da đầu như thế nào cho hiệu quả?

Nấm da đầu được coi là một dạng bệnh da liễu thường hay gặp ở cả nam và nữ. Bệnh hay xuất hiện ở những vùng da đầu, gây ra hiện tượng ngứa, tróc vảy, rụng tóc và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngoại hình cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy phòng chống bệnh nấm da đầu như thế nào cho hiệu quả? HoiBenh sẽ giúp các độc giả hiểu rõ hơn về điều này thông qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây bệnh nấm da đầu

Khi bị nấm da đầu, chúng ta có thể xét đến những nguyên nhân gây bệnh như sau:

  • Do bị lây nhiễm từ người bệnh: khi mầm bệnh được lây lan từ những người bị nhiễm nấm qua những người không bị bệnh thông qua việc tiếp xúc trực tiếp, dùng chung đồ với những người bị nhiễm nấm khác như: mặc chung quần áo, khăn tắm, chăn màn...
  • Do vệ sinh kém: Khi chúng ta vệ sinh không sạch sẽ, lười làm vệ sinh cá nhân, lười làm vệ sinh da đầu thì cũng sẽ tạo ra môi trường cho nấm phát triển. Khi mồ hôi tiết ra, kết hợp cùng tế bào da chết thì sẽ làm cho da đầu trở nên nhờn hơn, trở thành môi trường thuận lợi để cho nấm phát triển và gây ra bệnh. Do đó cần tránh để cho đầu quá bẩn.
  • Do có thói quen xấu: Với những người có thói quen xấu như không làm khô tóc, để tóc ẩm và đi ngủ qua đêm. Điều này tưởng chừng như không làm ảnh hưởng gì tới sức khỏe của chúng ta nhưng nó lại tác động rất nhiều đến việc hình thành nên bệnh nấm da đầu.
  • Do nguồn nước ô nhiễm: Khi nguồn nước bẩn thì sẽ chứa nhiều vi khuẩn gây ra nấm, bệnh. Nếu như gội đầu thường xuyên bằng nguồn nước bẩn cũng sẽ dễ mắc bệnh nấm da đầu.
  • Do bị lây nhiễm từ động vật: Với một số loại động vật như mèo, chó, gà, ngựa... có thể sẽ mắc các loại vi nấm rồi lây lan sang con người qua các đồ vật mà chúng ta tiếp xúc thường xuyên mỗi ngày.

vicare.vn-Nguyên nhân gây bệnh nấm da đầu-body-1

Những triệu chứng của bệnh nấm da đầu

Để có thể tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “Phòng chống bệnh nấm da đầu như thế nào?” thì chúng ta cần phải biết những dấu hiệu của bệnh:

  • Da đầu bỗng dưng xuất hiện nhiều gàu: Gàu là một trong những dấu hiệu bình thường ở mọi người nhưng những người khi bị nấm da đầu thì bị gàu nhiều hơn, ướt hơn. Nấm sẽ khiến cho da đầu tiết ra nhiều bã nhờn hơn so với bình thường. Do đó, khi phát hiện thấy da đầu bị ướt thì chúng ta nên chú ý kiểm tra và điều trị nó từ giai đoạn sớm.
  • Bị ngứa và nổi mụn: Sau khi gàu xuất hiện sẽ kèm theo đó là những cơn ngứa, da đầu sẽ luôn cảm thấy khó chịu, bứt rứt ngay cả khi chúng ta vừa gội đầu xong, kèm theo đó là những triệu chứng ngứa đó chính là do da nổi mụn đỏ.
  • Bị rụng tóc: Rụng tóc nhiều là dấu hiệu muộn của bệnh nấm da đầu. Thường thì sau khi mắc bệnh trong thời gian từ 20 – 30 ngày thì tóc sẽ rụng nhiều. Ban đầu, tóc sẽ rụng ít nhưng thời gian kéo dài sẽ khiến tóc rụng với số lượng lớn. Tóc thường hay rụng nhiều nhất là khi gội đầu hoặc khi chúng ta chải tóc. Vậy nên, thời điểm này, chúng ta ngoài trị nấm da đầu thì cũng cần lưu ý việc chăm sóc da đầu để tránh tóc bị gãy rụng.
  • Rụng cả mảng tóc: Khi bị nấm có thể làm cho tóc rụng thành từng mảng trên da. Vậy nên, khi thấy có những đám tròn hay bầu dục có đường kính từ 2 - 5 cm, chúng lộ hẳn ra bên ngoài và vùng da này sẽ bị rụng tóc nhiều hơn và lộ cả da đầu.

vicare.vn-Những triệu chứng để nhận biết bệnh nấm da đầu-body-2

Bệnh có những biến chứng ra sao?

Trong một số trường hợp thì bệnh nấm da đầu có thể gây ra Kerion. Đây là một tình trạng viêm, gây ra đau đớn trầm trọng của da đầu. Kerion sẽ có dấu hiệu như: da đầu bị sưng phồng lên, bị chảy mủ màu vàng trên da đầu, tóc sẽ bị rơi ra hoặc dễ dàng được kéo ra.

Phòng chống bệnh nấm da đầu như thế nào mới hiệu quả?

  • Không nên gội đầu quá nhiều: Bởi trong dầu gội đầu có chứa nhiều hóa chất. Dù bạn có nhiều gàu nhưng cũng không nên sử dụng quá nhiều sản phẩm dầu gội có độ tẩy gàu cao.
  • Khi gội cũng không gãi mạnh để tránh làm xước da đầu, phải xả nước thật sạch khi gội đầu và thường xuyên giữ cho tóc sạch sẽ, khô ráo. Đồng thời, nên làm khô tóc ngay sau khi gội đầu hoặc vừa mới đi mưa về.
  • Không nên đội các loại mũ quá chật, đội mũ với thời gian quá lâu sẽ khiến cho tóc bị ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển mạnh dễ gây ra bệnh nấm.
  • Thường xuyên giặt giũ sạch sẽ chăn, ga, gối, đệm, mũ bảo hiểm bằng nước sôi và phơi trong nắng từ 2 – 3 ngày để diệt đi vi nấm, tránh để tái phát lại các loại bệnh do vi khuẩn nấm ký sinh trên các đồ dùng cá nhân của người bệnh.
  • Không dùng chung đồ với người khác để phòng tránh được nguy cơ lây bệnh từ những người khác. Tránh dùng chung lược chải đầu, khăn lau đầu, mũ đội đầu của người khác, nhất là những người mà tóc có nhiều gàu hoặc có các biểu hiện của bệnh nấm da đầu.
  • Không dùng tay để gãi đầu vì sẽ khiến cho da đầu ngày càng tổn thương, khiến tình trạng trở nên nặng hơn.
  • Không dùng gel vuốt tóc, không nên nhuộm tóc khi da đầu đang bị nấm bởi hóa chất sẽ làm tổn thương da đầu.
  • Không nên sử dụng những dầu gội và dầu xả có nhiều hóa chất, có chất tạo bọt nhiều. Nếu như vẫn cố sử dụng sẽ khiến cho da đầu ngày càng mỏng hơn, đỏ hơn và gây ra ráy đầu, ngứa ngáy và khó chịu.
  • Không nên uống rượu bia, ăn đồ cay nóng, tránh căng thẳng...

vicare.vn-Phòng chống bệnh nấm da đầu như thế nào mới hiệu quả?-body-3

Với bài viết trên của HoiBenh, hy vọng độc giả đã trả lời được thắc mắc “Phòng chống bệnh nấm da đầu như thế nào?”. Bệnh nấm da đầu dễ lây lan nên khi cảm thấy có dấu hiệu của bệnh, cần nhanh chóng đi khám để có phương án điều trị kịp thời, giúp cho da đầu nhanh chóng bình phục.

Huyền Chinh