Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Khi cơn đau do khối thoát vị đĩa đệm gây ra ngày càng trở nên dữ dội, việc dùng thuốc cải thiện và tập vật lý trị liệu không còn hiệu quả, bệnh nhân thường được chỉ định mổ thoát vị. Vậy phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? là câu hỏi của nhiều người, dưới đây là bài viết mời bạn cùng tham khảo.

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Khi cơn đau do khối thoát vị đĩa đệm gây ra ngày càng trở nên dữ dội, việc dùng thuốc cải thiện và tập vật lý trị liệu không còn hiệu quả, bệnh nhân thường được chỉ định mổ thoát vị. Vậy phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? là câu hỏi của nhiều người, dưới đây là bài viết mời bạn cùng tham khảo.

1. Thoát vị đĩa đệm là gì?

Bệnh thoát vị đĩa đệm là tình trạng các khối nhân nhầy (phần nhân bên trong) bị thoát ra khỏi bao xơ (vỏ bọc bên ngoài) của đĩa đệm. Phần nhân nhầy này sẽ đi theo vết nứt từ vòng sợi thoát ra khỏi vị trí mặc định của nó, tràn ra ngoài và chèn ép lên các rễ thần kinh hoặc ống sống gây ra tổn thương.

Cấu tạo của đĩa đệm gồm 2 phần: vỏ bao xơ và nhân nhầy bên trong, bao xơ là lớp vỏ cứng nằm ở phía ngoài tiếp xúc với 2 thành trên dưới của 2 đốt sống. Nhân nhầy nằm ở trong bao xơ có dạng lỏng giúp đĩa đệm có thể co giãn được.

Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở một hoặc vài đĩa đệm cùng lúc trên cột sống lưng hoặc cổ. Đĩa đệm là một bộ phận nằm giữa các đốt sống, khi bị thoát vị các đốt sống xếp chồng lên đĩa đệm khiến nó bị tổn thương. Một đĩa đệm còn khỏe có thể co giãn để giúp các đốt xương hoạt động mà không bị cọ xát vào nhau, thoát vị đĩa đệm còn được gọi là trượt hoặc vỡ đĩa đệm.

vicare.vn-phau-thuat-thoat-vi-dia-dem-co-nguy-hiem-khong-body-1

2. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm nhiều rủi ro khó phục hồi hoàn toàn cột sống, việc mổ thoát vị đĩa đệm có thể để lại nhiều di chứng, ảnh hưởng đến quá trình di chuyển, vận động của người bệnh sau này.

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng và cổ có thể tạo ra nhiều rủi ro cho bệnh nhân. Biến chứng sau mổ hở có thể gặp là nhiễm trùng, đau tăng lên sau mổ, viêm vùng mổ, tăng sinh mô xơ sợi, dính rễ thần kinh, thậm chí dẫn đến liệt hoặc tử vong (đặc biệt là ở những bệnh nhân bị bệnh tim mạch, tiểu đường hoặc thoái hóa cột sống quá nặng).

Hơn nữa, không phải tất cả các trường hợp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng đều thành công. Có nhiều trường hợp phải mổ thoát vị đĩa đệm nhiều lần trong thời gian ngắn nhưng vẫn không cải thiện được bệnh.

Và cho dù mổ thành công đi nữa thì tỉ lệ thoát vị đĩa đệm được chữa khỏi hoàn toàn là rất ít (Đặc biệt, đối với những trường hợp thoát vị đĩa đệm cổ có chèn ép tủy và rễ, làm yếu cả tay và chân trong một thời gian dài).

Sau khi mổ, bệnh nhân thường cảm thấy đỡ đau nhưng cơn đau rồi sẽ quay trở lại. Nguyên nhân là do sau khi phẫu thuật, phần đốt sống bên trên và bên dưới đĩa đệm được phẫu thuật không còn giữ được sự ổn định như trước.

Các đĩa đệm phải chịu sức ép lớn hơn từ việc hạn chế cử động vùng địa đệm vừa được phẫu thuật, dẫn đến nguy cơ thoát vị lan ra hoặc làm hẹp đốt sống lưng của người bệnh.

Vì những nguyên nhân trên nên rất nhiều bệnh nhân không muốn phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, nhưng vì cơn đau quá dữ dội nên người bệnh không còn lựa chọn nào khác, đành phải chấp nhận mổ.

3. Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm hiện nay

Với sự phát triển nhanh chóng của y học hầu hết các bệnh viện, và cơ sở đều tiến hành áp dụng nhiều phương pháp phẫu thuật hiện đại. Việc mổ cho các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể được thực hiện bằng các phương pháp sau:

Phẫu thuật bằng laser

Phương pháp phẫu thuật này đó là sử dụng tia laser với cường độ nhất định giúp đốt cháy khối thoát vị hoặc mổ trực tiếp lên khối thoát vị. Từ đó sẽ giúp khu vực bị thoát vị của bạn được giải phóng khỏi sự chèn ép lên các dây thần kinh, giảm đi sự đau nhức và giúp người bệnh có thể cử động trở lại dễ dàng.

Mổ thoát vị đĩa đệm bằng robot

Việc sử dụng phương pháp mổ bằng robot hiện nay đã được rất nhiều nước trên thế giới thực hiện, ở nước ta cũng mới sử dụng phương pháp này trong một vài năm trở lại đây. Robot sau khi lập trình sẽ tìm tới chính xác vị trí khối thoát vị và tiến hành xử lý chúng một cách tốt nhất.

Phẫu thuật mổ nội soi

Phương pháp này hiện nay được đại đa số các bệnh viện sử dụng để thay thế cho (mổ hở truyền thống) vì an toàn hơn. Phương pháp phẫu thuật này không gây đau đớn và để lại sẹo nhiều cho người bệnh sau điều trị. Chưa kể tới chi phí điều trị khá phù hợp với nhu cầu khám bệnh của nhiều bệnh nhân.

vicare.vn-phau-thuat-thoat-vi-dia-dem-co-nguy-hiem-khong-body-2

4. Mổ thoát vị đĩa đệm hết bao nhiêu tiền?

Chi phí mổ hết bao nhiêu cũng là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm và muốn tìm hiểu. Bởi tùy vào mỗi phương pháp điều trị thì chi phí cũng sẽ khác nhau. Vậy nên nếu biết được chi phí sẽ giúp người bệnh chủ động lựa chọn phương pháp điều trị cho phù hợp, để thực hiện ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thì chi phí có thể như sau:

  • Mổ hở truyền thống: 20 triệu đồng
  • Mổ nội soi: 30 tới 40 triệu đồng
  • Mổ bằng robot: 60 tới 120 triệu đồng

5. Bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Bổ sung canxi

Canxi là thành phần thiết yếu nhất đối với sự phát triển của hệ thống xương trong cơ thể. Nếu như cơ thể bị thiếu hụt canxi sẽ làm cho quá trình lão hóa của cột sống diễn ra nhanh hơn.

Chính vì thế, người bệnh cần được bổ sung hàm lượng canxi phù hợp. Những thực phẩm chứa nhiều canxi, tốt cho cơ thể mà người bệnh thoát vị đĩa đệm cần như là pho mai, sữa, các loại cá như cá mòi, cá hồi, bên cạnh đó còn bao gồm cả các loại rau có màu xanh đậm như rau bó xôi, các loại rau cải, hạnh nhân, đậu phụ,...

Thực phẩm giàu protein

Protein là một thành phần quan trọng trong xương giúp hình thành nên cấu trúc của cơ thể. Chính vì thế việc cung cấp protein hàng ngày cho cơ thể là vô cùng cần thiết, nó giúp duy trì và sửa chữa những thương tổn ở xương, sụn và mô mềm.

Những loại thực phẩm giàu protein có trong các loại thịt như thịt bò, thịt heo, thịt gà,... Trong các loại rau củ như đậu nành, đậu hà lan, trái bơ, bông cải xanh,... Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng uống nước canh xương sẽ rất tốt trong việc cải thiện những vấn đề về xương khớp.

vicare.vn-phau-thuat-thoat-vi-dia-dem-co-nguy-hiem-khong-body-3

Thực phẩm dồi dào chất xơ

Chất xơ sẽ làm sạch quá trình tiêu hóa và kiểm soát được trọng lượng cơ thể. Những chất xơ như gôm, pectin và chất nhầy sẽ tạo cảm giác no bụng, khiến người bệnh ăn ít đi, từ đó giảm được áp lực về trọng lượng cơ thể lên đĩa đệm.

Bên cạnh đó, nó còn giúp phục hồi cột sống ở mức tế bào. Những thực phẩm dồi dào chất xơ mà bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn đó là tôm, cá, cua, cà chua, các loại trái cây, rau củ...

Thực phẩm chứa nhiều Axit béo omega-3,vitamin

Trong axit béo omega-3 có khả năng hình thành collagen để ngăn chặn những tổn hại cho sụn hay đĩa đệm do thoát vị gây ra. Người bệnh có thể bổ sung các loại axit béo omega-3 này từ những nguồn thực phẩm như cá ngừ, cá hồi, bí ngô, hạt lanh, hạt óc chó và các loại rau có màu xanh đậm như bông cải xanh, cải xoong, mùi tây, rau bina, súp lơ trắng, đậu phụ, ăn nhiều thực phẩm, trái cây giàu vitamin B1, B2, B6, B12, C, D, E, K, Magie,...

6. Bị bệnh thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì?

Ngoài những thực phẩm nên ăn đã nói ở trên thì bệnh nhân cũng cần phải kiêng, hoặc hạn chế ăn những loại thực phẩm không tốt cho các bệnh lý về xương khớp dưới đây như:

Hạn chế thực phẩm nhiều đạm và chất béo

Các loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm, chất béo sẽ làm tăng quá trình đào thải canxi qua thận, đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ loãng xương do thoát vị đĩa đệm. Những thực phẩm giàu chất đạm và chất béo cần phải kiêng là thịt bò, thịt dê, thịt chó, đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp và các loại đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ...

Kiêng rượu, bia và các chất kích thích

Nếu có thể nên kiêng hoàn toàn những thứ có chứa chất kích thích phổ biến như rượu, bia, cà phê, thuốc lá...vì khi sử dụng nhiều sẽ làm cho hàm lượng canxi và các khoáng chất có trong cơ thể bị suy giảm, dẫn đến loãng xương, đau mỏi lưng, cổ, vai, gáy, và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp.

Hạn chế thức ăn cay, nóng

Các đồ ăn hay gia vị cay nóng có thể làm tăng khả năng gây ra những dấu hiệu đau nhức, đặc biệt là đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Bệnh tình sẽ tiến triển nhanh theo chiều hướng xấu do sự hao hụt của lượng canxi và khoáng chất có trong cơ thể.

Hạn chế thực phẩm chứa purin và fructose

Các loại thực phẩm có chứa nhiều purin và fructose như thịt gia súc, gia cầm, cà muối và các loại nội tạng động vật. Purin và Fructose khi được đưa vào bên trong cơ thể sẽ kích thích phản ứng viêm ở khớp, làm cho cơn đau càng nghiêm trọng hơn.

Trên đây là những thông tin về việc phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?, mà chúng tôi vừa gửi đến bạn đọc, hi vọng các bạn sẽ tìm được cho mình phương pháp điều trị thích hợp nhất. Để bệnh thuyên giảm bạn cần có lối sống lành mạnh, tránh vận động quá mức. Đặc biệt là động tác cúi nâng vật nặng, bên cạnh đó cần tập luyện những bài tập tốt cho xương khớp.

Xem thêm:

  • Chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật
  • Các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật
  • Thoái hóa và thoát vị đĩa đệm có nên phẫu thuật không?