Phẫu thuật kéo chân có nguy hiểm không? Giá bao nhiêu?

Không phải ai cũng có được chiều cao như mong muốn, vì thế, nhu cầu làm cho mình cao thêm ngày càng gia tăng. Khi cơ thể đã phát triển hoàn thiện, không thể phát triển thêm thì cách lựa chọn duy nhất để cao lên là công nghệ kéo dài chân. Vậy thì Phẫu thuật kéo chân có nguy hiểm không? Phẫu thuật kéo chân có giá bao nhiêu?

Phẫu thuật kéo chân có nguy hiểm không? Giá bao nhiêu? Phẫu thuật kéo chân có nguy hiểm không? Giá bao nhiêu?

Không phải ai cũng có được chiều cao như mong muốn, vì thế, nhu cầu làm cho mình cao thêm ngày càng gia tăng. Khi cơ thể đã phát triển hoàn thiện, không thể phát triển thêm thì cách lựa chọn duy nhất để cao lên là công nghệ kéo dài chân. Vậy thì Phẫu thuật kéo chân có nguy hiểm không? Phẫu thuật kéo chân có giá bao nhiêu?

Những ai có thể phẫu thuật kéo chân?

Kéo dài chân không phải là một phẫu thuật phức tạp. Kỹ thuật này có cách đây cả trăm năm, mục đích ban đầu nhằm điều trị các bệnh lý chân ngắn chân dài, do di chứng thương tật từ chiến tranh, lao động, những trường hợp bị viêm xương hoặc do phải cắt u xương dẫn đến chân cao chân thấp, hoặc các bệnh nhân bị bệnh bại liệt... Thời gian gần đây, nhiều người tìm đến phẫu thuật kéo chân vì mục đích thẩm mỹ.

Chỉ định kéo dài chân thường chỉ đối với những người có tầm vóc thấp, lùn (nữ dưới 1m50, nam dưới 1m60) hoặc người mắc các dị tật, thương tật. Kỹ thuật này không áp dụng cho trường hợp chân cao chân thấp chênh lệch không quá 3 cm. Với mức độ chênh lệch ít thì có thể điều chỉnh bằng độn thêm đế giày dép đơn giản và dễ dàng hơn.

Về độ tuổi thích hợp để thực hiện kéo dài chân đó là lứa tuổi từ 20 - 30 sẽ tốt nhất, vì lúc đó chiều cao cơ thể đã ổn định và hoàn thiện. Sau 35 tuổi, xương bắt đầu lão hóa nên không thuận lợi để phẫu thuật kéo dài chân nữa.

Phẫu thuật kéo chân như thế nào?

vicare.vn-phau-thuat-keo-chan-co-nguy-hiem-khong-gia-bao-nhieu-body-1

Các chuyên gia cho biết, về lý thuyết, muốn kéo dài bao nhiêu cũng được, tùy theo nhu cầu bệnh nhân. Song các bác sĩ sẽ tư vấn cho họ chiều dài hợp lý và cân xứng với cơ thể cũng như hạn chế thấp nhất các biến chứng có thể xảy ra.

Phẫu thuật kéo chân như thế nào? Trước đây, dùng phương pháp cắt xương, xuyên đinh qua xương và lắp khung bên ngoài để căng dãn từ từ với tốc độ 1mm/ngày. Như vậy, nếu muốn kéo dài 7cm sẽ mất thời gian 70 ngày. Khi đã kéo dài đủ 7cm, còn phải mang khung chờ thêm khoảng 7 tháng tiếp theo để cho xương liền chắc, sau đó mới tháo bỏ khung, bệnh nhân phải đeo khung trong một thời gian dài tới 10 tháng, rất cồng kềnh, vướng víu trong sinh hoạt.

Hiện nay, nhờ áp dụng tiến bộ mới, trước khi cắt xương, các bác sĩ đặt một chiếc đinh trong ống tủy xương và chỉ sử dụng 4 đinh nhỏ xuyên qua ở hai đầu xương. Sau một thời gian, khi đã kéo dãn đủ chiều dài các bác sĩ sẽ tiến hành tháo bỏ khung.

Như vậy bằng phương pháp phẫu thuật kéo chân mới này, thời gian đeo khung đã được rút ngắn, chỉ còn 1⁄4 thời gian so với trước kia, tháo bỏ khung sớm tạo điều kiện cho bệnh nhân nhanh chóng trở lại sinh hoạt và công tác, đồng thời sẹo cũng nhỏ và ít đi rất nhiều, đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ của người bệnh.

Phẫu thuật kéo chân có nguy hiểm không?

Không phải bạn muốn kéo dài bao nhiêu cũng được mà phải tuân thủ theo tỷ lệ chiều dài cánh tay chia cho chiều dài đùi, chỉ số này phải lớn hơn 1,2 lần. Nếu độ dài đùi bị kéo quá nhiều, sẽ gây ra tình trạng mất cân đối và mất thẩm mỹ. Hơn nữa, nếu tỷ lệ phần đùi và cẳng chân bị chênh lệch quá nhiều, khi ngồi xổm bạn sẽ bị ngã ngửa ra phía sau do mất cân bằng cơ thể. Và quan trọng nhất là phần xương khi được kéo dãn tự nhiên cũng không thể tự dài ra được quá nhiều.

Có thể thấy rằng phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ kéo dài chân là phương pháp khá phức tạp, phương pháp này rất đau đớn và đòi hỏi bạn phải có tinh thần quyết tâm cao, hơn nữa vì thời gian phục hồi khá lâu, không đi lại được cũng như cần sự chính xác đến từng milimet nên phương pháp này cũng tốn rất nhiều tiền bạc và công sức.

1. Nhiễm trùng tại vị trí trục vít và dây bó xung quanh

Đây là biến chứng thường gặp, từ sưng, tấy đỏ, thậm chí còn sưng mủ, kèm theo sốt và ớn lạnh, nhiễm trùng. Nguyên nhân có thể là do môi trường vệ sinh không đảm bảo, sức khỏe miễn dịch của người bệnh kém, băng gạc không được tiệt trùng thấu đáo... Tuy nhiên, hiện tượng này có thể khắc phục được bằng kháng sinh.

2. Đau sưng

Đau là sự cố rất phổ biến, ví dụ do chèn ép gây tụ máu trong bắp chân. Nếu nặng có thể mổ lấy máu tụ trong khoang hoặc dùng thuốc giảm đau.

3. Biến chứng thần kinh mạch máu

Tổn thương này thường gây ra do phẫu thuật viên ít kinh nghiệm, hoặc làm sai qui trình phẫu thuật kéo chân. Tổn thương thần kinh thường gặp nhất là thần kinh mác chung đi sau chỏm xương mác, làm mất khả năng co duỗi cổ chân. Tỉ lệ xảy ra không đáng kể, có thể tự phục hồi sau phẫu thuật khoảng 1 năm.

4. Co rút mô mềm

Đây là một biến chứng thường gặp trong các phẫu thuật xương khớp nói chung và trong phẫu thuật kéo chân nói riêng. Hiện tượng co rút này có thể ngăn ngừa bằng cách dùng nẹp đúng cách các khớp xương và ứng dụng liệu pháp vật lý trị liệu, nếu cần có thể phải phẫu thuật kéo dài dây chằng.

5. Hiện tượng trật khớp khuỷu khớp liền kề

Có thể ngăn ngừa bằng cách khám lâm sàng và X-quang các khớp xương liền kề để nới lỏng khung và dùng khung tăng cường.

6. Các vấn đề về xương tại vị trí kéo dài

Liên kết xương chậm hay kéo dài là biến chứng thường gặp trong phẫu thuật kéo dài chân. Tuy nhiên, biến chứng này có thể ngăn ngừa, điều chỉnh tốc độ liên kết. Một số trường hợp, nhất là ở trẻ nhỏ nếu mắc bệnh không tạo sụn thì quá trình tạo thành xương rất nhanh.

7. Loãng xương

Loãng xương cũng là một biến chứng thường gặp trong thủ thuật kéo dài xương. Nguyên nhân có thể là do xương bị teo hoàn toàn có thể do điều chỉnh không thích hợp lồng khung bên ngoài hoặc tháo khung quá sớm, và cả những lý do chưa được biết đến.

Ngoài ra còn những biến chứng như hoại tử chi do người bệnh tăng chỉnh khung quá nhanh, quá dài. Viêm chân đinh, tê bàn chân sau phẫu thuật, có thể là do mạch máu và thần kinh không giãn nở kịp với tốc độ kéo dài của khung. Hiện tượng cử động cổ chân và khớp gối khó khăn là do các chân đinh nằm gần gối và cổ chân gây đau nhức, cũng có thể do gân cơ không dãn nở kịp với tốc độ kéo dãn của xương.

vicare.vn-phau-thuat-keo-chan-co-nguy-hiem-khong-gia-bao-nhieu-body-2

Phẫu thuật kéo chân giá bao nhiêu?

Tùy theo từng nơi làm phẫu thuật mà chi phí sẽ có sự chênh lệch. Nếu bạn làm tại các bệnh viện công lập uy tín thì sẽ có giá khoảng 50 triệu đồng/ ca. Nếu phẫu thuật kéo chân tại các bệnh viện tư, thẩm mỹ thì mức giá rất đa dạng, khoảng 80 – 100 triệu đồng bao gồm chi phí phẫu thuật, dụng cụ kéo dài chân và thuốc men.

Tuy nhiên, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về địa chỉ bạn dự định là phẫu thuật. Vì không phải ở đâu cũng có thể thực hiện loại phẫu thuật này, đặc biệt nếu bạn làm tại thẩm mỹ hoặc bệnh viện tư thì lại cần tìm hiểu kỹ hơn để đảm bảo an toàn.

Chi phí phẫu thuật kéo dài chân sẽ bao gồm:

  • Phí khám và xét nghiệm trước mổ
  • Chi phí phòng mổ
  • Thuốc và vật tư phẫu thuật
  • Dụng cụ cố định xương
  • Tiền công cho phẫu thuật viên.

Ngoài những chi phí đó, bạn cần trả thêm chi phí phòng hậu phẫu, tiền thuốc theo toa và phí vận chuyển, chụp phim... cho những lần tái khám sau mổ.

Một số nước trên thế giới đã và đang thực hiện thành công các ca phẫu thuật kéo dài chân, tuy nhiên chi phí cao hơn nhiều so với Việt Nam:

  • Thái Lan: Khoảng 200 - 250 triệu đồng.
  • Trung Quốc: Khoảng 300 - 500 triệu đồng.
  • Mỹ: Khoảng 1,4 tỷ – 2 tỷ đồng.

Xem thêm:

  • Nâng mũi bao lâu thì đẹp tự nhiên?
  • Mắt bị sụp mí sau khi ngủ dậy phải làm sao?
  • Vẹo vách ngăn có nâng mũi làm thẩm mỹ được không?