Phẫu thuật hàm hô có đau không?

Xã hội ngày càng phát triển cũng là lúc những hình thức làm đẹp ngày càng được nâng cao. Trong đó tình trạng phẫu thuật hàm hô là phương pháp thường được nhiều người lựa chọn để giúp cho gương mặt của người bị hô trở nên có thẩm mỹ hơn. Nhiều người vẫn băn khoăn và e dè về phương pháp này vì sợ đau. Liệu thật sự phẫu thuật hàm hô có đau không?

Phẫu thuật hàm hô có đau không? Phẫu thuật hàm hô có đau không?

Xã hội ngày càng phát triển cũng là lúc những hình thức làm đẹp ngày càng được nâng cao. Trong đó tình trạng phẫu thuật hàm hô là phương pháp thường được nhiều người lựa chọn để giúp cho gương mặt của người bị hô trở nên có thẩm mỹ hơn. Nhiều người vẫn băn khoăn và e dè về phương pháp này vì sợ đau. Liệu thật sự phẫu thuật hàm hô có đau không?

Hàm hô là gì?

Hàm hô là một khuyết điểm về hàm mặt khiến người bị thường không được tự tin về khuôn mặt của mình vì nó ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ. Vùng hàm trên hoặc cả hai hàm của người hô sẽ đưa ra phía trước khiến môi không thể che hết răng, trông gương mặt trở nên già dặn hơn. Có nhiều trường hợp hàm hô khiến người bị gặp nhiều khó khăn trong chức năng ăn nhai.

vicare.vn-phau-thuat-ham-ho-co-dau-khong-body-1

Nguyên nhân gây hàm hô

Theo các chuyên gia cho rằng, hàm hô do nhiều nguyên nhân khác nhau chứ không đơn thuần chỉ do răng hô như nhiều người nghĩ. Một số nguyên nhân chủ yếu như:

  • Do hệ thống răng mọc chìa ra phía trước. Điều này chỉ đúng trong một số trường hợp chứ không phải tất cả.
  • Do xương hàm phát triển quá mức sẽ đưa về phía trước gây tình trạng hô một hàm hay hai hàm. Một số người sẽ bị hô cả răng lẫn hàm.

Đối với những trường hợp hô do răng sẽ áp dụng biện pháp chỉnh nha để điều chỉnh bộ răng về đúng với vị trí giúp khắc phục tình trạng này. Nếu do xương hàm thì bắt buộc phải phẫu thuật cắt xương hàm và đẩy lùi về phía sau, giúp cho khớp cắn được hoàn chỉnh. Trong trường hợp nếu bị do cả hai sẽ được kết hợp hai biện pháp trên.

Có nên phẫu thuật cắt hàm hô hay không?

Một số người thường có suy nghĩ rằng bị hô đơn thuần chỉ ảnh hưởng đến cấu trúc hay thẩm mỹ nên không cần tác động đến cũng được. Tuy nhiên đây là quan niệm hết sức sai lầm. Nguyên nhân bị hô do cấu trúc xương hàm hoặc do bộ răng sẽ khiến gương mặt bị lệch và còn ảnh hưởng xấu đến chức năng ăn nhai của người bị.

Khi hai hàm không ăn khớp với nhau theo cấu trúc sinh lý thông thường để lâu dần sẽ làm lệch cơ thái dương và ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.

Phẫu thuật hàm hô có đau không?

Nhiều người khi nghe đến phẫu thuật thường nghĩ rằng rất đau đớn. Tuy nhiên, trong phẫu thuật nói chung và phẫu thuật hàm hô nói riêng thì bệnh nhân sẽ gây mê để có cảm giác thoải mái nhất có thể trong quá trình phẫu thuật. Có hai phương pháp để phẫu thuật hàm hô đó là:

  • Thực hiện cắt xương tiền đình ở hàm trên và đẩy về phía sau qua khoảng trống hai răng số 4 đã được nhổ đi. Sau đó nẹp bằng vít sinh học để cố định nên không ảnh hưởng gì đến sau này.
  • Khi bệnh nhân vừa bị hô kèm theo hở lợi sẽ được chỉ định cắt Lefort để khắc phục cả hai vấn đề.
vicare.vn-phau-thuat-ham-ho-co-dau-khong-body-2

Sau khi phẫu thuật sẽ có hiện tượng hàm bị sưng và ê nhẹ, bệnh nhân được kê đơn thuốc giảm đau và kháng viêm. Do đó không cần quá băn khoăn về vấn đề phẫu thuật hàm hô có đau không.

Một số lưu ý khi phẫu thuật hàm hô

  • Vấn đề khớp cắn: Đây là loại phẫu thuật phức tạp nên cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ thẩm mỹ và bác sĩ nha khoa để điều chỉnh sai lệch. Trong một số trường hợp có thể can thiệp để làm hết hô nhưng bệnh nhân lại bị sai khớp cắn.
  • Bảo toàn tủy răng: Sau khi phẫu thuật sẽ có tình trạng tê buốt và giảm dần sau 3-6 tháng, nếu kéo dài lâu hơn cần đến khám lại xem quá trình phẫu thuật có làm tổn thương tủy răng hay không.
  • Trong quá trình phẫu thuật sẽ cắt gọt đi một phần xương hàm, bác sĩ cần dọn sạch những mảnh vụn của xương để tránh phát sinh những ổ viêm gây đau đớn ở bệnh nhân. Như đã nói ở trên, nếu tình trạng đau kéo dài hơn cần đi khám kịp thời để tránh khỏi tình trạng sưng viêm.

Xem thêm:

  • Những việc cần làm khi đeo niềng răng
  • Những mẹo hay để làm trắng răng tại nhà
  • Lý giải vì sao không nên dùng tăm xỉa răng?