Phẫu thuật bảo toàn hậu môn cho bệnh nhân ung thư trực tràng
Sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u, bác sĩ sẽ luồn vào bóc niêm mạc, kéo đoạn ruột ở bên trên xuống, nối với ống hậu môn, nhờ vậy bệnh nhân vẫn có thể giữ lại được hậu môn tự nhiên. Ung thư trực tràng là bệnh lý ác tính thường gặp ở đường tiêu hóa, chiếm khoảng 30% trong số các ca bệnh. Trực tràng nằm ở phần cuối của đại tràng, nối với hậu môn, là nơi lưu trữ phân tạm thời....
Phẫu thuật bảo toàn hậu môn cho bệnh nhân ung thư trực tràng
Sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u, bác sĩ sẽ luồn vào bóc niêm mạc, kéo đoạn ruột ở bên trên xuống, nối với ống hậu môn, nhờ vậy bệnh nhân vẫn có thể giữ lại được hậu môn tự nhiên.
Ung thư trực tràng là bệnh lý ác tính thường gặp ở đường tiêu hóa, chiếm khoảng 30% trong số các ca bệnh. Trực tràng nằm ở phần cuối của đại tràng, nối với hậu môn, là nơi lưu trữ phân tạm thời. Đa số các trường hợp ung thư trực tràng khởi phát từ polyp trực tràng (một dạng tổn thương dưới dạng khối lồi, thường là lành tính nhưng nếu không cắt bỏ thì có thể phát triển thành ung thư). Ung thư trực tràng là loại ung thư bắt đầu ở phần cuối của đại tràng, gần hậu môn. Bệnh thường gặp ở những người trên 40 tuổi. Phẫu thuật có vai trò chính trong điều trị ung thư trực tràng. Theo phó giáo sư, tiến sĩ, thầy thuốc nhân dân Đoàn Hữu Nghị (nguyên Giám đốc Bệnh viện E, Phó giám đốc bệnh viện K, hiện là Giám đốc Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc), hầu hết những trường hợp u trực tràng gần hậu môn sẽ phải cắt trực tràng, cắt hậu môn và làm hậu môn nhân tạo. Việc sử dụng hậu môn nhân tạo ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và chất lượng sống của bệnh nhân. Bệnh nhân thường xấu hổ, tự ti vì sợ người khác ngửi thấy mùi hôi từ hậu môn nhân tạo, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày, thậm chí công việc của người bệnh. Tuy nhiên, với phương pháp phẫu thuật mới, bệnh nhân vừa có thể giải quyết được khối u mà vẫn có thể giữ lại được hậu môn tự nhiên. Phương pháp phẫu thuật bảo toàn hậu môn cho bệnh nhân ung thư trực tràng mang tên tuổi của bác sĩ Nghị. Bệnh nhân Hải (sinh năm 1942) gặp các triệu chứng về rối loạn đại tiện đã 6 tháng như: đi ngoài phân nhầy, khuôn phân nhỏ dần, mót rặn, buồn đại tiện nhiều lần trong ngày. Ngoài ra, bà còn bị giảm 2kg chỉ trong 2 tháng, cơ thể gầy yếu, xanh xao. Kết quả thăm khám cho thấy u tuyến trực tràng biệt hóa vừa, khối u sùi cách rìa hậu môn 4cm. Khối u được xác định là giai đoạn 3, có 6/18 hạch đã di căn. Điều trị tại Khoa Ung bướu - Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc, bệnh nhân được tư vấn điều trị ung thư với tiến sĩ, bác sĩ See Hui Ti - một trong những bác sĩ đầu ngành Singapore đang hợp tác với Thu Cúc. Bác sĩ See đưa ra phác đồ điều trị, trước hết là phẫu thuật, sau đó là hóa trị. Người bệnh được phẫu thuật trực tiếp với bác sĩ Đoàn Hữu Nghị - người từng có 40 năm kinh nghiệm làm việc về ngoại khoa, đặc biệt trong ngành ung bướu. Ông cũng có nhiều công trình nghiên cứu khoa học và hiện là Phó chủ tịch Hội ung thư Hà Nội. Nhận định về ca phẫu thuật này, bác sĩ Nghị cho biết: “Đây là ca phẫu thuật tương đối khó bởi khối u nằm gần hậu môn. Thông thường, những trường hợp tương tự đều phải cắt cả trực tràng, hậu môn và làm hậu môn nhân tạo. Tuy nhiên, đó là điều không ai mong muốn". Bác sĩ Nghị đã quyết định áp dụng phương pháp mới, sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u, sẽ luồn vào bóc niêm mạc, kéo đoạn ruột ở bên trên xuống, nối với ống hậu môn. Như vậy, khối u được loại bỏ mà không cần phải cắt hậu môn. Phương pháp phẫu thuật này đã được bác sĩ Nghị thực hiện thành công cho nhiều bệnh nhân, đồng thời cũng làm nên tên tuổi của ông. Sau 2 giờ, ca phẫu thuật đã kết thúc thành công, 5 ngày sau mổ, có trung tiện, bệnh nhân đã tự đi vệ sinh. Hiện tại, sức khỏe của người bệnh phục hồi tốt. Với phương pháp mới, bệnh nhân ung thư trực tràng không còn lo ngại việc phải làm hậu môn nhân tạo sau phẫu thuật, họ có thể sống thoải mái hơn, tự tin hơn, đặc biệt bệnh nhân trẻ có thể tiếp tục công việc mà không mặc cảm về bản thân. Nguồn: Thu Ngân http://suckhoe.vnexpress.net/>>> Xem thêm: Chế độ ăn uống giúp ngăn ngừa ung thư đại trực tràng