Phát triển giác quan cho bé: xúc giác

Xúc giác là một trong những giác quan trọng của bé.Đặc biệt là trong những tuần đầu. Vậy bạn nên phát triển các giác quan cho bé như thế nào?

Phát triển giác quan cho bé: xúc giác Phát triển giác quan cho bé: xúc giác

Xúc giác là một trong những giác quan quan trọng của bé, đặc biệt là trong những tuần đầu. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bạn kết nối với bé. Nó cũng giúp bé nhà bạn truyền đạt nhu cầu và mong muốn, tương tác với người khác và khám phá môi trường của mình.

1. Xúc giác của bé phát triển khi nào?

Xúc giác bắt đầu phát triển vào đầu tuần 7-8 thai kỳ.

Đến 11 tuần, bé bắt đầu có cử động nhỏ trong bụng bạn. Những cử động này là dấu mốc của “chuyến thám hiểm đầu tiên” khi bé cảm nhận được môi trường và cơ thể của chính mình.

Xúc giác là giác quan đầu tiên mà bạn giao tiếp và tương tác với bé, khi bạn bế, cho ăn, âu yếm, tắm rửa, và vuốt ve. Sau này em bé của bạn cũng sử dụng xúc giác để tìm hiểu về kết cấu và hình dạng của thế giới xung quanh.

2. Xúc giác của bé phát triển như thế nào?

Xúc giác của bé bắt đầu từ trong bụng mẹ, tiếp tục phát triển và hoàn thiện trong năm đầu tiên và xa hơn nữa.

Trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có làn da nhạy cảm. Một số cơ quan cơ thể có xúc giác đặc biệt nhạy cảm gồm miệng, má, mặt, tay, bụng, và lòng bàn chân.

Với một đứa trẻ sơ sinh, sự tiếp xúc da kề da là phần quan trọng của kết nối và giao tiếp. Bé cảm nhận được sự tiếp xúc của bạn với làn da bé. Bé phản xạ lại bằng cách nắm chặt tay mình.

Nếu bạn vuốt ve, bé sẽ nắm chặt ngón tay của bạn. Tương tự như vậy, nếu bạn đặt một đồ vật trong lòng bàn tay, bé sẽ cầm nó. Hầu hết các phản xạ sơ sinh biến mất khi bé lớn dần.

Miệng của bé cũng rất nhạy cảm. Bé sử dụng miệng của mình như là một cách khác để học hỏi và khám phá.

Nếu bạn chạm nhẹ vào má bé, bé sẽ quay đầu phản ứng và dùng miệng để khám phá nguồn gốc của xúc giác. Đây được gọi là phản xạ cơ bản. Khi bé được bế nâng lên gần vú, bé sẽ sử dụng miệng để tìm núm vú của bạn và đòi ăn.

Kinh nguyệt sau sinh

1 tháng tuổi

1 tháng tuổi, bàn tay bé hầu như lúc nào cũng nắm. Nhưng khi mở ra, bé sẽ nắm ngón tay của bạn nếu bạn chạm vào lòng bàn tay bé.

2-3 tháng tuổi

Bé bắt đầu có cảm giác của xúc giác, có phản ứng khi bị cù nhẹ. Lưỡi, môi và miệng bé rất nhạy cảm. Khi nhai một món đồ chơi mềm, bé sử dụng chúng để cảm nhận.

Em bé nhà bạn sẽ không thể tự mình nhặt đồ nhưng rất thích cầm đồ vật gì đó trong tay. Bé có thể cảm nhận được sự khác biệt giữa các vật cứng và mềm.

4 tháng tuổi

Khi các cơ của bé phát triển và khỏe mạnh, đặc biệt là ở cánh tay và bàn tay, bé bắt đầu vươn người ra để chạm vào đồ vật.

5 tháng tuổi

Em bắt đầu cầm và giơ lên bằng cả hai tay. Nhưng vẫn sử dụng miệng để cảm nhận đồ vật.

Bé thích tận hưởng cảm giác được tắm trong nước và đặc biệt là nước bắn tung tóe trong bồn tắm.

6 tháng tuổi

Xúc giác của bé đang được cải thiện. Bé học cách tiếp cận và cầm nắm đồ vật bằng cả hai tay, chuyển đồ từ tay này sang tay khác. Bé thích chạm vào đồ chơi và khám phá chúng. Đưa cho bé đồ chơi tạo ra âm thanh khi bé khóc hay hờn dỗi để dỗ bé.

7-8 tháng tuổi

Nhận thức không gian của bé đang phát triển. Xúc giác giúp bé biết sự khác biệt giữa các đồ vật phẳng và 3D. Bé còn rất thích thú khi chạm vào đồ vật có thể xoắn, hoặc quay được.

Bé bắt đầu bò (hoặc lê), tiếp cận nhiều đồ vật hơn để cầm nắm và khám phá.

9-10 tháng tuổi

Bé chuyển động nhiều hơn, lúc nào cũng muốn khám phá những điều mới mẻ - chỉ cần bạn đảm bảo rằng những món đồ chơi của bé là an toàn. Bé vẫn sử dụng miệng để khám phá đồ vật.

Bé thích nhặt đồ vật và bỏ chúng vào hộp. Hãy tìm đồ chơi và đồ vật có nhiều màu sắc hoặc có bộ phận chuyển động, như đòn bẩy, cửa, hoặc bánh xe để bé có thể khám phá một cách an toàn.

11-12 tháng tuổi

Khi được khoảng 1 tuổi, bé bắt đầu khám phá tất cả các loại đồ vật - cứng, mềm, lạnh, ẩm ướt, dính, và ướt át. Bé ít dùng miệng để khám phá đồ vật mà dùng tay để tiếp xúc và chơi đùa với các đồ vật.

3. Tôi vuốt ve bé bằng cách nào?

Chạm nhẹ là một trong những cách tốt nhất để vuốt ve bé. Nếu bé nhà bạn hay quấy khóc, bạn có thể dỗ dành bé bằng cách vuốt ve lưng.

Trẻ thích được bế ẵm, vuốt ve, mơn trớn và đong đưa, vì nó giúp an ủi và nguôi cơn quấy khóc. Bé thích được gần gũi với bạn và cảm nhận sự quen thuộc ấm áp, mùi, âm thanh, và cảm giác của cơ thể của bạn.

vicare.vn-phat-trien-giac-quan-cho-xuc-giac-body-1

Sức mạnh của xúc giác được ghi nhận trong việc sử dụng phương pháp "chăm sóc kangaroo" - bế trẻ sơ sinh lại gần ngực trần của bạn để tiếp xúc da kề da tối đa nhất. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc chăm sóc bé theo kiểu “kangaroo” có thể cải thiện mức độ oxy hóa của bé, giảm quấy khóc, cải thiện giấc ngủ và cho con bú.

Những lợi ích trên không chỉ áp dụng cho bé. Chúng còn giúp các bà mẹ và ông bố cảm thấy tốt hơn.

Tiếp xúc gần gũi giúp điều chỉnh nồng độ áp lực và hormone trong máu của bạn. Khi bạn ôm chặt bé, giải phóng oxytocin, còn được gọi là hormone tình yêu. Các nghiên cứu đã cho thấy mức độ oxytocin của các ông bố có thể tăng sau khi tiếp xúc với bé.

Bé sẽ rất thích thú khi được mát xa. Thường xuyên massage giúp bé phát triển. Bạn và bạn đời của bạn đôi khi có thể thay phiên nhau thực hiện.

4. Làm thế nào tôi có thể kích thích bé thông qua xúc giác ?

Sử dụng xúc giác để kích thích bé là cách tốt nhất.

Vui chơi rất quan trọng cho việc học tập và phát triển. Chơi với nhiều loại đồ chơi khác nhau hoặc các vật dụng gia đình có nhiều lợi ích tích cực và giúp kích thích sự phát triển của bé. (Xem các hoạt động cho trẻ em độ tuổi thích hợp hàng tuần trong năm đầu tiên.)

Tìm các dạng đồ chơi khác nhau - mịn, thô, cứng hoặc mềm - và đồ chơi tạo tiếng động, như lục lạc. Sự kết hợp giữa sách và các trạng thái vật chất rất tuyệt vời, bạn có thể khám phá cảm giác khi chạm vào vải, lông, các tông, hoặc da lông nhân tạo. Khi bé của bạn đủ tuổi, bạn có thể cho trẻ chơi với cát, đất sét, hoặc nước.

Hãy cho bé tự cẩm đồ ăn của mình
Hãy cho bé tự cẩm đồ ăn của mình

Lúc đầu, bạn có thể xòe bàn tay bé và vuốt ve nó. Dần dần bé sẽ muốn chuyển đồ vật từ tay này sang kia.

Khi bé bắt đầu ăn các món cứng, để bé chạm và chơi với thức ăn của mình. Mặc dù sẽ bừa bộn, nhưng đó là kinh nghiệm học tập tốt! Khuyến khích bé thử thức ăn mới và tạo cho bé cơ hội sử dụng các ngón tay và bàn tay của mình để khám phá. Khi bé cho thức ăn vào trong miệng, bé sẽ tiếp tục khám phá bằng lưỡi.

Massage tạo nên sự tiếp xúc da kề da trong những ngày đầu và cải thiện gắn bó lâu dài cũng như khả năng phục hồi cảm xúc. Đó là điều tốt nhất cho tất cả các trẻ sơ sinh, trong đó có trẻ sinh non và sinh thiếu cân.

Bằng cách chú ý đến phản ứng của con, bạn có thể biết được loại cảm ứng bé thích và đáp ứng theo những cách riêng.

Tìm kiếm thông tin sức khỏe tại chuyên mục Sống khỏe của HoiBenh.

Nguồn: Baby Center