Phát hiện viêm tai giữa có dễ không?

Viêm tai giữa cũng phổ biến như cảm lạnh thông thường nhưng rất khó phát hiện dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, áp xe não và gây liệt dây thần kinh số 7. Do đó, cần phát hiện sớm bệnh để có cách điều trị hiệu quả thì phải tìm hiểu cơ chế hoạt động của tổ chức chai và nhiều thông tin khác.

Phát hiện viêm tai giữa có dễ không? Phát hiện viêm tai giữa có dễ không?

Thế nào là bệnh viêm tai giữa?

Trẻ em từ 3-6 tháng tuổi thường bị viêm tai giữa do viêm VA lan vào vòi nhĩ, làm cho vòi nhĩ bị viêm và tắc lại. Trẻ em có vòi nhĩ ngắn, khẩu kính lớn hơn người lớn nên vi khuẩn, các chất xuất tiết ở mũi họng dễ lan lên tai giữa.

Ngoài ra, hệ thống niêm mạc đường hô hấp ở trẻ dễ nhạy cảm, dễ phản ứng với những kích thích bằng hiện tượng xuất tiết dịch, ứ đọng nhiều trong hòm tai nên gây viêm.

vicare.vn-phat-hien-viem-tai-giua-co-de-khong-body-1

Tại sao trẻ bị viêm tai giữa?

Trẻ thường bị viêm tai giữa bởi:

  • Trẻ em có vòi Ot-tát ngắn, hẹp, mềm và nằm ngang so với người lớn nên vi khuẩn và virus dễ dàng thâm nhập vào tai giữa.
  • Những tổ chức hình tuyến ở phía đằng sau cổ họng trên và gần vòi Ot-tát lớn nên gây cản trở sự đóng mở của vòi Ot-tát.
  • Trẻ có hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ nên khó chống lại sự nhiễm trùng.
  • Trẻ tiếp xúc với thuốc lá.

Vậy viêm tai giữa có dễ phát hiện không?

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em rất khó phát hiện vì dấu hiệu và triệu chứng bệnh thường không điển hình. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh vẫn có thể phát hiện được bệnh sớm nếu theo dõi các triệu chứng sau:

  • Trong giai đoạn đầu, bệnh có triệu chứng không rõ rệt. Trẻ không sốt, không đau tai, đôi khi ù tai và không chảy dịch ở tai. Triệu chứng duy nhất là trẻ nghễnh ngãng nhưng người lớn thường bỏ qua vì cho rằng trẻ thiếu tập trung.
  • Khi giai đoạn mạn tính thì có triệu chứng chảy mủ tai, thủng màng nhĩ.
  • Khi dịch trong tai giữa đọng lại quá nhiều sẽ thúc ép lên màng nhĩ gây đau tai. Đối với trẻ biết nói sẽ kêu đau, còn trẻ chưa biết nói thường kéo giật tai mạnh, khó chịu và khóc nhiều hơn bình thường.
  • Trẻ ăn ít hơn, ngủ khó hơn do áp suất trong tai giữa thay đổi gây khó chịu
  • Khi bị viêm tai giữa cấp trẻ sẽ sốt, nôn, hoa mắt, chóng mặt
  • Bệnh liên quan đến đường hô hấp trên nên trẻ cũng ho, sổ mũi, nghẹt mũi.

Do đó, ngay khi giai đoạn ủ bệnh (lúc trẻ sốt cao 39-40 độ, quấy khóc, bỏ bú, kém ăn, nôn trớ, đi ngoài,...) người lớn cần đưa trẻ đi khám ngay.

Viêm tai giữa có lây không?

Viêm tai giữa là bệnh không lây nhiễm nhưng có liên quan đến chứng cảm lạnh nên có thể gây phát tán.

Bệnh kéo dài trong thời gian bao lâu?

Bệnh thường tự mất sau 2-3 ngày mà không cần liệu pháp đặc trị nào. Nếu bác sĩ điều trị thì dùng 10 ngày là tối đa. Đối với trẻ 6 tuổi trở lên bị viêm tai giữa nhẹ hoặc vừa thì dùng kháng sinh 5-7 ngày.

Tuy nhiên, sau khi dùng kháng sinh sau 1 đợt điều trị thì dịch vẫn có thể đọng lại trong tai giữa trong vài tháng sau đó.

Điều trị viêm tai giữa như thế nào?

Bệnh được phát hiện thì bác sĩ sẽ chích rạch dẫn lưu hoặc sau khi vỡ mủ sẽ điều trị cẩn thận. Sau 1-2 tuần bệnh sẽ khỏi, không để lại di chứng.

Hiện nay, bác sĩ áp dụng kỹ thuật nội soi trong điều trị. Bác sĩ sẽ dùng kính hiển vi điện tử chích 1 lỗ nhỏ ở màng nhĩ và đặt 1 ống thông nhỏ. Ống thông khí xuyên qua màng nhĩ hút sạch dịch nhầy trong hòm nhĩ ra ngoài và lưu ống thông khí tại chỗ để dịch tự chảy ra ngoài.

vicare.vn-phat-hien-viem-tai-giua-co-de-khong-body-2

Có thể phòng bệnh viêm tai giữa được không?

Phòng bệnh viêm tai giữa cho trẻ bằng các cách sau:

  • Nuôi con bằng sữa mẹ tối thiểu 6 tháng có thể ngăn ngừa được các đợt viêm tai từ sớm.
  • Giữ gìn và vệ sinh sạch sẽ mũi họng hằng ngày cho trẻ, tránh mức tối đa trẻ bị viêm họng
  • Khi trẻ nôn, không nên để đầu trẻ thấp thì chất nôn dễ tràn vào tai giữa
  • Khi gội đầu cho trẻ cần nâng cao đầu, không nên hạ thấp quá khiến nước chảy vào tai giữa gây viêm.
  • Khi trẻ bị viêm mũi họng và viêm VA thì cần được điều trị dứt điểm, đúng cách để ngăn ngừa nguyên nhân gây viêm tai giữa.
  • Tiêm chủng cho trẻ đúng lịch vì vắc xin HIB có thể ngăn ngừa viêm tai giữa.

Xem thêm:

  • Chữa viêm tai giữa bằng xông hương
  • Bị viêm tai giữa uống thuốc gì?
  • Viêm tai giữa mạn tính có nguy hiểm không?