Phát hiện triệu chứng sớm của u hạch bạch huyết
U hạch bạch huyết nếu phát hiện sớm sẽ làm tăng khả năng điều trị và chữa khỏi bệnh, giúp bạn thoát khỏi “lưỡi hái” tử thần. Hãy cùng Vicare tìm hiểu ngay những triệu chứng u hạch bạch huyết sớm.
Phát hiện triệu chứng sớm của u hạch bạch huyết
U hạch bạch huyết nếu phát hiện sớm sẽ làm tăng khả năng điều trị và chữa khỏi bệnh, giúp bạn thoát khỏi “lưỡi hái” tử thần. Hãy tìm hiểu ngay những triệu chứng u hạch bạch huyết sớm.
Bệnh hạch bạch huyết xảy ra tại các hạch lympho có chức năng miễn dịch của cơ thể. Bệnh xảy ra phổ biến ở nam giới, những người mắc bệnh suy giảm hệ miễn dịch, bệnh nhân bị nhiễm trùng virus như Epstein-Barr hoặc vi khuẩn Helicobacter Pylori.
Các triệu chứng sớm của u hạch bạch huyết
Có hai loại u hạch bạch huyết là Ung thư hạch bạch huyết dạng Hodgkin; Ung thư bạch huyết dạng không Hodgkin:
Ung thư hạch bạch huyết dạng Hodgkin bắt đầu bằng việc phì đại một hạch bạch huyết với triệu chứng sưng nhưng không đau hạch bạch huyết, ăn không ngon miệng, sụt cân, ngứa ngoài da, sốt và đổ mồ hôi ban đêm.
Ung thư bạch huyết dạng không Hodgkin xảy ra khi tế bào T hoặc tế bào B trong bạch cầu trở nên bất thường với triệu chứng là khó thở, đau ngực, sưng, đau bất thường, cơ thể mệt mỏi.
Khi có những triệu chứng u hạch bạch huyết sớm này thì nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, làm các xét nghiệm sinh thiết cần thiết phát hiện bệnh. Nếu thấy những triệu chứng dưới đây sẽ bệnh đã ở giai đoạn nặng:
Thiếu máu
Theo thống kê lâm sàng, có khoảng 10 -20 % bệnh nhân bị ung thư hạch bạch huyết ác tính bị thiếu máu ở thời điểm thăm khám hoặc triệu chứng này xuất hiện khoảng vài tháng trước khi hạch bạch huyết sưng lên.
Khi bệnh tiến triển nặng thì thiếu máu rõ ràng nhất. Biểu hiện của thiếu máu là da xanh xao, thường choáng váng...Lúc này bạn hãy đi khám, bác sĩ sẽ xét nghiệm để xem xét máu nhiều hay ít, tỉ lệ đông máu nhanh hay chậm để xác định bệnh.
Suy giảm chức năng miễn dịch
Suy giảm khả năng miễn dịch cũng là biểu hiện ban đầu của u hạch bạch huyết. Bệnh nhân sẽ bị nhiễm trùng hệ thống thần kinh trung ương, viêm màng não hoặc u não, xuất huyết não hoặc các bệnh truyền nhiễm khác.
Sưng hạch bạch huyết
Ở giai đoạn sớm bệnh nhân không có cảm giác đau chỉ khi bệnh nặng hơn thì triệu chứng sưng hạch bạch huyết dần xuất hiện, từ kích thước bằng hạt đậu nàng rối lớn hơn kích thước như quả táo tàu.
Về độ cứng, hạch bạch huyết thường theo từng mức độ trung bình, rất cứng và đồng nhất. Hạch này thường không bám dính vào da, đến giai đoạn giữa và giai đoạn cuối u hạch sẽ tách rời hoàn toàn với da, cử động di chuyển được dưới vùng da.
U hạch bạch huyết giai đoạn cuối phát triển đến mức rất to, kết hợp lại với nhau thành một khối, khối u có thể có đường kính lên tới 20cm. Lúc này việc điều trị sẽ khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều.
U hạch bạch huyết sống được bao lâu?
Đa phần bệnh nhân đến gặp bác sĩ khi có triệu chứng rõ ràng thì bệnh đã khá nặng, thời gian “vàng” để điều trị bệnh đã bị bỏ lỡ.
Tỷ lệ sống sau 5 năm phát hiện bệnh với chủng u hạch bạch huyết Hodgkin: Giai đoạn I là 90%, Giai đoạn II khoảng 90%, Giai đoạn III khoảng 80%, Giai đoạn là 65%.
Tỷ lệ sống sau 5 năm phát hiện u hạch bạch huyết không Hodgkin: Giai đoạn tại chỗ khoảng 81,6%, Giai đoạn khu vực tức là đã lây lan đến hạch bạch huyết khu vực là 72,9%, Di căn xa còn khoảng 61,6%.
Các chuyên gia khuyên bạn hãy đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/1 lần, tầm soát ung thư để phát hiện bệnh sớm, điều trị hiệu quả hơn.
Các phương pháp điều trị u hạch bạch huyết
Bác sĩ sẽ tùy thuộc vào loại u hạch, mức độ ác tính của bệnh, mục đích điều trị của bệnh nhân để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
- Hóa trị liệu: Điều trị bệnh giai đoạn sớm, bác sĩ dùng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị liệu được truyền qua đường tĩnh mạch, một số loại thuốc dạng viên.
- Liệu pháp dùng thuốc: Bệnh giai đoạn 2,3 sẽ áp dụng phương pháp này. Dùng thuốc điều trị u lympho theo liệu pháp để tiêu diệt tế bào ung thư của người bệnh.
- Xạ trị liệu: Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị ở giai đoạn 4. Xạ trị các bác sĩ sử dụng chùm tia năng lượng mạnh như Xquang và protons để tiêu diệt tế bào ung thư.
- Ghép tủy: Ghép tủy thường kết hợp với hóa trị liều cao và xạ trị. Tế bào tủy xương khỏe mạnh từ cơ thể người bệnh hoặc người hiến tặng sẽ được truyền vào máu của bệnh nhân. Sau đó sẽ di chuyển tới các xương và tái tạo lại các tủy xương.
Xem thêm:
- Những điều nên biết về ung thư hạch bạch huyết
- Viêm hạch bạch huyết mạc treo là bệnh gì, có nguy hiểm không?