Phát hiện sớm ung thư máu giai đoạn đầu sống được bao lâu?
Ung thư máu là căn bệnh khó chữa, độ phức tạp cao. Phát hiện ung thư máu giai đoạn đầu là một lợi thế giúp việc điều trị được hiệu quả hơn và kéo dài thời gian sống của người bệnh. Dưới đây là những thông tin cần biết về bệnh ung thư máu ở giai đoạn đầu.
Phát hiện sớm ung thư máu giai đoạn đầu sống được bao lâu?
Ung thư máu là căn bệnh khó chữa, độ phức tạp cao. Phát hiện ung thư máu giai đoạn đầu là một lợi thế giúp việc điều trị được hiệu quả hơn và kéo dài thời gian sống của người bệnh. Dưới đây là những thông tin cần biết về bệnh ung thư máu ở giai đoạn đầu.
Ung thư máu giai đoạn đầu có biểu hiện gì?
- Sốt: Sốt là biểu hiện có nguyên nhân cốt lõi từ nhiễm trùng nhưng không phải tất cả trường hợp sốt đều cảnh báo triệu chứng bệnh bạch cầu.
- Các triệu chứng xuất huyết có liên quan đến thiếu máu do ung thư máu giai đoạn đầu bắt đầu hình thành và số lượng tiểu cầu thấp.
- Thiếu máu: Biểu hiện này rất phổ biến do ung thư máu gây ra bởi sự ức chế phát triển của các tế bào máu đỏ bị các tế bào máu trắng ác tính lấn át. Thiếu máu đơn thuần không gây sốt và chảy máu nhưng thiếu máu do ung thư máu sẽ kèm sốt và chảy máu.
- Đau chân tay: Bạch cầu ác tính xâm nhập gây nên sưng phù ở các cơ quan gan, lá lách. Người bệnh có gan to sẽ thấy đầy hơi, chán ăn, giảm cân.
Ung thư máu giai đoạn đầu sống bao lâu?
Ung thư máu giai đoạn đầu sống được bao lâu luôn là câu hỏi của người bệnh và người nhà. Điều này còn tùy thuộc vào tình trạng phát triển của lượng bạch cầu trong máu, cách phát triển của từng loại bệnh. Vì vậy, việc tiên lượng ung thư máu giai đoạn đầu cho từng loại bệnh như sau:
- Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính: Thời gian sống trung bình khoảng 8 năm (98 tháng)
- Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính: Khoảng 20% đến 40% người bệnh sống ít nhất 60 tháng (5 năm).
- Bệnh bạch cầu lympho mạn tính: Người bệnh có thể sống từ 10-20 năm.
- Bệnh bạch cầu lympho cấp tính: Dạng này tiến triển rất nhanh nên người bệnh trung bình chỉ sống được 4 tháng. Đối với trẻ em trong độ tuổi 3-7 sẽ chiếm khoảng 80% có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Người lớn chỉ có khoảng 40%.
Ung thư máu giai đoạn đầu chữa được không?
Ung thư máu giai đoạn đầu sẽ bao gồm sự mở rộng các hạch bạch huyết do sự gia tăng đột ngột số lượng lympho sẽ làm các hạch bạch huyết mở rộng. Nếu bệnh được phát hiện sớm thì tỷ lệ chữa khỏi cao vì ung thư chưa lây lan và ảnh hưởng sang các bộ phận khác.
Việc chữa trị ung thư cần được tiến hành thận trọng và tỉ mỉ bằng các xét nghiệm và phân tích kỹ càng, xác định giai đoạn u bạch huyết mới có thể lựa chọn phương án điều trị tốt nhất.
Việc điều trị ung thư máu giai đoạn đầu tùy thuộc vào sức khỏe tổng quát của người bệnh. Và bệnh cũng được áp dụng các phương pháp truyền thống như hóa trị, xạ trị, các phương pháp mới như ghép tủy xương, truyền máu, cấy tế bào mầm tạo chất sinh huyết. Cụ thể như sau:
- Hóa trị: Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư máu bằng cách uống thuốc, tiêm hoặc truyền thuốc vào tĩnh mạch, vào dịch não tủy. Hóa trị giúp ngăn chặn các tế bào ung thư bạch cầu tăng trưởng.
- Liệu pháp điều trị sinh học: Phương pháp này được thực hiện bằng cách truyền chất kháng thể đơn dòng vào người bệnh để giết chết các tế bào ung thư máu, giúp khả năng đề kháng tự nhiên của cơ thể được cải thiện, làm chậm tế bào ung thư máu tăng trưởng.
- Xạ trị: Sử dụng các chùm tia năng lượng cao để giết chết các tế bào ung thư máu.
- Thay tủy: Sau khi thực hiện xạ trị, hóa trị, người bệnh sẽ được cấy tế bào gốc khỏe mạnh thông qua tĩnh mạch lớn. Những tế bào mới được cấy vào sẽ thay thế những tế bào bị hủy diệt trong lúc điều trị trước đó.
Những phương pháp điều trị sẽ được bác sĩ tùy theo sức khỏe người bệnh, diễn biến bệnh mà có thể thay đổi liệu pháp hoặc thành phần điều trị.
Cần phòng ngừa ung thư máu tái phát và mắc mới
Để phòng tránh ung thư máu thì nên phòng tránh các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Ung thư máu khó chữa trị nếu phát hiện muộn nên mỗi người cần chú ý đến sức khỏe bản thân và phòng ngừa từ trước bằng các biện pháp sau:
- Không nên tiếp xúc với hóa chất: Các hóa chất như thuốc diệt cỏ, benzen,... là nguy cơ khiến ung thư máu phát triển. Bất khả kháng phải tiếp xúc thì giảm thiểu thời gian tiếp xúc và mang đồ bảo hộ như găng tay, khẩu trang,...
- Tránh tiếp xúc với bức xạ: Bức xạ làm thay đổi các thành phần trong máu nếu tiếp xúc nhiều nên sẽ tốt hơn nếu giảm thiểu thời gian tiếp xúc với các tia có nồng độ cao.
- Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục được chứng minh có thể ngăn ngừa ung thư, trong đó có ung thư máu cũng nên mỗi người cần tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe tốt.
- Chế độ ăn uống hợp lý: Nên ăn ngũ cốc còn nguyên hạt, trái cây và rau quả, giảm thiểu tiêu thụ các chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa.
Xem thêm:
- Nhận biết ung thư máu, ai cũng cần biết sớm để thoát "cửa tử"
- Ung thư máu ở trẻ em có chữa được không?
- Bạn biết gì về ung thư máu - bệnh ung thư duy nhất không có khối u?