Phản ứng phụ khi tiêm vacxin viêm gan B là gì?

Hầu hết các loại vacxin khi được tiêm vào cơ thể đều gây ra tác dụng phụ dù là rất nhỏ, trong đó vacxin viêm gan B cũng không ngoại lệ và nó cũng có thể gây tác dụng phụ khi tiêm. Vậy thì phản ứng phụ khi tiêm vacxin viêm gan B là gì? Những thông tin dưới đây sẽ giúp mọi người biết được phản ứng phụ khi tiêm vacxin viêm gan B là gì nhằm có biện pháp xử lý kịp thời khi gặp tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin viêm gan B.

Phản ứng phụ khi tiêm vacxin viêm gan B là gì? Phản ứng phụ khi tiêm vacxin viêm gan B là gì?

Hầu hết các loại vacxin khi được tiêm vào cơ thể đều gây ra tác dụng phụ dù là rất nhỏ, trong đó vacxin viêm gan B cũng không ngoại lệ và nó cũng có thể gây tác dụng phụ khi tiêm. Vậy thì phản ứng phụ khi tiêm vacxin viêm gan B là gì? Những thông tin dưới đây sẽ giúp mọi người biết được phản ứng phụ khi tiêm vacxin viêm gan B là gì nhằm có biện pháp xử lý kịp thời khi gặp tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin viêm gan B.

Tác dụng của vacxin viêm gan B

Vacxin viêm gan B là vacxin có thể ngăn ngừa bệnh viêm gan B và hậu quả của nó bao gồm xơ gan và ung thư gan. Loại vacxin này được khuyến cáo dùng cho tất cả người lớn và trẻ em có nguy cơ bị viêm gan B.

Liều tiêm viêm gan B

Đối với người lớn tiêm vacxin viêm gan B sẽ được tiêm 3 liều. Liều thứ 2 được tiêm sau 1 tháng tiêm liều thứ 1 và liều thứ 3 được tiêm sau liều thứ nhất là 6 tháng.

Còn đối với trẻ em cũng được tiêm 3 liều nhưng liều thứ nhất thì nên tiêm trong vòng 24h đầu tiên sau sinh. Liều thứ 2 cách liều thứ nhất 1 tháng và liều thứ 3 cách liều thứ nhất 6 tháng.

vicare.vn-phan-ung-phu-khi-tiem-vacxin-viem-gan-b-la-gi-body-1

Những trường hợp không nên tiêm ngừa vacxin viêm gan B

Những trường hợp sau đây thì không nên tiêm ngừa vacxin viêm gan B bao gồm:

  • Người có phản ứng dị ứng nguy hiểm đến tính mạng sau khi tiêm vắc xin viêm gan B trước đây.
  • Người bị dị ứng nghiêm trọng với men nở (loại men làm bánh mì) thì không nên tiêm vacxin viêm gan B vì vacxin ngừa viêm gan B được làm từ loại nấm này.
  • Những người đang bị cảm, ho, sốt dù cho mức độ nhẹ hay nặng cũng đều không nên tiêm vacxin viêm gan B mà cần đợi cho đến khi khỏi bệnh, sức khỏe ổn định mới có thể tiêm ngừa vacxin viêm gan B.

Lưu ý: Khi tiêm vacxin viêm gan B thì sẽ không tránh khỏi các phản ứng phụ của vacxin. Vì vậy, cần theo dõi những phản ứng, dấu hiệu của cơ thể sau khi tiêm vacxin viêm gan B để kịp thời nhận biết và xử lý hiệu quả các phản ứng phụ của vacxin.

Phản ứng phụ khi tiêm vacxin viêm gan B là gì?

Sau khi tiêm vacxin viêm gan B, người tiêm có thể gặp một số tác dụng phụ nhẹ như: Đau và sưng ở nơi tiêm; Đau nhức đầu, chóng mặt; Sốt nhẹ; Đau khớp và đau cơ thể; Mệt mỏi; Buồn nôn, nôn, táo bón, tiêu chảy;... Những triệu chứng này diễn ra 1-2 ngày và nhanh chóng quan đi thì không có gì đáng lo ngại vì đây là phản ứng phụ của vacxin với cơ thể.

Trong một vài trường hợp, một số người sau khi tiêm vacxin viêm gan B cảm thấy mệt mỏi, choáng váng. Nếu gặp tình trạng này thì nên ngồi nghỉ hoặc nằm xuống trong khoảng 15 phút sau khi tiêm. Nếu cảm thấy chóng mặt hoặc có những thay đổi về thị lực hay bị ù tai sau khi tiêm thì cần thông báo với bác sĩ ngay lập tức.

Mọi người cũng cần lưu ý không nên tiếp tục tiêm ngừa nếu có phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng sau lần tiêm đầu tiên. Bên cạnh đó, cần theo dõi các phản ứng phụ sau khi tiêm vacxin viêm gan B. Khi tiêm liều tăng cường thì cần phải nói với bác sĩ nếu các mũi tiêm trước đó gây ra phản ứng phụ.

Đi cấp nếu sau khi tiêm cơ thể có dấu hiệu phản ứng dị ứng như: phát ban, sưng ở mặt, môi, lưỡi hoặc họng và khó thở.

Đi khám ngay nếu sau khi tiêm ngừa vacxin có các phản ứng phụ nghiêm trọng như: Sốt, đau cổ họng, nhức đầu với nổi mẩn và đỏ da; Nhức nhối, cáu kỉnh hoặc khóc hơn 1h sau tiêm (đối với trẻ em); Nhịp tim đập nhanh; Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu.

vicare.vn-phan-ung-phu-khi-tiem-vacxin-viem-gan-b-la-gi-body-2

Cách xử lý khi gặp tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin viêm gan B

Sau khi tiêm vacxin viêm gan B, nếu người tiêm bị sốt cao trên 39 độ, sưng tấy chỗ tiêm thì có thể cho uống paracetamol và uống thêm nhiều nước lọc, nước hoa quả.

Còn đối với chỗ tiêm bị sưng tấy thì không nên đắp các bài thuốc dân gian mà cần tư vấn ý kiến bác sĩ để có cách xử lý hiệu quả nhất.

Nếu chỗ tiêm bị sưng tấy nhỏ và khỏi sau 2-3 ngày thì không cần phải can thiệp. Còn nếu sưng tấy to, xuất hiện muộn hơn, lâu hơn thì có thể bị apxe chỗ tiêm, cần đến cơ sở y tế để khám và xử lý kịp thời.

Một số phản ứng phụ của các loại vacxin thông thường

vicare.vn-phan-ung-phu-khi-tiem-vacxin-viem-gan-b-la-gi-body-3

Qua những thông tin trong bài viết trên hi vọng sẽ giúp mọi người biết được phản ứng phụ khi tiêm vacxin viêm gan B là gì và nhận biết phản ứng nào là bình thường và phản ứng nào là bất bình thường nhằm có hướng xử lý hiệu quả khi tiêm ngừa vacxin viêm gan B.

Xem thêm:

  • Tiêm vacxin viêm gan B ngay sau khi sinh có sớm quá không?
  • Tại sao phải tiêm vacxin viêm gan B cho trẻ trong 24h đầu tiên sau sinh?
  • Có thể tiêm vacxin sởi cùng vacxin DPT, viêm gan B... không?