Phân biệt viêm da do bệnh zona thần kinh và kiến ba khoang chính xác
Sự tổn thương da do Zona thần kinh và kiến ba khoang khiến nhiều người nhầm lẫm nên gây ra nhiều tác hại khôn lường. Vì vậy HoiBenh sẽ giúp các bạn phân biệt viêm da do bị kiến ba khoang cắn với bệnh Zona để việc chữa bệnh đúng cách, kịp thời
Phân biệt viêm da do bệnh zona thần kinh và kiến ba khoang chính xác
Sự tổn thương da do Zona thần kinh và kiến ba khoang khiến nhiều người nhầm lẫm nên gây ra nhiều tác hại khôn lường. Vì vậy HoiBenh sẽ giúp các bạn phân biệt viêm da do bị kiến ba khoang cắn với bệnh Zona để việc điều trị bệnh đúng cách, kịp thời, tránh những thương tổn không mong muốn.
Đặc điểm dễ nhận của bệnh zona thần kinh
Zona thần kinh thường gặp ở những người đã từng bị thuỷ đậu. Vị trí xuất hiện bệnh là ở một bên cơ thể như lưng, mặt,...
Triệu chứng dễ nhận biết:
Người bị zona sẽ có cảm giác đau nhức nhối theo dây thần kinh chạy dọc nửa bên người ở chính nơi sắp bị thương tổn. Sau đó sẽ xuất hiện cảm giác ngứa, nóng rát và đau nhức vô cùng khó chịu.
Xuất hiện bọng nước ở giữa vùng da bị tổn thương với hình dạng to lõm. Hay có thể là các chùm mụn nước. Các tổn thương được phân bổ xung quanh dây thần kinh và đỏ ửng. Tổn thương do zona chỉ bị một bên chứ không bao giờ bị hai bên.
Tình trạng người bệnh sẽ có các triệu chứng rõ rệt là đau đầu, đau nửa đầu, đau thần kinh dữ dội, sưng hạch bạch huyết cạnh vùng thương tổn. Đối với trẻ em thường không đau hoặc đau mức độ nhẹ, còn người già mức độ đau rất dữ dội.
Bệnh zona mà không bị viêm nhiễm thì các nốt mụn sẽ bị vẩn đục, sau đó khô và hình thành vẩy. Mới khỏi màu ửng đỏ vẫn lưu lại trên da. Bệnh có thể tái phát sau vài tháng hoặc vài năm.
>>> Xem thêm: Các dấu hiệu của bệnh zona thần kinh. Những ai có nguy cơ nhiễm bệnh?
Đặc điểm viêm da do khiến ba khoang cắn
Để phân biệt chính xác Zona thần kinh và kiến ba khoang thì các bạn tiếp tục theo dõi dưới đây để tìm hiểu về những dấu hiệu viêm da do kiến ba khoang cắn.
Khi bị kiến ba khoang cắn thì các thương tổn sẽ xuất hiện ở nhiều nơi như mặt, cổ, tay, chân, vai,... hoặc bị cả hai bên cơ thể. Các thương tổn này sẽ tiếp tục tiến triển và lây lan trên diện rộng. Kèm theo đó các vùng da tổn thương sẽ có cảm giác râm ran khó chịu.
Khi xuất hiện các vết đỏ rát do kiến ba khoang cắn thì sau khoảng 12 đến 24 giờ sẽ hình thành các thương tổn rõ rệt hơn với biểu hiện là da bị phồng rộp thành vệt, rát bỏng, mụn nước ở giữa. Nếu bạn gãi thì vùng thương tổn sẽ lan ra vùng da lành và vùng da có nếp gấp.
Các thương tổn sau 3 ngày sẽ đỡ phồng rộp, hình thanh vảy và bong ra. Tuy nhiên sau 5 đến 7 ngày các vết rát sẽ tiếp tục thấm sâu, gây khó chịu cho người bệnh.
Khi bị kiến ba khoang cắn hoặc nghi ngờ bị kiến ba khoang cắn cần nhanh chóng sơ cứu bằng cách rửa cồn 70, 90 độ hoặc rửa nước muối sinh lý,... để trung hoà chất dịch tiết của côn trùng và hạn chế các thương tổn ở da.
Cần đi thăm khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Như vậy bài viết trên đây các bạn đã phân biệt được viêm da do Zona thần kinh và kiến ba khoang. Hi vọng các bạn sẽ có biện pháp điều trị, xử lý các thương tổn đúng cách để vết thương nhanh lành.