Phân biệt ho gà và ho thường ở trẻ em

Thời tiết chuyển mùa, những cơn ho kéo dài thường xuất hiện ở trẻ nhỏ khiến các bậc phụ huynh không ngừng lo lắng. Đặc biệt ho gà khá nguy hiểm, vậy làm thế nào để phân biệt được ho gà với ho thường ở trẻ em. Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về những cơn ho của trẻ.

Phân biệt ho gà và ho thường ở trẻ em Phân biệt ho gà và ho thường ở trẻ em

Thời tiết chuyển mùa, những cơn ho kéo dài thường xuất hiện ở trẻ nhỏ khiến các bậc phụ huynh không ngừng lo lắng. Đặc biệt ho gà khá nguy hiểm, vậy làm thế nào để phân biệt được ho gà với ho thường ở trẻ em. Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về những cơn ho của trẻ.

1. Bệnh ho gà có nguy hiểm không?

Ho gà là bệnh do vi khuẩn có tên khoa học là Bordetella pertussis gây nên, vi khuẩn này lây lan theo đường hô hấp.

Nguyên nhân chính gây bệnh ho gà ở trẻ là do sự xâm nhập của vi khuẩn Bordetella pertussis đi vào đường hô hấp trên, sau đó khu trú và phát triển ở lông mao biểu mô trụ của đường thanh quản, khí quản lúc này vi khuẩn sẽ tiết ra một loại độc tố có tên là Pertussis toxin, đây là loại protein độc lực chính đóng vai trò gây bệnh ho gà ở trẻ.

Vào những mùa thời tiết thường xuyên ẩm ướt, không khí không nóng cũng không lạnh đây là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn Bordetella pertussis sinh sôi và phát triển nhanh chóng.

Theo quan sát của các chuyên gia y tế, ho gà là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp do vi khuẩn gây nên. Bệnh nhân thường có những cơn ho dữ dội, kèm theo đỏ mặt đôi khi tím môi và thường có tiếng rít ở cuối cơn ho.

Thời gian đầu mắc bệnh trẻ thường xuất hiện những cơn ho nhẹ. Thời gian ủ bệnh của vi khuẩn ho gà là từ 7-10 ngày, sau đó trẻ bắt đầu chảy nước mũi ho nhiều hơn.

Ho gà là bệnh rất dễ lây lan gần như 100% các bé nhạy cảm, tiếp xúc với nước bọt bắn ra có chứa vi khuẩn. Đây là bệnh nằm trong chương trình tiêm chủng quốc gia khi bé được 2-4 tháng tuổi và nhắc lại lúc 18 tháng.

Biến chứng nguy hiểm có thể là viêm não, viêm phổi, trường hợp nặng có thể bị vỡ phế nang, tràn khí trung thất hoặc tràn khí màng phổi. Ngoài ra trẻ còn có thể bị xuất huyết võng mạc, suy hô hấp, lồng ruột, sa trực tràng hay một số biến chứng như rối loạn nước điện giải, bội nhiễm các vi khuẩn khác.

vicare.vn-phan-biet-ho-ga-va-ho-thuong-o-tre-em-body-1

2. Cách phân biệt ho gà và ho thường ở trẻ em

Ho gà

Vi khuẩn ho gà thường tấn công niêm mạc làm thu hẹp đường hô hấp gây viêm nhiễm nặng, trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ có nguy cơ mắc ho gà nhiều hơn. Tuy nhiên trẻ sơ sinh là trường hợp bị bệnh này cao nhất. Trẻ còn yếu chưa đủ sức nên tiếng ho gà cũng không rõ ràng lắm, vì vậy bố mẹ sẽ khó phát hiện. Thay vào đó khi thấy cơn ho kéo dài đến đỉnh điểm bé sẽ bị nôn ói, tạm ngưng thở, và môi có thể tím tái vì bé không tiếp nhận đủ oxy. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn thấy các triệu chứng trên. Trẻ dưới 6 tháng tuổi nếu bị bệnh cần phải nhập viện, vùng nhiễm trùng sẽ được điều trị bằng kháng sinh, và những người trong gia đình cũng cần uống thuốc để phòng bệnh và tăng cường hệ miễn dịch, vì ho gà rất dễ lây và khả năng miễn dịch bị suy yếu trong vòng 5 năm sau khi tiêm chủng ngừa.

Các bác sĩ cho biết để phân biệt được ho thường và ho gà thì phải dựa vào cơn ho của trẻ. Đối với trẻ từ 5 tuổi trở lên khi xuất hiện cơn ho gà trẻ sẽ ho một tràng dài, sau đó hít một hơi tiếp tục lại ho một tràng như vậy nữa. Thậm chí sau cơn ho thì nôn ọe có nước dãi chảy ra, đôi khi còn có xuất huyết ở võng mạc mắt. Đó là biểu hiện đối với những bệnh nhân có đủ sức khỏe.

Còn đối với những trẻ sơ sinh khi sức khỏe còn yếu, cơn ho không giống người lớn nhưng có thể biểu hiện cơn ho liên tiếp kéo dài, thậm chí vài phút đến nửa tiếng, kèm theo những cơn ngừng thở khiến cả người trẻ tím tái do thiếu oxy nặng.

Vào ban ngày cơn ho thường dịu hơn nhưng sẽ quay trở lại vào ban đêm. Tiếng ho đôi khi nghe giống như tiếng thở rít. Một số trẻ cũng thường mắc bệnh này khi bị cảm lạnh.

3. Phòng tránh ho gà cho trẻ

vicare.vn-phan-biet-ho-ga-va-ho-thuong-o-tre-em-body-2
Cách tốt nhất để phòng tránh ho gà là tiêm phòng
  • Cách tốt nhất để phòng tránh ho gà cho trẻ sơ sinh, thanh thiếu niên và người lớn là tiêm chủng vắc xin phòng bệnh đầy đủ theo đúng lịch.
  • Ngoài ra khi thời tiết thay đổi thất thường, cha mẹ cần vệ sinh sạch sẽ cho con, hạn chế đến những vùng có ổ dịch hoặc có nguy cơ gây bệnh. Những trường hợp chưa được tiêm phòng hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cũng không nên cho tiếp xúc với trẻ nhỏ.
  • Nếu trong gia đình có người bị ho gà thì các thành viên khác cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc gần người bệnh và có hướng điều trị dứt điểm, kiểm tra cho cả gia đình xem có bị lây truyền bệnh không vì bệnh rất dễ lây lan qua đường không khí..

Trên đây là cách Phân biệt ho gà và ho thường ở trẻ em, hi vọng những thông tin này sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu và phân biệt chính xác về căn bệnh này.

Xem thêm:

  • Trẻ sơ sinh bị ho đờm kéo dài mẹ phải làm sao?
  • Phác đồ điều trị cho bệnh nhân viêm họng
  • Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư vòm họng