Phân biệt hen suyễn, hen phế quản và cách điều trị

Hen suyễn và hen phế quản là hai căn bệnh rất phổ biến và khó phân biệt vì nó có nhiều triệu chứng tương tự nhau. Hơn nữa cả hai bệnh đều xuất phát từ việc viêm ông phế quản, các đường khí ở trong phổi bị co lại gây nên ho, khó thở và bị tức ngực. Vậy làm thế nào để phân biệt hen suyễn, hen phế quản và cách chữa hai căn bệnh này? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Phân biệt hen suyễn, hen phế quản và cách điều trị Phân biệt hen suyễn, hen phế quản và cách điều trị

Hen suyễn và hen phế quản là hai căn bệnh rất phổ biến và khó phân biệt vì nó có nhiều triệu chứng tương tự nhau. Hơn nữa cả hai bệnh đều xuất phát từ việc viêm ông phế quản, các đường khí ở trong phổi bị co lại gây nên ho, khó thở và bị tức ngực. Vậy làm thế nào để phân biệt hen suyễn, hen phế quản và cách điều trị hai căn bệnh này? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân và thời gian gây bệnh

Phân biệt hen suyễn, hen phế quản đầu tiên chúng ta cần phân biệt nguyên nhân gây ra bệnh, vì đây chính là nguyên nhân cơ bản nhất. Hen suyễn là một bệnh mãn tính của đường thở, còn đối với hen phế quản là do nhiễm trùng ở phổi do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập gây hại. Nhiều người mắc bệnh hen phế quản chỉ đơn giản là bị cảm lạnh, còn hen suyễn có thể bị do bẩm sinh và phải sống chung với bệnh cả đời.

vicare.vn-phan-biet-hen-suyen-hen-phe-quan-va-cach-chua

Thời gian cũng là một cách để chúng ta phân biệt hen suyễn, hen phế quản và cách điều trị kịp thời, đúng đắn cho 2 bệnh này. Bệnh hen phế quản chỉ kéo dài trong vòng 5 đến 10 ngày sau đó khỏi bệnh, còn đối với bệnh hen suyễn thì kéo dài lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian dài, và triệu chứng gây bệnh sẽ tồn tại qua thời gian.

Triệu chứng phân biệt hen suyễn, hen phế quản

Ngoài nguyên nhân gây bệnh và thời gian thì còn có một số yếu tố khác có thể phân biệt hai bệnh này. Dấu hiệu tiếp theo để có thể phân biệt đó chính là triệu chứng gây bệnh, tuy nó tương tự nhau nhưng sẽ kèm theo một số nhân tố khác nhau.

Triệu chứng bệnh chung của hai bệnh này chính là những cơn ho, tức ngực, khó thở hoặc thở khò khè. Tuy nhiên đối với người bị hen phế quản có thể sẽ bị những cơn sốt nhẹ, ớn lạnh trong cơ thể hoặc ở mũi sẽ có những chất nhầy màu xanh. Còn đối với những người bị hen suyễn thì sẽ không đi kèm những dấu hiệu này khi mắc bệnh

Đối tượng mắc phải

Nhóm người có nguy cơ cao mắc phải bệnh hen phế quản, là những người có bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng, nổi mề đay. Nhiễu trùng đường hô hấp tái phát thường xuyên, hay tiếp xúc với khói thuốc lá, môi trường nhiều khói bụi cũng là nguyên nhân gây bệnh hen phế quản. Triệu chứng hen phế quản chủ yếu là khò khèn, ho khan, ho nhiều vào nửa đêm hoặc sáng sớm (thường nhầm với bệnh viêm phế quản), nặng ngực, khó thở.


vicare.vn-phan-biet-hen-suyen-hen-phe-quan-va-cach-chua

Còn những đối tượng được chẩn đoán hen suyễn thường là trẻ em, ngoài ra những người có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn là những đối tượng làm các công việc như: vệ sinh, nông dân, thợ làm tóc, công nhân in... ở những người này cao hơn gấp 2-4 lần so với nhân viên văn phòng. Bệnh hen suyễn thường nặng lên khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, không khí lạnh và tập luyện.

Tuy nhiên cả hai bệnh này đếu có tính di truyền cao, nếu bố hoặc mẹ bị hen nguy cơ con cái mắc bệnh tới 25-30%. Nếu cả bố mẹ đều bị hen thì con chắc chắn sẽ bị bệnh tới 50-60%.

Bệnh hen suyễn, hen phế quản và cách điều trị

Trong điều trị hen phế quản có 2 loại thuốc rất đang lưu ý: thuốc cắt cơn và thuốc dự phòng hen. Trong điều trị dự phòng, nếu xuất hiện những cơn khó thở thì ta phải dùng thuốc cắt cơn và trong quá trình điều trị thuốc cắt cơn chúng ta phải quan tâm. Khi có dấu hiệu ho, khò khè, người ta dùng ngay lập tức, xịt vào họng bệnh nhân.

Như vậy, trong 1 giờ đầu tiên, người ta có thể sử dụng 3 lần, mỗi lần cách nhau 20 phút để cấp cứu cho bệnh nhân khi gặp cơn khó thở. Sau đó, nếu bệnh nhân ổn định, chúng ta lại giãn thời gian xịt ra.

Còn thuốc cắt cơn trong hen suyễn, dùng ngay khi xuất hiện cơn hen. Thuốc này có tác dụng ngừng tình trạng co thắt suyễn ngay trong vòng vài phút giúp giảm nhanh các triệu chứng hen suyễn như nặng ngực, khó thở, ho... Thuốc cắt cơn dạng xịt khí dung được khuyến cáo nên dùng nhiều hơn các dạng khác bởi đặc tính nhanh chóng dẫn truyền thuốc vào phổi.

vicare.vn-phan-biet-hen-suyen-hen-phe-quan-va-cach-chua

Thuốc điều trị dự phòng, thường được bác sỹ chỉ định nhằm làm giãn cơ trơ bao quanh đường dẫn khí. Khi sử dụng thuốc dự phòng đều đặn sẽ giúp cải thiện chức năng phổi, giảm sự co thắt suyễn và ngăn chặn các triệu chứng hen suyễn. Tình trạng bệnh nhân sẽ được cải thiện hơn.

Ngoài ra còn có thể sử dụng phương pháp Đông Y để chữa, điều trị bệnh hen phế quản bằng mật ong hoặc bằng củ gừng đều rất hiệu quả. Lấy bột gừng và uống ngày 3 lần trong 2 tháng sẽ giúp giảm các triệu chứng gây bệnh đáng kể. Còn pha nước mật ong uống mỗi ngày sẽ giúp tiêu đàm tích tụ trong phế quản, và giúp thông oxy đi vào cơ thể nhờ đó ngăn chặn sự đào thải CO2 ra ngoài.

Còn đối với bệnh hen suyễn ấy mật ong 50ml cùng với 5 đến 6 nụ đinh hương rồi nấu sôi lên, chia làm 2 đến 3 lần uống trong 1 ngày sẽ giúp khỏi bệnh hiệu quả.
>>> Xem thêm: Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không, nguyên nhân là gì?