Phân biệt dấu hiệu viêm đại tràng mạn tính với các bệnh đường ruột

Viêm đại tràng mạn tính là những tổn thương viêm mạn tính ở đại tràng, với biểu hiện là thường xuyên đau bụng, rối loạn tiêu hóa,... nó gây cho bệnh nhân những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Hiện nay, ở Việt Nam, có khoảng 20% dân số mắc bệnh viêm đại tràng mạn tính và con số này đang có xu hướng ngày càng tăng lên.

Phân biệt dấu hiệu viêm đại tràng mạn tính với các bệnh đường ruột Phân biệt dấu hiệu viêm đại tràng mạn tính với các bệnh đường ruột

Viêm đại tràng mạn tính là những tổn thương viêm mạn tính ở đại tràng, với biểu hiện là thường xuyên đau bụng, rối loạn tiêu hóa,... Hiện nay, ở Việt Nam, có khoảng 20% dân số mắc bệnh viêm đại tràng mạn tính và con số này đang có xu hướng ngày càng tăng lên. Đây là một bệnh khó điều trị dứt, và bệnh nhân mắc bệnh này có nguy cơ bị ung thư đại tràng – trực tràng cao hơn.

Thế nào là viêm đại tràng mạn tính?

Viêm đại tràng mạn tính là chỉ một nhóm bệnh có tổn thương viêm mạn tính ở đại tràng do nhiều nguyên nhân gây lên, có một số biểu hiện lâm sàng giống nhau.

Phần lớn các nhiễm khuẩn đường tiêu hóa là tổn thương cấp tính, dễ tái phát, không nên cho nó là tổn thương mạn tính. Nếu bệnh nhân viêm đại tràng cấp tính không được điều trị triệt để, hoặc bên cạnh đó là chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không hợp lý làm bệnh kéo dài dai dẳng, tình trạng viêm diễn ra trong nhiều lần thì sẽ dẫn tới tổn thương ở niêm mạc đại tràng. Niêm mạc sẽ bị viêm, phát triển thành các vết loét mờ nhỏ, hoặc trợt ở đại tràng, đây gọi là bệnh viêm đại tràng mạn tính.

Cần phân biệt giữa viêm đại tràng mạn tính và viêm đại tràng co thắt (hay hội chứng ruột kích thích) vì triệu chứng của hai bệnh này dễ bị nhầm lẫn với nhau.

vicare.vn-dau-hieu-viem-dai-trang-man-tinh-cach-dieu-tri-va-phan-biet-voi-cac-benh-tieu-hoa-khac-body-1

Những nguyên nhân gây ra viêm đại tràng mạn tính

Mặc dù hiện nay khoa học rất phát triển, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa biết nguyên nhân chính xác gây ra viêm đại tràng mạn tính. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tình trạng viêm loét đại tràng có thể là kết quả của sự tương tác giữa virus hoặc vi khuẩn ở đại tràng và phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể bệnh nhân.

Thông thường, hệ thống miễn dịch sẽ gây ra phản ứng viêm tạm thời để chống bệnh tật hoặc nhiễm trùng, và khi cơ thể khỏe trở lại thì tình trạng viêm sẽ giảm. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân bị viêm đại tràng mạn tính, tình trạng viêm có thể diễn ra lâu hơn, ngay cả khi đã loại bỏ yếu tố nguy cơ. Hậu quả là tình trạng viêm sẽ làm tổn thương đại tràng, gây loét, trợt hay viêm niêm mạc đại tràng và biểu hiện là các triệu chứng bệnh.

Cho nên, việc phục hồi hệ thống miễn dịch cho bệnh nhân là rất quan trọng trong điều trị bệnh viêm đại tràng mạn tính.

Nhận biết viêm đại tràng mạn tính

Biểu hiện của bệnh viêm đại tràng mạn tính khác nhau ở từng người và triệu chứng dao động từ nhẹ đến nặng có thể thay đổi theo thời gian.

Các dấu hiệu và biểu hiện thường thấy là:

  • Đau bụng: thường đau âm ỉ, quặn đau từng cơn, thậm chí đau dữ dội vùng hố chậu phải, hố chậu trái hoặc đau dọc khung đại tràng, và thường đau nhiều về đêm.
  • Rối loạn tiêu hóa: hay có chướng bụng, đầy hơi, sôi bụng, trung tiện nhiều. Phân thường lỏng, sống phân hoặc táo bón; kèm theo có chất nhầy đục, máu sẫm; có cảm giác mót rặn, đi ngoài không hết phân. Khi ăn thức ăn lạ, ăn mỡ, ăn chất tanh thì đau tăng lên và dễ đi lỏng.
  • Bệnh nhân thường mệt mỏi, nhức đầu, mất ngủ, giảm trí nhớ, hay cáu gắt bất thường.
  • Những người bị viêm đại tràng mạn tính thường mất cảm giác ngon miệng, ăn ít dẫn đến gầy sút, thiếu máu. Ở trẻ nhỏ, viêm loét đại tràng mạn tính có thể làm kìm hãm khả năng phát triển của trẻ.

Ngoài các dấu hiệu nhận biết lâm sàng, người bệnh có thể đến cơ sở y tế để được hướng dẫn thăm khám cụ thể, làm xét nghiệm để có kết quả chính xác.

Cần phân biệt với một số bệnh đường ruột khác

  • Viêm đại tràng mạn tính rất dễ bị chẩn đoán nhầm với viêm đại tràng co thắt (hay hội chứng ruột kích thích) do triệu chứng lâm sàng gần giống nhau. Tuy nhiên, viêm đại tràng co thắt không có tổn thương thực thể cho nên khi nội soi sẽ không có tổn thương niêm mạc, xét nghiệm phân sẽ không có vi khuẩn gây viêm đường tiêu hóa. Bệnh thường có những cơn đau bụng mãnh liệt hơn viêm đại tràng mạn tính và hay đầy bụng, chướng bụng.
  • Ung thư đại – trực tràng về lâm sàng cũng dễ chẩn đoán nhầm với viêm đại tràng mạn tính nên phải làm kỹ các xét nghiệm để phân biệt.
  • Ngoài ra, cần phân biệt với các hội chứng kém hấp thu, dị ứng, nhiễm độc chì mạn tính, loạn khuẩn đường ruột, nấm ruột, viêm đại tràng giả mạc,...

Viêm đại tràng mạn tính rất khó điều trị dứt điểm và bệnh còn là tiền đề của ung thư đại – trực tràng nên cần chẩn đoán chính xác để có hướng điều trị hiệu quả.

vicare.vn-dau-hieu-viem-dai-trang-man-tinh-cach-dieu-tri-va-phan-biet-voi-cac-benh-tieu-hoa-khac-body-2

Các bệnh viêm đại tràng mạn tính

Viêm đại tràng mạn tính do nhiễm khuẩn và ký sinh trùng

Nhiễm khuẩn và ký sinh trùng thường gây viêm ruột cấp. Tuy nhiên, cũng có trường hợp gây viêm ruột mạn tính.

  • Lao đại tràng: là những tổn thương viêm đại tràng đặc hiệu do vi khuẩn lao gây ra. Bệnh thường gây tổn thương ở manh tràng và tổn thương viêm loét bã đậu hóa, có thể hình thành u lao ở manh tràng gây bán tắc ruột và tắc ruột.
  • Viêm đại tràng mạn tính do amip: bệnh viêm đại tràng cấp tính do amip rất phổ biến ở nước ta nhưng viêm đại tràng mạn tính do amip thì rất hiếm gặp. Triệu chứng như triệu chứng chung.

Viêm loét đại – trực tràng chảy máu

Bệnh gặp nhiều ở các nước u Mỹ. Bệnh có liên quan tới tình trạng nhiễm khuẩn, rối loạn tâm thần, rối loạn tự miễn. Các rối loạn thần kinh cơ đại tràng gây thiếu máu đại tràng, tình trạng nhiễm khuẩn kích thích cơ thể sinh kháng thể chống lại vi khuẩn và sinh kháng thể chống lại niêm mạc ruột theo cơ chế tự miễn dịch.

Bệnh diễn biến từng đợt, các tổn thương từ trực tràng lan rộng lên đại tràng

Bệnh Crohn

Bệnh gặp nhiều ở các nước u Mỹ, hiếm gặp ở Việt Nam. Bệnh Crohn là bệnh viêm mạn tính mô hạt của ống tiêu hóa, có liên quan đến tình trạng nhiễm virus, yếu tố môi trường, yếu tố di truyền, yếu tố tự miễn. Bệnh đặc trưng bởi tổn thương loét niêm mạc ruột, phát triển tổ chức xơ dày nên gây hẹp ruột.

vicare.vn-dau-hieu-viem-dai-trang-man-tinh-cach-dieu-tri-va-phan-biet-voi-cac-benh-tieu-hoa-khac-body-3

Viêm đại tràng Collagene

Bệnh chưa rõ nguyên nhân. Biểu hiện không có gì đặc biệt nhưng phân không bao giờ có máu.

Điều trị

Viêm đại tràng mạn tính rất khó điều trị khỏi hẳn. Nguyên tắc chung để điều trị bệnh là điều trị với thuốc kiên trì, toàn diện kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Tùy theo bệnh trạng cụ thể mà có phác đồ điều trị và chế độ ăn uống thích hợp.

Điều trị viêm đại tràng mạn tính sau lỵ

Chế độ ăn

Ăn các chất dễ tiêu giàu năng lượng, không nên kiêng khem quá mức dẫn đến suy dinh dưỡng. Tránh các chất kích thích. Nếu có rối loạn phân do lên men chua thì cần giảm các thức ăn lên men như đường, sữa nguyên. Nếu có rối loạn do tăng quá trình thối rữa thì cần giảm các thức ăn nhiều protid, nên ăn tăng sữa chua, dưa chua. Nếu táo bón do giảm vận động thì nên ăn các thức ăn kích thích vận động đường tiêu hóa như sữa chua, khoai lang, củ cải.

Các thuốc điều trị nguyên nhân

  • Viêm đại tràng mạn tính do vi khuẩn đợt tiến triển: sử dụng các kháng sinh như Bisepton, Ercefurin,...
  • Viêm đại tràng mạn tính do lỵ amip: sử dụng Metronidazol hoặc Tinidazol,...

Các thuốc điều trị phối hợp

  • Thuốc chống đi lỏng: Opizoic, Paregoic,..
  • Thuốc làm chậm nhu động ruột: Loperamid.
  • Thuốc băng se niêm mạc: Actapulgit, Smecta, Poluvidan,..
  • Thuốc chống co thắt: Nospa, Papaverin, Spasfon,..
  • Thuốc điều chỉnh nhu động ruột đại tràng: Trimebutine, Metoclopramid, Sulpirid,..
  • Thuốc chống loạn khuẩn: Untra-Levurte, Birfla,..

Điều trị viêm loét đại – trực tràng chảy máu

  • Chế độ ăn: Không quá khắt khe trong chế độ ăn để đảm bảo dinh dưỡng. Không dùng sữa cho bệnh nhân thiếu máu. Trong giai đoạn cấp cần hạn chế chất xơ. Với bệnh nhân suy dinh dưỡng cần kết hợp chế độ ăn qua đường miệng và đường tĩnh mạch.
  • - Các thuốc điều trị triệu chứng: Bù nước và điện giải khi cần thiết. Dùng các chế phẩm sắt để điều trị thiếu máu. Điều trị kháng sinh khi có bội nhiễm. Không dùng các chế phẩm của opium khi đi lỏng, vì dùng các thuốc này dễ dẫn đến nguy cơ gây phình đại tràng nhiễm độc.
  • Các thuốc chống viêm như các Corticoid, Sulfasalazin và các chế phẩm, các thuốc điều ức chế miễn dịch được kê theo chỉ định của bác sĩ tùy tình trạng của bệnh nhân.

Trên đây là các thuốc thường được dùng và những lưu ý trong chế độ ăn cho bệnh nhân trong đợt bùng phát của bệnh. Ngoài ra, vì đây là một bệnh mạn tính, người bệnh có thể sử dụng thêm các thuốc từ dược liệu, thuốc đông y, thực phẩm chức năng và nên có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý theo lời khuyên của bác sĩ.

Xem thêm:

  • 8 loại thực phẩm người bị viêm loét đại tràng nên ăn
  • Viêm đại tràng mãn tính có chữa được không?
  • Viêm đại tràng mãn tính – căn bệnh âm ỉ, nguy cơ biến chứng cao