Phân biệt bệnh đau nửa đầu với rối loạn tiền đình

Đau nửa đầu là tình trạng phổ biến thường gặp, tuy nhiên nhiều người chủ quan thường không đi khám mà quy cho là bệnh rối loạn tiền đình. Thực chất đau nửa đầu có phải là bệnh rối loạn tiền đình không? Hãy đọc bài viết sau để giải đáp thắc mắc.

Phân biệt bệnh đau nửa đầu với rối loạn tiền đình Phân biệt bệnh đau nửa đầu với rối loạn tiền đình

1. Đau nửa đầu: Đừng nhầm lẫn với bệnh rối loạn tiền đình

Đau nửa đầu (hay còn gọi là Migraine) thường bị nhầm lẫn với bệnh rối loạn tiền đình do chúng có một số biểu hiện giống nhau, dễ gây nhầm lẫn như: đau đầu, chóng mặt, nôn và buồn nôn, hoảng sợ trước ánh sáng và tiếng động lớn,... Tuy nhiên căn nguyên và hướng điều trị hai bệnh hoàn toàn khác nhau, vì vậy cần phải hiểu rõ và phân biệt thì mới có biện pháp điều trị hiệu quả.

Đau nửa đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, bắt đầu bằng việc co thắt mạch máu trong não, đầu và thái dương với sự tham gia của Serotonine - một chất dẫn truyền thần kinh. Khi mạch máu co thắt sẽ gây thiếu máu và oxy cục bộ một số vùng trong não, gây nên triệu chứng đau dữ dội, cơn đau đôi khi lan sâu vào bên trong hốc mắt, hốc mũi, hốc xoang. Biểu hiện đặc trưng là:

  • Đau thường xuất hiện dọc một bên đầu, bên phải hoặc bên trái, một số ít trường hợp đau cả đầu.
  • Đau giật thon thót từng cơn, người bệnh cảm nhận rõ như nhịp đập của mạch.
  • Cường độ từ nhẹ tới nặng, đau tăng khi vận động mạch, thay đổi tư thế, leo trèo cao,...
  • Khác với bệnh rối loạn tiền đình, bệnh nhân đau nửa đầu vẫn có thể đứng hay ngồi, vẫn nhận thức được và không bị ù tai.
vicare.vn-dau-nua-dau-co-phai-la-benh-roi-loan-tien-dinh-khong-body-1

Bệnh rối loạn tiền đình hay chính xác là hội chứng rối loạn tiền đình, xuất phát từ tổn thương dây thần kinh số 8. Dây thần kinh số 8 là đường dẫn truyền thông tin giúp hệ thống tiền đình (thuộc hệ thần kinh nằm phía sau ốc tai) duy trì tư thế, giữ thăng bằng cho cơ thể, điệu bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân hình. Vì một vài nguyên nhân nào đó (như thiểu năng tuần hoàn não, bệnh huyết áp, tim mạch,...) mà dây số 8 bị tổn thương, làm sai lệch trong truyền tín hiệu thông tin, dẫn tới cơ thể mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn,...

Chính những biểu hiện gần giống nhau làm nhiều người nhầm lẫn hội chứng này với bệnh đau nửa đầu. Tuy nhiên, bệnh rối loạn tiền đình vẫn có những biểu hiện đặc trưng phân biệt như:

  • Đau không theo vùng, thường đau có tính chất lan tỏa cả đầu.
  • Đau nặng mất khả năng nhận thức, không thể vận động đứng hay ngồi, quay cuồng, không giữ được thăng bằng, lảo đảo.
  • Thường kèm theo ù tai, tâm lý hoảng loạn, lo âu, sợ hãi.

2. Nguyên nhân và tác hại chứng đau nửa đầu

Nguyên nhân gây ra bệnh đau nửa đầu liên quan tới những bất thường trong vận mạch máu não và sự tăng giảm đột ngột lượng máu trong tế bào cũng như xung quanh não. Việc tìm ra căn nguyên cụ thể của bệnh khá khó khăn ngay cả với giới chuyên gia, nhưng theo các nhà Thần kinh học, bệnh gây ra bởi một số yếu tố nguy cơ như:

  • Stress, căng thẳng, mệt mỏi.
  • Bệnh trầm cảm.
  • Lạm dụng chất kích thích, chất tạo ngọt.
  • Thay đổi nội tiết tố (thường gặp nhất ở phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt, mãn kinh, tiền mãn kinh,...)
  • Thay đổi thời tiết, nóng lạnh đột ngột, đôi khi là thay đổi môi trường từ phòng điều hòa ra ngoài.
  • Yếu tố di truyền.

Theo thống kê của tổ chức Y tế Johns Hopkin, có khoảng 75% dân số trưởng thành thường bị đau nửa đầu. Chúng kéo dài và tái đi tái tái lại ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt, công việc cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh thường gặp ở dân văn phòng, ít vận động, áp lực cao, và tỷ lệ mắc phải ở phụ nữ cao hơn nam giới. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây các biến chứng nguy hiểm như thiếu máu và oxy lên não, liệt nửa người hoặc liệt các chi.

vicare.vn-dau-nua-dau-co-phai-la-benh-roi-loan-tien-dinh-khong-body-2

3. Làm gì khi bị đau nửa đầu?

Đau nửa đầu ngày càng có phổ biến. Bệnh có tính chất mạn tính và hiện không có thuốc đặc trị khỏi hoàn toàn, mà chủ yếu dùng thuốc giãn mạch và giảm đau đầu. Tuy nhiên, khi có các triệu chứng nghi ngờ, người bệnh không nên tự ý uống thuốc mà tới gặp bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp.

Bên cạnh đó, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt. Tránh các thực phẩm tăng nguy cơ gây bệnh như sô-cô-la, cafe, rượu bia, thuốc lá,...Hạn chế căng thẳng, thức quá khuya, tăng cường vận động, thể dục để giúp máu lưu thông dễ dàng.

Xem thêm:

  • Đau nửa đầu sau gáy: Triệu chứng, nguyên nhân, cách chữa trị
  • Cần ghi nhớ, đau nửa đầu mùa lạnh vô cùng nguy hiểm
  • Giải đáp thắc mắc đau nửa đầu bên trái có nguy hiểm không?
  • Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Vinmec bạn cần biết
  • Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec ở đâu, có tốt không?