Phải làm thế nào khi mẹ và bé bị đau dạ dày?

Ai cũng có thể mắc bệnh này và càng nguy hiểm hơn khi cả những bà mẹ đang mang thai, cho con bú và trẻ nhỏ. Vậy phải xử lý như thế nào để mẹ và bé bị đau dạ dày không bị ảnh hưởng xấu do các loại thuốc kháng sinh, chống viêm?

Phải làm thế nào khi mẹ và bé bị đau dạ dày? Phải làm thế nào khi mẹ và bé bị đau dạ dày?

Đau dạ dày là từ để gọi chung cho những bệnh lý liên quan đến dạ dày như bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày mạn tính và thậm chí là ung thư dạ dày. Ai cũng có thể mắc bệnh này và càng nguy hiểm hơn khi cả những bà mẹ đang mang thai, cho con bú và trẻ nhỏ cũng không phải là những trường hợp ngoại lệ. Vậy phải xử lý như thế nào để mẹ và bé bị đau dạ dày không bị ảnh hưởng xấu do các loại thuốc kháng sinh, chống viêm?

Những nguyên nhân khiến mẹ và bé bị đau dạ dày?

Những nguyên nhân khiến bé bị các bệnh liên quan đến dạ dày thường là do bị ngộ độc tiêu hóa, ăn những thức ăn khó tiêu hay đồ ăn nhiễm khuẩn,... dẫn đến tình trạng rối loạn nhu động dạ dày ruột. Hoặc những áp lực về việc học và yếu tố tâm lý gia đình không hạnh phúc cũng có thể khiến bé bị đau dạ dày.

Còn các bà mẹ bị đau dạ dày thì có nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là do bị stress, căng thẳng. Những bà bầu thường rơi vào tình trạng lo lắng nhiều hơn người bình thường bởi chịu những áp lực không chỉ về công việc hay gia đình mà còn vì đứa bé trong bụng. Một nguyên nhân khác là do những bệnh mạn tính gây ra. Trước khi mang bầu, nếu người mẹ bị viêm dạ dày mạn tính từ trước, dù đã được điều trị nhưng khi mang thai, các tình trạng như rối loạn cân bằng hooc – môn,... có thể tạo điều kiện cho bệnh tái phát trở lại.

Còn một nguyên nhân chung khiến cả mẹ và bé bị đau dạ dày chính là vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori). Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến các bệnh viêm dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày ở tất cả mọi đối tượng và ngày càng phổ biến ở trẻ em.

dạ dày

Nguyên nhân khiến bé bị các bệnh liên quan đến dạ dày thường là do bị ngộ độc tiêu hóa, ăn những thức ăn khó tiêu hay đồ ăn nhiễm khuẩn

Làm thế nào để chẩn đoán mẹ và bé bị đau dạ dày?

Những tác hại của các bệnh dạ dày rất khó có thể lường trước được, đặc biệt người mắc bệnh lại là mẹ và bé. Do đó, càng phát hiện sớm được bệnh lý và xác định được nguyên nhân gây bệnh, việc điều trị của mẹ và bé càng dễ dàng. Để làm được điều đó, các bà mẹ nên thường xuyên đưa con đi khám ở các cơ cở ý tế có chuyên khoa về tiêu hóa để được bác sĩ chẩn đoán và chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết.

Hiện nay, việc xét nghiệm phát hiện bệnh đau dạ dày ở trẻ nhỏ là các chuyên khoa tiêu hóa nhi và với mẹ là ở các phòng tiêu hóa tổng hợp hoặc khoa sản đối với bà mẹ mang thai. Đặc biệt, phương pháp nội soi và dùng test thở UBT để đánh giá mức độ nhiễm khuẩn Hp không được thực hiện ở những người đang mang thai. Ở trẻ nhỏ, nên dùng test thở UBT C13 để đánh giá nhiếm khuẩn và không nên dùng C14 bởi loại này có chất phóng xạ độc nhiều hơn với cơ thể bé.

Các bác sĩ sẽ dựa trên vị trí đau, mức độ cơn đau và tính chất đau để đưa ra kết quả chẩn đoán và lời khuyên phù hợp với từng bệnh nhân.

Các xử lý khi mẹ và bé bị đau dạ dày

Đối với phụ nữ mang thai, cho con bú hay trẻ em bị mắc bệnh đau dạ dày thường có cách điều trị đặc biệt hơn so với người bình thường. Do đó, tùy từng trường hợp bị bệnh mà sẽ được điều trị triệu chứng, nguyên nhân hay kết hợp điều trị cả hai. Nhưng dù được điều trị theo cách nào thì mẹ và bé cũng cần chú ý các điểm quan trọng sau:

Tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc dân gian, thuốc tân dược để làm giảm các cơn đau dạ dày tại nhà mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ. Thay vào đó, khi bị những cơn đau dày vò thì người bệnh có thể ăn một số thực phẩm có tính chất hút acid như bánh mỳ, đồ ăn ít mỡ và nghỉ ngơi nhiều hơn.

vi khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp

Nếu nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Hp thì người đang mang thai tuyệt đối không được sử dụng phác đồ điều trị diệt Hp mà chỉ nên sử dụng một số loại thuốc nhất định để giảm cơn đau mà không gây di chứng cho con. Còn trẻ em thì có thể sử dụng phác đồ này tuy nhiên cũng cần rất hạn chế lựa chọn các loại kháng sinh để không gặp phải những tác dụng bất lợi của thuốc gây ra.

Đặc biệt, mẹ và bé bị đau dạ dày nên duy trì một tinh thần thoải mái, không nên gây thêm áp lực cho bản thân mình và đứa trẻ. Bởi những áp lực này sẽ làm tình trạng bệnh bị nặng thêm, đặc biệt là đối với thể trạng bị nhiễm vi khuẩn Hp.

Lời khuyên dành cho mẹ và bé bị đau dạ dày

“Phòng bệnh còn hơn điều trị bệnh” luôn là câu nói dân gian đúng với mọi trường hợp. Theo đó, mẹ và bé nên chú ý xây dựng cho mình một thói quen sinh hoạt hợp lý, chế độ ăn uống và vận động, học tập lành mạnh để không bị khởi phát hoặc tái phát bệnh dạ dày. Đặc biệt, ngày nay, việc điều trị đau dạ dày do nhiễm khuẩn Hp có hi vọng tốt hơn với phương mới – dùng kháng thể OvalgenHP đến từ Nhật Bản.

Phương pháp dùng kháng thể chống vi khuẩn Hp - OvalgenHP đã được khẳng định là an toàn và có thể dùng lâu dài cho bà mẹ mang bầu, cho con bú và trẻ nhỏ bị đau dạ dày những chưa có triệu chứng hoặc đã có triệu chứng với mục đích vừa hỗ trợ điều trị, vừa để phòng ngừa hiệu quả.

Hi vọng với những gì HoiBenh chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ được phần nào trong việc tìm ra cách khi mẹ và bé bị đau dạ dày. Khi có đầy đủ những hiểu biết về bệnh lý này, việc giải quyết nó chắc chắn sẽ đơn giản và nhẹ gánh hơn nhiều.

Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.