Phải làm sao khi trẻ sơ sinh ho khan về đêm?

Khi trẻ sơ sinh bị ho khan về đêm, cha mẹ cần hết sức lưu ý, để tránh những biến chứng do ho lâu ngày gây nên. Vậy phải làm sao khi trẻ mắc chứng bệnh này. Cùng tìm hiểu qua bài viết của HoiBenh dưới đây

Phải làm sao khi trẻ sơ sinh ho khan về đêm? Phải làm sao khi trẻ sơ sinh ho khan về đêm?

Ho là một phản ứng của cơ thể nhằm tự bảo vệ, giữ không khí đi vào phổi sạch sẽ, đánh bật đờm, chất khó chịu, nước mũi ở cổ họng. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh bị ho khan về đêm, cha mẹ cần hết sức lưu ý, để tránh những biến chứng do ho lâu ngày gây nên

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh ho khan về đêm

Ho khan về đêm thường là biểu hiện của dị ứng hoặc cảm lạnh ở trẻ sơ sinh. Ho khan nhằm làm sạch nước mũi và loại bỏ những chấy gây khó chịu ở cổ họng của bé.

2. Những trường hợp cần lưu ý khi trẻ sơ sinh ho khan về đêm

Cha mẹ cần lưu ý đưa trẻ đến bệnh viện, cơ sở y tế khám trong các trường hợp trẻ nôn khan dưới đây:

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi
  • Thân nhiệt trẻ sơ sinh lớn hơn 38 độ C
  • Nôn mửa nhiều, kéo dài
  • Có thể kèm theo tiêu chảy nặng, kéo dài
  • Bụng bé tròn và nhạy cảm hơn bình thường (sưng phồng bụng)
  • Có hiểu hiện mất nước như khô miệng, tã khô suốt 6 – 8 tiếng, nước tiểu vàng
  • Phân có máu hoặc nôn ra máu
  • Có thể xuất hiện co giật
  • Bỏ ăn
  • Thở khò khè kèm theo ho khan
  • Đờm có máu hoặc có màu xanh bất thường
  • Khi trẻ sơ sinh bị ho khan về đêm và có xuất hiện những triệu chứng trên, cha mẹ cũng cần tránh những sai lầm sau:
  • Không tự ý dùng thuốc kháng sinh cho trẻ sơ sinh
  • Không tự ý dùng thuốc ức chế ho
  • Tự ý dừng thuốc theo đơn bác sĩ khi thấy bé đỡ
  • Kiêng ăn cua, tôm, gà.

vicare.vn_phai-lam-sao-khi-tre-so-sinh-ho-ve-dem-body-1

Cần lưu ý khi trẻ sơ sinh ho khan về đêm kéo dài

3. Mách bạn một số phương pháp trị ho khan cho trẻ sơ sinh không dùng thuốc

Nếu bé ho khan nhẹ, không ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt nhiều, bạn có thể tự chữa ho khan cho bé tại nhà theo các bài thuốc dân gian sau

Quất

Quất chứa nhiều tinh dầu, pectin, vitamin và đường, có tác dụng long đờm, chống viêm, giảm ho và kháng khuẩn hiệu quả. Có tể ngâm quất với muối hoặc hấp cách thủy với đường phèn như 1 loại siro trị ho khan hiệu quả cho bé

Lá hẹ

Theo các tài liệu dân gian truyền lại, lá hẹ có tác dụng trị họ hiệu quả, với cách làm như sau: hấp cách thủy lá hẹ và đường phèn sau đó chắt lấy nước và cho bé uống 2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 2 – 3 thìa café.

Rau diếp cá

Rau diếp cá rửa sạch, giã nhuyễn lấy nước, rồi đun sôi cùng nước vo gạo khoảng 20 – 30 phút. Sau đó để nguội và lọc nước cho bé uổng khoảng 2 – 3 lần/ngày. Có thể cho thêm đường vào cho bé dễ uống. Lưu ý, không cho bé uống trước hoặc sau khi ăn, nên cách bữa ăn ít nhất 1 tiếng đồng hồ

Húng chanh

Lá húng chanh có chứa nhiều tinh dầu với thành phần là Cavaron, có tác dụng tiêu đờm, giải độc, trị viêm họng hiệu quả. Cách trị ho khan cho trẻ sơ sinh với lá húng chanh như sau: Giã nhỏ lá húng chanh, đun sôi cùng 1 chút nước rồi lọc lấy nước cho bé uống 2 – 3 lần/ngày. Có thể sử dụng kết hợp lá húng chanh và quất như sau: Xay nhuyễn quất xanh cùng lá húng chanh, trộn với đường phèn rồi hấp cách thủy khoảng 20 phút sau đó cho bé uống 1 – 2 lần/ngày cho đến khi hết hẳn ho khan.

Hạt chanh

Hạt chanh giã nhuyễn trong cối rồi thêm nước lọc, đường phèn và hấp cách thủy. Cho trẻ sơ sinh uống 4 – 6 lần/ngày, mỗi lần 1 – 2 thìa café sẽ giảm hẳn ho khan về đêm.

vicare.vn_phai-lam-sao-khi-tre-so-sinh-ho-ve-dem-body-2

Quất và đường phèn là một phương pháp trị ho khan hiệu quả và an toàn cho trẻ sơ sinh

Tuy ho khan về đêm ở trẻ sơ sinh không phải là bệnh nhưng thường là biểu hiện của một số bệnh đường hô hấp nguy hiểm khác như: viêm phổi, cảm lạnh, ho gà, viêm xoang... Cha mẹ cần lưu ý không nên để trẻ sơ sinh ho khan về đêm kéo dài, sẽ có những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe của bé sau này.