Phải làm sao khi trẻ ngủ ngáy?

Cũng như các dấu hiệu bất thường khác, trẻ bị ngáy cũng không phải luôn là tín hiệu đỏ cho sức khỏe của con bạn. Có rất nhiều trẻ phát ra tiếng động như hít thở mạnh hay ngáy khi ngủ. Nếu con bạn hiếm khi hoặc thỉnh thoảng ngáy, vậy thì không có gì đáng lo ngại. Nhưng nếu ngủ ngáy trở thành thói quen lâu dài của thiên thần nhỏ nhà bạn, hãy hỏi ý kiến bác sỹ để có lời khuyên ...

Phải làm sao khi trẻ ngủ ngáy? Phải làm sao khi trẻ ngủ ngáy?

Cũng như các dấu hiệu bất thường khác, trẻ bị ngáy cũng không phải luôn là tín hiệu đỏ cho sức khỏe của con bạn. Có rất nhiều trẻ phát ra tiếng động như hít thở mạnh hay ngáy khi ngủ. Nếu con bạn hiếm khi hoặc thỉnh thoảng ngáy, vậy thì không có gì đáng lo ngại. Nhưng nếu ngủ ngáy trở thành thói quen lâu dài của thiên thần nhỏ nhà bạn, hãy hỏi ý kiến bác sỹ để có lời khuyên tốt nhất.

Trước khi lo lắng, hoảng sợ, hãy hiểu thêm về những nguyên nhân gây ra tiếng ngáy ở trẻ.

Những nguyên nhân khiến trẻ ngủ ngáy

- Nhiễm lạnh và cúm: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất của việc trẻ ngủ ngáy. Ở vài tháng tuổi, đường dẫn khí của trẻ rất nhỏ và hẹp, việc tiết chất nhầy khi bị cảm lạnh hay cảm cúm dễ dàng làm nghẹt mũi và họng của trẻ. Kết quả là con bạn có thể phát ra tiếng ngáy khi chúng bị đau đớn vì cảm lạnh hay viêm họng.

vicare.vn-phai-lam-sao-khi-thay-tre-bi-ngu-ngay-body-2

- Dị ứng: Con bạn có thể bị dị ứng vì ruột đệm, gối hoặc dị ứng lông thú nuôi nếu bạn nuôi chó hay mèo. Những thứ này có thể làm tắc đường dẫn khí của trẻ khi chúng ngủ, và khiến chúng phát ra tiếng ngáy.

- Sưng amidan hoặc vòm họng: Vòm họng là các hạch bạch huyết ở ngã ba của mũi và cổ họng, có thể bị sưng do các bệnh nhiễm trùng khác nhau. Tương tự như vậy, amidan là mô bạch huyết sần nằm ở mặt sau của cổ họng, cũng có thể bị sưng cho nhiễm khuẩn lặp đi lặp lại. Mặc dù tỉ lệ rất nhỏ, nhưng theo thời gian, những thứ này có thể tích tụ lại cản trở hơi thở ở trẻ nhỏ và biến thành tiếng ngáy.

vicare.vn-phai-lam-sao-khi-thay-tre-bi-ngu-ngay-body-1

- Lệch vách ngăn mũi: Vách ngăn mũi là xương ngăn cách hai lỗi mũi. Trong trường hợp vách ngăn bị lệch, xương đó có thể bị lệch khỏi vị trí, cản trở một bên mũi. Đây có thể là một nguyên nhân gây ra ngáy ngủ mãn tính ở trẻ nhỏ.

- Sụn thanh quản: Ở trẻ sơ sinh, phần sụn giữ cho đường dẫn khí mở có thể kém phát triển trong một khoảng thời gian ngắn sau khi chào đời. Vì thế, con bạn có thể ngáy thường xuyên hơn cho đến khi phần sụn đó được phát triển hoàn toàn.

- Cổ họng bất bình thường: Sự hình thành các nang trong cổ họng hoặc sự vận động bất thường ở hàm ếch cũng có thể khiến trẻ ngủ ngáy.

- Ngừng hô hấp trong khi ngủ: Đây là một tình trạng mà trẻ có thể ngừng thở trong vài giây, gây ra thiếu oxy và khó thở cấp tính. Tình trạng này có thể xảy ra nhiều lần trong khi ngủ và khiến con bạn ngáy.

vicare.vn-phai-lam-sao-khi-thay-tre-bi-ngu-ngay-body-3

Làm thế nào để cải thiện tình trạng ngủ ngáy ở trẻ?

Khi bạn tìm thấy nguyên nhân gây ra việc con bạn ngáy khi ngủ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của con, bạn có thể bắt đầu các biện pháp khắc phục để giảm việc ngáy ngủ ở trẻ.

Bạn có thể làm theo các bước dưới đây để cải thiện việc ngủ ngáy

- Nếu con bạn bị nhiễm lạnh, cảm cúm, hay dị ứng; dùng máy phun sương trong phòng của trẻ và nhỏ thuốc mũi từ nước muối vào mũi trẻ để giúp con thở dễ dàng hơn trong khi ngủ.

- Loại bỏ hết những yếu tố gây dị ứng ra khỏi phòng con bạn để tránh cho chúng cản trở sự hô hấp của trẻ.

- Thay đổi tư thế ngủ của con bạn, hoặc đặt một chiếc gối dưới đầu con để giữ cho đường dẫn khí của bé luôn thông suốt.

- Nếu con bạn bị ngừng hô hấp trong khi ngủ, sưng amidan và vòm họng cũng có phần trách nhiệm. Bạn có thể giảm sưng bằng thuốc hoặc thậm chí có thể cho bé làm phẫu thuật cắt bỏ nếu bé đã lớn hơn.

- Cổ họng bất bình thường và lệch vách ngăn mũi chỉ có thể cải thiện bằng phẫu thuật, bạn nên hỏi ý khiến bác sỹ chuyên khoa nhi để có những phương pháp cải thiện hoàn toàn.

vicare.vn-phai-lam-sao-khi-thay-tre-bi-ngu-ngay-body-4

Vì vậy, nếu bé nhà bạn ngáy ngủ mà lần sau lại không, thì cứ yên tâm rằng không có gì phải lo lắng. Với sự chăm sóc phù hợp và khi bé lớn lên, vấn đề này có thể được giải quyết dễ dàng.

Dr. Rahul Varma (*)

(Nguồn: www.practo.com)