Phải làm sao khi trẻ bị ho nôn trớ nhiều?

Trẻ bị ho nôn trớ nhiều là tình trạng khá phổ biến, nhất là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Triệu chứng này thường xuất hiện khi trẻ bị ốm, mệt mỏi và không khỏe trong người. Các bậc cha mẹ thường lúng túng khi trẻ bị ho nôn trớ nhiều và kéo dài. Cùng HoiBenh tìm hiểu rõ hơn về triệu chứng này và cách xử lý khi gặp phải qua bài viết sau đây.

Phải làm sao khi trẻ bị ho nôn trớ nhiều? Phải làm sao khi trẻ bị ho nôn trớ nhiều?

Vì sao trẻ bị ho nôn trớ nhiều?

Nôn là hiện tượng các chất trong dạ dày bị đẩy ngược lại qua miệng do các động tác gắng sức của cơ thể, trớ thường xảy ra khi trẻ ăn no, sữa hoặc thức ăn trào ra khỏi miệng sau mỗi lần trẻ rướn người hoặc trẻ thay đổi tư thế đột ngột. Ho là một phản xạ sinh lý có tính chất bảo vệ cho cơ thể, giúp bảo vệ đường thở, tống xuất đàm và dịch tiết hoặc vật lạ lọt vào đường hô hấp, ho còn giúp nhung mao hô hấp hoạt động tốt.

Triệu chứng ho thường liên quan đến các vấn đề ở đường hô hấp. Hiện tượng nôn trớ lại liên quan đến hệ tiêu hóa. Điều này không có nghĩa là chúng không thể xuất hiện cùng nhau, bằng chứng là phần lớn trẻ bị ho nôn trớ nhiều ít nhất một lần trong đời.

Tình trạng ho và nôn trớ có thể tác động qua lại lẫn nhau. Khi trẻ ho quá nhiều (đặc biệt là ho nhiều sau khi ăn no) sẽ kích thích thực quản và dạ dày đẩy thức ăn ngược lên gây ra nôn trớ. Thời điểm trẻ đang ăn hoặc bú sữa mà có cơn ho (dù là ho nhẹ) cũng có thể gây nôn trớ ngay sau đó.

Đối với trẻ bị nôn trớ quá nhiều sữa hoặc thức ăn, thức ăn và dịch vị có thể bị đẩy lên đến cổ họng và mũi dẫn đến kích thích và gây ra phản xạ ho. Khi ăn hoặc uống quá nhanh, quá vội vàng cũng khiến trẻ bị ho nôn trớ nhiều xảy ra cùng một lúc.

Trẻ bị ho nôn trớ nhiều có thể là dấu hiệu của viêm họng, các vi khuẩn xâm nhập gây ra các cơn ho, thức ăn vào miệng bé chưa kịp xuống tới dạ dày đã bị các cơn ho tống ra ngoài nên khiến trẻ nôn trớ. Ngoài ra, nguyên nhân gây ho cũng rất đa dạng, phần lớn liên quan đến chứng cảm cúm hoặc cảm lạnh. Nôn trớ thường xuyên xảy ra với trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ nhiều hơn so với người lớn là vì hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn toàn trưởng thành.

vicare.vn-phai-lam-sao-khi-tre-bi-ho-non-tro-nhieu-body-1

Trẻ bị ho nôn trớ nhiều có nguy hiểm không?

Phụ huynh đừng quá lo lắng vì nếu nguyên nhân khiến trẻ bị ho nôn trớ nhiều là do viêm họng hoặc cảm cúm, cảm lạnh gây ra thì đây là chuyện khá phổ biến ở độ tuổi này. Khi tần suất ho kèm theo nôn trớ của trẻ khá thưa (từ 4-5 lần/2 tuần) thì không cần quá lo lắng, chỉ cần các bậc cha mẹ chú ý vệ sinh mũi họng cho trẻ kết hợp với điều trị nguyên nhân thì tình trạng ho nôn trớ sẽ tự động biến mất theo.

Tuy nhiên, nếu trẻ ho nhiều nhiều ngày không khỏi, kèm theo nôn với biểu hiện sốt, co giật, phát ban, đau bụng quằn quại, bụng trướng... nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay. Vì tình trạng này không chỉ dừng lại ở các bệnh thông thường mà rất có thể là dấu hiệu trẻ bị bệnh nhiễm trùng dạ dày, viêm phế quản, viêm phổi, ngộ độc thức ăn, viêm màng não, viêm ruột thừa...

Trẻ bị ho nôn trớ nhiều phải làm sao?

Trước tiên, muốn chấm dứt tình trạng trẻ bị ho nôn trớ nhiều và kéo dài, cần xác định chính xác vấn đề mà trẻ đang gặp phải. Nếu chỉ là viêm họng, cảm thông thường thì không đáng ngại, nếu do các nhiễm trùng ở phế quản hoặc phổi thì có thể cần dùng đến thuốc

Với trẻ sơ sinh, cho trẻ bú sữa thường xuyên với lượng vừa phải, không nên ép trẻ ăn sữa quá nhiều một lúc vì dạ dày trẻ còn nằm ngang, cơ thắt tâm vị còn yếu nên rất dễ nôn trớ, dễ đầy bụng. Với trẻ lớn hơn, bố mẹ có thể cho trẻ uống trà mật ong, nguyên liệu tự nhiên có tính kháng khuẩn, kháng virus rất tốt, hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng. Cần chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày cho trẻ, có thể 1-2 giờ cho ăn 1 lần.

Cho trẻ nằm yên, kê gối cao đầu để phần thân mình phía trên cao hơn phía dưới tránh trào ngược. Nếu trẻ bị ho nôn trớ nhiều thì cho trẻ nằm nghiêng sang một bên để không hít dịch nôn vào phổi.

vicare.vn-phai-lam-sao-khi-tre-bi-ho-non-tro-nhieu-body-2

Khi trẻ bị ho nôn trớ nhiều, không nên cho trẻ ăn lại ngay lúc đó, nên đợi một khoảng thời gian cho cơn ho dịu lại mới cho ăn. Mẹ cần lau sạch miệng và đút một ít nước cho trẻ, thay quần áo sạch để tránh mùi khó chịu do dính phải chất nôn, quấn khăn ăn quanh cổ để phòng khi trẻ nôn trớ. Không được bế xốc trẻ lên khi trẻ đang nôn dễ khiến dịch ối tràn vào trong phổi. Chỉ vuốt lưng trẻ từ trên xuống dưới để dịch vị đi xuống dạ dày, tránh trào ngược lên.

Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa (cháo, súp...) trong giai đoạn nhiễm cảm, viêm họng hoặc các bệnh lý khác có triệu chứng ho, hạn chế đồ chiên rán, đồ chua, sữa bò... Bổ sung vitamin C bằng các hoa quả ít acid như: táo, lê, chuối... Hạn chế cho trẻ vận động, chơi trò chơi dùng sức ngay sau khi ăn. Tránh cho trẻ hít khói thuốc là hoặc các tác nhân dị ứng có thể gây ho.

Trẻ nôn trớ nhiều có thể mất nước, bổ sung nước cho trẻ từng ít một bằng nước đun sôi để nguội, nước ép trái cây hoặc Oresol bù điện giải.

Nếu trẻ còn có thêm một trong các dấu hiệu mất nước nặng (mắt trũng, môi khô, nếp véo da không biến mất ngay sau khi véo...), khó thở, sốt, co giật, phát ban, đau bụng quằn quại, bụng trướng... nên lập tức mang trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị.

Xem thêm:

  • 7 loại thực phẩm tránh cho trẻ ăn khi đang bị ho
  • Trẻ sơ sinh bị ho: Mối nguy hiểm tiềm ẩn làm hại con bạn
  • Những dấu hiệu cần cảnh giác ở trẻ bị ho