Phải làm sao khi thai 40 tuần bụng vẫn cao "chót vót"?

Ở phụ nữ mang thai, thông thường từ tuần thai thứ 36 đến 38 bụng mẹ bắt đầu tụt xuống, đây là dấu hiệu cho biết bé yêu chuẩn bị chào đời. Tuy nhiên ở nhiều mẹ bầu, đến tuần 40 vẫn chưa thấy dấu hiệu chuyển dạ khiến cho bạn cảm thấy vô cùng lo lắng. Vậy phải làm sao khi thai 40 tuần bụng vẫn cao? Hãy cùng tìm hiểu các thông tin liên quan qua bài viết ngay sau đây.

Phải làm sao khi thai 40 tuần bụng vẫn cao Phải làm sao khi thai 40 tuần bụng vẫn cao "chót vót"?

Ở phụ nữ mang thai, thông thường từ tuần thai thứ 36 đến 38 bụng mẹ bắt đầu tụt xuống, đây là dấu hiệu cho biết bé yêu chuẩn bị chào đời. Tuy nhiên ở nhiều mẹ bầu, đến tuần 40 vẫn chưa thấy dấu hiệu chuyển dạ khiến cho bạn cảm thấy vô cùng lo lắng. Vậy phải làm sao khi thai 40 tuần bụng vẫn cao? Hãy cùng tìm hiểu các thông tin liên quan qua bài viết ngay sau đây.

1. Mẹ bầu mang thai tuần thứ 40 vẫn chưa thấy dấu hiệu chuyển dạ

  • Theo thống kê thì chỉ có 3-5 % phụ nữ mang thai thực hiện quá trình sinh đúng với thời gian dự kiến của mình, còn đa số các trường hợp mẹ bầu còn lại thì sẽ sinh sớm hoặc muộn hơn thời gian dự kiến sinh trong vòng 2 tuần.
  • Cũng như thai nhi ở tuần tuổi thứ 39, tại tuần thai 40, thai nhi đã hoàn thiện về mọi cơ quan trên cơ thể và đã sẵn sàng để chào đời. Giai đoạn này, cân nặng của bé sẽ vào khoảng 3.3- 3.6 kg, một số bé có thể nặng hoặc nhẹ hơn. Chiều cao của bé trong tuổi thai tuần thứ 40 này sẽ trong khoảng 51-52 cm.
  • Việc mẹ bầu chưa thấy dấu hiệu chuyển dạ vào tuần thứ 40 thì đây là một dấu hiệu không tốt cho cả mẹ và bé. Nếu bé ở quá lâu trong bụng mẹ, đến khi sinh ra, bé có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh về đường hô hấp, nhiễm trùng, thậm chí có thể tử vong trong trường hợp xấu nhất. Không những vậy, một số trường hợp bé ở quá lâu trong bụng mẹ là do tình trạng lưu thai.
  • Vì vậy, nếu đến tuần thứ 40 mà mẹ bầu vẫn thấy bụng cao chót vót, không thấy có dấu hiệu chuyển dạ thì mẹ nên đi khám. Bác sĩ sẽ trực tiếp kiểm tra tình trạng sức khỏe của em bé và đưa ra những phương pháp cụ thể và phù hợp.
vicare.vn-phai-lam-sao-khi-thai-40-tuan-bung-van-cao-chot-vot-body-1

2. Dấu hiệu cho thấy bụng bầu đang tụt xuống

  • Thông thường, bụng của mẹ bầu sẽ có dấu hiệu tụt xuống vào khoảng 2-4 tuần trước ngày dự sinh. Bạn có thể nhận biết cơ thể của mình đang chuẩn bị chuyển dạ thông qua các dấu hiệu khác, cụ thể như sau:
  • Mẹ bầu sẽ cảm thấy bụng nặng hơn và có dấu hiệu bụng trì xuống phía dưới.
  • Hình dáng của bụng thay đổi rõ rệt so với các tuần thai trước đó.
  • Một cách đơn giản là mẹ bầu có thể kiểm tra xem ngực có còn chạm được vào bụng nữa hay không. Nếu không chạm được nữa thì chứng tỏ bụng đã tụt xuống được tử cung.
  • Mẹ bầu sẽ đi tiểu nhiều hơn, do lúc này thai nhi đang nằm gần sát bàng quang tạo áp lực lên đó.
  • Mẹ bầu sẽ thấy cảm giác dễ thở hơn trước, do lúc này thai đã tụt xuống khiến cho các cơ quan hô hấp của mẹ được hoạt động bình thường trở lại.
vicare.vn-phai-lam-sao-khi-thai-40-tuan-bung-van-cao-chot-vot-body-2

3. Các dấu hiệu khác báo hiệu mẹ bầu đang vượt quá ngày dự sinh

Ngoài dấu hiệu đến tuần thứ 40, bụng của mẹ bầu vẫn còn cao chót vót thì bạn có thể quan sát thêm được một vài dấu hiệu khác nữa báo hiệu bạn đang vượt quá ngày sinh. Việc nắm rõ quy trình của ngày dự sinh sẽ giúp bạn chủ động hơn, tránh được các trường hợp xấu có thể đến cho cả mẹ và bé.

Dịch nhầy âm đạo không có dấu hiệu thay đổi:

  • Khi chuẩn bị đến ngày sinh, mẹ bầu sẽ cảm thấy dịch nhầy âm đạo ướt và đặc hơn bình thường một chút. Chất nhầy âm đạo này có tác dụng đó là bảo vệ thai nhi tránh khỏi sự nhiễm khuẩn và viêm nhiễm. Khi chuẩn bị đến ngày dự sinh, chất nhầy này sẽ tự động bong ra trong tử cung khiến cho mẹ bầu cảm giác ướt hơn.
  • Vì vậy, nếu không thấy dấu hiệu của dịch nhày này thì có khả năng mẹ bầu đã vượt quá ngày dự sinh của mình.

Cổ tử cung yên vị:

  • Trước ngày dự sinh vài tuần, cổ tử cung của mẹ bầu có xu hướng mỏng dần và giãn nở to hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho em bé chui ra một cách dễ dàng hơn. Quá trình giãn của cổ tử cung tùy thuộc vào cơ địa của từng người, có người nhanh, có người lại chậm, tuy nhiên vẫn sẽ diễn ra trước ngày dự sinh.
  • Do vậy, nếu bạn cảm thấy cổ tử cung của mình vẫn yên vị mà đã quá ngày dự sinh thì chứng tỏ là bạn đang có dấu hiệu sinh muộn.

Không xuất hiện các cơn chuyển dạ: Các cơn chuyển dạ vẫn xuất hiện vào khoảng 3 tháng cuối của thai kỳ, tuy nhiên, đến gần ngày dự sinh thì các cơn chuyển dạ này sẽ xuất hiện với tần suất liên tục hơn, các cơn co tử cung này có thể khiến mẹ bầu cảm thấy đau hơn, nhịp độ có thể lên đến 5-7 phút/ 1 cơn. Nếu quá ngày dự sinh mà mẹ bầu không thấy xuất hiện các cơn chuyển dạ thì tức là báo hiệu cho việc sinh muộn.

4. Phải làm sao khi thai 40 tuần bụng vẫn cao?

vicare.vn-phai-lam-sao-khi-thai-40-tuan-bung-van-cao-chot-vot-body-3
Nếu như thai quá dự kiến sinh 1 tuần thì mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để được theo dõi kỹ càng
  • Vậy mẹ bầu nên làm gì nếu quá ngày dự sinh? Nếu như thai quá dự kiến sinh 1 tuần thì mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để được theo dõi kỹ càng.
  • Bác sĩ sẽ thực hiện các bài kiểm tra sức khỏe cho cả mẹ và con , khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bác sĩ có thể chỉ định mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
  • Nếu thai nhi trong bụng mẹ không có dấu hiệu gì tiêu cực thì mẹ bầu sẽ được chỉ định tiếp tục theo dõi chờ chuyển dạ và làm thử nghiệm sau 24-48 giờ. Việc sinh thường hoàn toàn có thể diễn ra sau đó.
  • Mẹ bầu giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, lạc quan và duy trì tập thể dục đều đặn.
  • Kích thích vùng ngực, đi bộ, ăn dứa... để kích thích quá trình dự sinh được diễn ra.

Trên đây là các thông tin được cung cấp cho trường hợp mẹ bầu mang thai ở tuần thứ 40 mà bụng vẫn cao chót vót không có dấu hiệu chuyển dạ. Vào giai đoạn cuối của thai kỳ này, mọi bất thường đều có thể mang lại những ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và bé, do vậy, hãy theo dõi và đi khám ngay khi thấy dấu hiệu bất thường. Chúc mẹ và bé có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.

Xem thêm:

  • Mách mẹ bầu các giai đoạn đi khám thai chuẩn không cần chỉnh
  • Làm việc quá 40 giờ mỗi tuần, phụ nữ khó có thai
  • Nên làm gì khi thai 40 tuần chưa có dấu hiệu sinh