Phải làm sao khi con không chịu bú mẹ?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé. Tuy nhiên, có một vấn đề mà rất nhiều các bà mẹ gặp phải đó là việc bé đang bú mẹ nhưng lại đột nhiên ngừng bú, không chịu bú mẹ nữa. Điều này khiến các mẹ hết sức lo lắng cho sức khỏe của bé, việc tìm hiểu nguyên nhân để có cách giải quyết là hết sức cần thiết.

Phải làm sao khi con không chịu bú mẹ? Phải làm sao khi con không chịu bú mẹ?

Khi nào thì nên cho bé bú mẹ?

Ngay sau khi sinh 30’ bé đã có phản ứng bú mẹ. Nhưng sau đó bao lâu thì bé đói và cần cho bé ăn lại? Bao lâu thì bé nên ăn trong ngày và tuần tiếp theo? Việc tìm hiểu giờ giấc cũng như nhu cầu của bé sẽ giúp mẹ biết được khi nào bé cần bú để cho bú đúng lúc, cũng là một cách khắc phục trẻ không chịu bú mẹ.

Vì sữa mẹ rất dễ tiêu hóa, nên hầu hết trẻ bú sữa mẹ thường ăn nhiều hơn so với sữa công thức, thường từ 8- 12 lần/ ngày. Bé thường đói sau 1-2h sau khi bú và việc này thường xuất hiện trong vài tuần đầu tiên sau khi sinh. Mặc dù khi bé khóc là chắc chắn bé đang đói và muốn ăn, vì bụng của bé rất nhỏ nên bé rất nhanh đói, nhưng các chuyên gia khuyên rằng không nên đợi cho đến khi bé khóc thì mới cho bú. Các mẹ nên cho bé bú trước thời điểm đó, khóc là một dấu hiệu của đói muộn. Ngoài ra, còn các dấu hiệu trước đó như rúc vào vú mẹ, mở miệng như muốn ngậm vú của mẹ, thực hiện các động tác như mút hoặc đưa một nắm tay vào miệng.

Không nên để bé ngủ trưa quá lâu trong suốt thời gian còn bú mẹ. Nếu em bé của bạn không thức dậy để ăn, không nên đợi quá 4h để đánh thức bé dậy. Nếu như tình trạng này kéo dài các mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ. Những trẻ bú mẹ thường có khối lượng cơ nạc nhiều hơn mỡ, vì vậy các mẹ không nên quá lo lắng khi thấy con mình nhìn không được mũm mĩm.

Quan sát cơ thể của mình cũng là một dấu hiệu để biết được bé đã bú đủ sữa hay chưa. Nếu chạm vào ngực của bạn cảm thấy mềm mại sau khi cho bé bú- đấy là một dấu hiệu tốt cho thấy bé đã bú đủ. Mỗi lần bú mẹ sẽ kéo dài khoảng nửa giờ, thông thường sau 15- 20 phút bụng của bé sẽ bắt đầu đầy, bạn có thể thấy bé sẽ tạm dừng lâu hơn giữa các lần nuốt. Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy bé cảm thấy hài lòng. Tuy nhiên, nếu bé ngừng nuốt hoặc bú chỉ khoảng 10 phút có thể đây là dấu hiệu cho thấy bé không được bú đủ. Hãy tìm hiểu nguyên nhân tại sao bé không chịu bú.

vicare.vn-phai-lam-sao-khi-con-khong-chiu-bu-me-body-1

Nguyên nhân bé không chịu bú mẹ và cách khắc phục?

“Trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao?” là câu hỏi chung của rất nhiều bà mẹ. Có nhiều nguyên nhân khiến bé không chịu bú mẹ. Những nguyên nhân có thể xuất phát từ cả mẹ và chính bé, cụ thể như sau:

Nguyên nhân từ bé

  • Cơ thể bé khó chịu có thể do bé đang mắc bệnh nào đó hoặc bé đang mọc răng, miệng bé bị xước... khiến bé không chịu bú mẹ. Cách khắc phục: Mẹ nên kiểm tra răng miệng của bé hoặc đưa bé đi khám bác sĩ.
  • Sữa của mẹ xuống quá nhanh và nhiều làm bé khó kiểm soát và dễ bị sặc khiến bé sợ bú. Cách khắc phục: Để tránh việc sữa xuống quá nhanh mẹ nên kẹp 2 ngón tay giữ núm vú để điều tiết lượng sữa chảy vào miệng bé. Nếu như mẹ quá nhiều sữa có thể vắt bớt sữa ra và cho bé uống sau.
  • Khi bú sữa xuống quá ít, sữa không đủ cung cấp cho bé khiến bé khó chịu khi không được bú no dẫn đến bé chán và trẻ không chịu bú mẹ nữa. Bé ngậm đầu ti không đúng cách cũng dẫn đến việc sữa ra đủ để bé bú. Cách khắc phục: Mẹ nên uống các loại như sữa, nước gạo lứt, tăng cường uống nước... trước khi cho bé bú để cung cấp đủ sữa cho bé. Và gặp bác sĩ để hướng dẫn bé bú đúng cách.
  • Cổ của bé bị vẹo khiến khi cho bé nằm về 1 trong 2 bên để bú khiến bé bị đau. Cách khắc phục: Nên đưa bé đi gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
  • Bé đang bị nghẹt mũi việc bú mẹ làm bé khó thở cũng là nguyên nhân khiến bé không chịu bú.
  • Môi trường bên ngoài quá ồn ào làm bé phân tâm và khó chịu khi bú.
vicare.vn-phai-lam-sao-khi-con-khong-chiu-bu-me-body-2

Nguyên nhân từ mẹ

  • Mẹ phản ứng quá mạnh khi bé cắn đầu ti khiến bé bị giật mình.
  • Do yếu tố ngoại cảnh khiến bé không được bú mẹ trong một thời gian dài.
  • Mẹ chưa nắm được thời gian ăn- ngủ của bé, sẽ khiến việc cho bé ăn trái giờ giấc làm hệ tiêu hóa của bé kém đi. Việc này cũng khiến mẹ khó nắm bắt được khi nào thì bé đói để cho bé bú. Cách khắc phục: Mẹ cần chú ý quan sát thời gian ăn - ngủ của bé để điều chỉnh cho phù hợp.
  • Mẹ sử dụng các đồ uống có chất kích thích hay ăn thức ăn có gia vị đậm, nặng mùi sẽ khiến sữa mẹ có mùi làm bé không thích sữa mẹ và trẻ không chịu bú. Cách khắc phục: Mẹ nên hạn chế ăn các thức ăn có mùi quá nồng, uống các chất kích thích.
  • Một nguyên nhân nữa là thói quen bú bình do mẹ hình thành cho bé trước bé bú mẹ khiến bé không thích bú mẹ nữa.
  • Mẹ cho bé uống nước trước khi bú mẹ khiến bé no và không bú mẹ, bỏ bú. Điều này còn khiến cân nặng của bé tăng rất chậm.
  • Mẹ sử dụng kem dưỡng da hay nước hoa khiến bé không thích mùi trên người mẹ cũng là nguyên nhân khiến trẻ không chịu bú mẹ.
  • Mẹ bị nhiễm trùng hoặc viêm vú khiến sữa có mùi lạ và vị mặn. khi bé bú xong, mẹ nên cho sữa chảy ra hết để làm sạch vú.

Khi tìm hiểu được nguyên nhân trẻ không chịu bú mẹ, các mẹ nên tìm cách khắc phục để bé bú mẹ trở lại. Nếu như có bất kỳ vấn đề gì khó khăn bố mẹ nên tìm gặp bác sĩ để có những lời khuyên hữu ích. Hi vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho các mẹ những thông tin hữu ích để mẹ khắc phục tình trạng bé không chịu bú mẹ, giúp bé phát triển thật tốt.

Xem thêm:

  • Những cách xử lý táo bón ở trẻ khi đang bú mẹ
  • Cho bé bú mẹ giảm nguy cơ ung thư vú
  • Vì sao nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu?