Phải làm gì khi trẻ nhỏ bị hẹp bao quy đầu?
Bao quy đầu không thể kéo xuống được là tình trạng xảy ra ở khá nhiều trẻ em – được gọi là tình trạng hẹp bao quy đầu. Vậy phải làm gì khi trẻ nhỏ bị hẹp bao quy đầu? Đây là câu hỏi của rất nhiều ông bố, bà mẹ khi con mình gặp phải tình trạng này. Hãy để HoiBenh giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này và cách chăm sóc cho bé như thế nào nhé!
Phải làm gì khi trẻ nhỏ bị hẹp bao quy đầu?
Bao quy đầu không thể kéo xuống được là tình trạng xảy ra ở khá nhiều trẻ em – được gọi là tình trạng hẹp bao quy đầu. Vậy phải làm gì khi trẻ nhỏ bị hẹp bao quy đầu? Đây là câu hỏi của rất nhiều ông bố, bà mẹ khi con mình gặp phải tình trạng này. Hãy để HoiBenh giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này và cách chăm sóc cho bé như thế nào nhé!
Hiểu rõ về hẹp bao quy đầu ở trẻ
Hẹp bao quy đầu là tình trạng mà bao quy đầu không thể kéo xuống được và không thể tách khỏi quy đầu. Thống kê có đến 96% bé trai độ tuổi dưới 3 tuổi mắc phải tình trạng hẹp bao quy đầu sinh lý, tuy nhiên thì hầu hết các trường hợp này bố mẹ không cần phải nong hay cắt bao quy đầu.
Để hiểu rõ hơn, bạn có thể hình dung rằng trong khảng thời gian 3 năm đầu đời, dương vật của trẻ sẽ càng ngày càng to dần ra cho đến một kích thước nhất định, lớp bề mặt da quy đầu sẽ bị bong ra. Sau đó, lớp da tích tụ lại thành chất bựa nằm ở bên dưới bao quy đầu, giúp bao quy đầu tách dần khỏi quy đầu và tự tuột hẳn ra.
Không ít trường hợp chất bựa này tích tụ lại thành một “cục” khiến cho phụ huynh hoang mang rằng con mình bị u bướu – thật ra đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường trong quá trình tách da bao quy đầu khỏi quy đầu mà thôi. Đây gọi là hẹp bao quy đầu sinh lý.
Khi trẻ lên 3 tuổi, tỷ lệ bị hẹp bao quy đầu gần như giảm dần xuống chỉ còn 10%. Và cho đến năm 16 tuổi – tức gần như hoàn thiện tuổi dậy thì thì chỉ có khoảng 1% bé trai vẫn bị mắc chứng hẹp bao quy đầu thực sự - gọi là hẹp bao quy đầu bệnh lý.
Hẹp bao quy đầu bệnh lý khác với hẹp bao quy đầu sinh lý ở chỗ nó có sự hiện diện của sẹo xơ gây hẹp thật sự, và nguyên nhân thường là tình trạng hình thành do viêm nhiễm tái phát nhiều lần ở bao quy đầu bình thường hoặc bao quy đầu dài. Đây là dạng hẹp bao quy đầu cần điều trị.
(Nguồn: Báo VN.Express)
Phương pháp nhận biết trẻ nhỏ bị hẹp bao quy đầu
Hẹp bao quy đầu không khó để có thể nhận biết nhưng các bà mẹ cũng cần phải đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu nhận biết để phòng tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra. Khi trẻ sinh ra, đa phần là đã có hiện tượng bị hẹp bao quy đầu và đây là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường ở trẻ. Hiện tượng này cũng giúp quy đầu của trẻ dược bảo vệ khỏi những tổn thương do tiếp xúc với quần áo hoặc môi trường bên ngoài.
Theo thời gian, hiện tượng hẹp bao quy đầu sẽ mất đi do các phản xạ tự nhiên, điển hình là hiện tượng trẻ đi tiểu khiến và dương vật cương cứng, 2 điều chủ yếu này sẽ giúp kéo bao quy đầu tuột xuống để lộ ra bên ngoài.
Một số biểu hiện của hẹp bao quy đầu bệnh lý cần chú ý ở trẻ nhỏ:
- Tiểu khó, tiểu phải rặn khiến cho bao quy đầu bị phồng và tia tiểu bắn xa.
- Trẻ thường xuyên quấy khóc và đỏ mặt tía tai vì rặn mỗi khi đi tiểu.
- Bao quy đầu của trẻ thường xuyên bị tấy đỏ và ngứa ngáy.
- Nước tiểu rất đục và hôi.
- Trẻ có thói quen hay vọc vào bộ phận sinh dục của mình để gãi.
Ngoài ra, những trẻ bị hẹp bao quy đầu bệnh lý thường có hiện tượng tích tụ chất cặn bẩn, có mùi hôi tại quy đầu và bao quy đầu nhiều hơn so với những đứa trẻ bình thường khác.
Làm gì khi trẻ nhỏ bị hẹp bao quy đầu?
Làm gì khi trẻ nhỏ bị hẹp bao quy đầu? Nếu như bé bị hẹp bao quy đầu mà không có biến chứng xấu nào xảy ra thì dù là bé đang ở bất cứ độ tuổi nào thì các bậc cha mẹ cũng chỉ nên điều trị bằng phương pháp bôi thuốc hoặc nong bao quy đầu. Cụ thể:
- Trẻ dưới 3 tuổi và hẹp bao quy đầu sinh lý, không có biến chứng thì không cần thiết phải can thiệp, kể cả nong tại nhà khi trẻ tắm.
- Trẻ đang trong độ tuổi 3 - 4 tuổi mà bao quy đầu vẫn chưa tuột xuống được thì có thể bôi thuốc Betamethasone 0,05% lên bao quy đầu cho bé, mỗi ngày bôi 1 - 2 lần trong khoảng 4 - 6 tuần.
- Nếu trong trường hợp trẻ 7-8 tuổi mà bao quy đầu vẫn chưa tuột được, bôi thuốc cũng không hiệu quả và nhất là khi tiểu có hiện tượng bao quy đầu căng phồng, hoặc trẻ hay bị viêm bao quy đầu thì có thể đưa trẻ đến bệnh viện để thực hiện phẫu thuật cắt da quy đầu.
Ngoài ra, việc vệ sinh bao quy đầu cho bé đúng cách là điều rất quan trọng khi phát hiện bé bị hẹp bao quy đầu. Cụ thể như sau:
Vệ sinh bao quy đầu chưa lộn
Hãy tắm rửa thường xuyên cho bé, đặc biệt là cơ quan sinh dục, cần được rửa sạch sẽ, mẹ chỉ cần dùng nước sạch và xà phòng để rửa bên ngoài cho bé là đủ.
- Lúc tắm cho bé, hãy rửa dương vật của bé như những phần còn lại của cơ thể rồi lau khô.
- Không nên cố gắng tuốt mạnh bao quy đầu về phía bụng.
Vệ sinh bao quy đầu đã lộn hoàn toàn
Trong một vài năm đầu, chỉ cần thỉnh thoảng lộn bao và rửa phía dưới là đủ. Việc vệ sinh dương vật sau này sẽ trở thành một phần thói quen vệ sinh thân thể rất tốt cho trẻ, giống như việc gội đầu, đánh răng.
- Nhẹ nhàng vuốt ngược da quy đầu về phía bụng và rửa phần ở dưới rồi lau khô.
- Nhẹ nhàng vuốt xuôi bao quy đầu để trả nó về vị trí cũ.
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn biết được phải làm gì khi trẻ bị hẹp bao quy đầu và giúp bé có một sức khỏe tốt!