Phải làm gì khi trẻ bị ho gà trong mùa dịch bệnh

Vào cuối đông, đầu xuân trong giai đoạn chuyển mùa, khí hậu ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn ho gà phát triển. Ho gà là một bệnh dai dẳng kéo dài có nhiều biến chứng nguy hiểm kèm theo khả năng lây lan nhanh. Vậy phải làm gì khi phát hiện bé nhà bạn mắc bệnh ho gà?

Phải làm gì khi trẻ bị ho gà trong mùa dịch bệnh Phải làm gì khi trẻ bị ho gà trong mùa dịch bệnh

Vài nét về bệnh ho gà

Ho gà là một loại bệnh do nhiễm khuẩn đường hô hấp bởi vi khuẩn Bordetella Pertussis gây nên. Ho gà có khả năng lây lan nhanh chóng thông qua đường hô hấp, cụ thể người khỏe mạnh nhiễm vi khuẩn từ nước bọt, dịch đờm của người mắc ho gà bị phát tán ra ngoài không khí.

Hàng năm có tới 30 - 50 triệu người trên thế giới mắc bệnh ho gà. Trong đó có tới 300.000 người tử vong, những ca tử vong do ho gà chủ yếu là trẻ em dưới 1 tuổi.

Trẻ mắc bệnh ho gà có triệu chứng gì?

Ho gà diễn biến qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn đầu (khởi phát): trong từ 1 - 3 tuần đầu khi nhiễm bệnh, trẻ có những cơn ho nhẹ hắt hơi kèm theo chảy nước mắt, nước mũi. Rất khó nhận biết bệnh ho gà ở giai đoạn này bởi những triệu chứng rất giống với cảm cúm thông thường.

Giai đoạn sau: từ ho nhẹ chuyển sang những cơn ho dữ dội, kéo dài, mỗi cơn từ 15-20 tiếng ho. Trẻ ho đẩy lưỡi ra ngoài, người tím tái, khó thở, có thể xuất huyết mắt. Những cơn ho dễ làm trẻ kiệt sức, dẫn đến biếng ăn và suy dinh dưỡng. Trẻ có thể tử vong trong giai đoạn này.

Giai đoạn hồi phục: nếu được điều trị tốt, những cơn ho sẽ ngắn lại và trẻ dần khỏi bệnh.

Trong khi mắc bệnh ho gà, trẻ cũng có thể bị sốt nhẹ.

Điều trị ho gà như thế nào?

Điều trị ho gà bằng thuốc.

Vi khuẩn ho gà Bordetella Pertussis xâm nhập vào đường hô hấp, sau đó trú ngụ và phát triển ở lông mao biểu mô trụ của đường thanh quản. Tại đây nó sẽ tiết độc tố Pertussis toxin gây bệnh. Chính vì vậy:

Giai đoạn đầu: thông thường bác sỹ sẽ kê thuốc kháng sinh để ngăn chặn nhiễm trùng lan rộng.

Giai đoạn sau: khi bệnh tình đã diễn biến nghiêm trọng hơn, ngoài thuốc kháng sinh, sẽ dùng thêm thuốc Corticosteroid chứa Steroid tiêm thẳng vào tĩnh mạch để giảm viêm sưng.

vicare.vn-phai-lam-gi-khi-tre-bi-ho-ga-body-1

Đưa trẻ đến các cơ sở y tế khi trẻ có các dấu hiệu mắc bệnh ho gà.

Những lưu ý khi trẻ bị ho gà:

  • Cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước.

  • Ăn uống hợp vệ sinh chia làm nhiều bữa nhỏ, ăn những đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa, tránh đồ dầu mỡ, khó tiêu hóa.

  • Trong trường hợp trẻ có biểu hiện sốt, thì nên cho uống Ibuprofen hoặc Paracetamol. Không cho trẻ dưới 16 tuổi sử dụng Aspirin.

  • Không nên cho trẻ ăn đồ ngọt như socola, các sản phầm từ bơ sữa... để tránh gây nóng cho cơ thể.

  • Không cho trẻ ăn đồ lạnh để tránh gây tổn thương phổi.

Tiêm vacxin phòng ho gà

Để ngăn ngừa những tác hại to lớn của bệnh ho gà tới trẻ nhỏ. Các bậc cha mẹ nên cho trẻ tiêm vacxin phòng ho gà ngay từ khi mới sinh.

Tiêm mũi 1: 2 tháng sau khi sinh

Tiêm mũi 2: cách 1 tháng so với mũi 1

Tiêm mũi 3: cách 1 tháng so với mũi 2

Tiêm mũi 4: đủ 18 tháng tuổi.

Từ những triệu chứng của bệnh đã nói ở trên, có thể thấy bệnh khó nhận biết và có những biến chứng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của con trẻ. Cách tốt nhất là bố mẹ nên cho trẻ đi khám bác sỹ khi trẻ bị kéo dài để được tư vấn điều trị kịp thời.