Phải làm gì khi da bị khô?

Da bị khô không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhớ nên coi thường, bởi đôi khi hiện tượng này còn có thể là triệu chứng liên quan đến một vài bệnh ngoài da hoặc các bệnh lý nguy hiểm khác. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng khó chịu này? Phải làm gì khi da khô? Cùng Vicare tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Phải làm gì khi da bị khô? Phải làm gì khi da bị khô?

Da bị khô không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhớ nên coi thường, bởi đôi khi hiện tượng này còn có thể là triệu chứng liên quan đến một vài bệnh ngoài da hoặc các bệnh lý nguy hiểm khác. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng khó chịu này? Phải làm gì khi da khô? Cùng Vicare tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Những biểu hiện bên ngoài khi da bị khô

Da bị khô sẽ xuất hiện tình trạng mất nước, bong tróc, ngứa ngáy và viêm tấy; khi sờ vào da cảm thấy thô ráp, tróc vảy, đôi khi thấy đau và ngứa. Nếu da bị khô nghiêm trọng có thể bị đỏ tấy kèm theo ngứa dữ dội; da có xu hướng nứt nẻ, hoặc có những vết nứt sâu có kèm chảy máu (ví dụ ở gót chân, ngón chân).

Viêm da dị ứng - một tình trạng da khô phổ biến ở trẻ em, là do lượng lipid trong chất sừng bị giảm, và gây mất nước của da.

Da khô nghiêm trọng là đặc trưng của những người bị một loại rối loạn di truyền gọi là bệnh vảy cá (ichthyosis), dạng phổ biến nhất là da khô vảy cá (ichthyosis vulgaris), biểu hiện bởi lớp vảy mịn bao phủ cẳng chân xuất hiện trong vài tháng đầu khi trẻ mới sinh ra.

Ngoài ra, da khô có thể là triệu chứng của các bệnh da khác như: bệnh chàm da, bệnh lichen hoặc bệnh vẩy nến.

vicare.vn-phai-lam-gi-khi-da-bi-kho-body-1

Nguyên nhân gây khô da

  • Kết cấu mềm mại, dễ chịu của da có được nhờ vào thành phần nước. Không khí khô (độ ẩm thấp), là nguyên nhân phổ biến nhất gây khô da vì làm giảm rõ rệt hàm lượng nước của da.
  • Ngoài ra, khi lượng lipid của da bị cạn kiệt, không đủ nước trong lớp sừng để duy trì hoạt động, cũng sẽ dẫn đến da bị khô.

Những nguyên nhân gây sụt giảm lượng lipid hay gặp bao gồm: xà phòng có đặc tính tẩy rửa mạnh, quần áo gây ngứa, tắm nước nóng trong thời gian dài.

  • Yếu tố môi trường: là tiếp xúc với thời tiết quá nóng/ quá lạnh cùng với độ ẩm thấp. Bệnh khô da thường trở nặng vào mùa đông, vì có nhiều yếu tố góp phần gây khô da: nhiệt độ thấp và độ ẩm thấp (do dùng máy sưởi quá nóng và khô), làm giảm lượng nước trong lớp sừng. Trong mùa hè, những người ngồi trong nhà tiếp xúc liên tục với điều hòa cũng bị tình trạng tương tự.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc, như thuốc lợi tiểu hoặc thuốc retinoids dùng tại chỗ hoặc toàn thân, có thể tạm thời gây khô da và các triệu chứng này sẽ hết khi qua giai đoạn điều trị dùng thuốc.
  • Yếu tố tuổi: Ở người cao tuổi, sự trao đổi chất thay đổi, giảm lượng nước uống, quá trình lão hóa da sinh lý (keratinocytes di chuyển chậm từ lớp đáy đến lớp sừng của biểu bì và tuyến dầu ít hoạt động hơn), sẽ khiến da bị khô, mỏng đi và mất dần độ đàn hồi. Bên cạnh đó, tình trạng mất cân bằng nội tiết tố do thời kỳ mãn kinh, bệnh suy giáp hay cường giáp cũng khiến da khô trầm trọng.

Trường hợp da bị khô cần đi khám bác sĩ

vicare.vn-phai-lam-gi-khi-da-bi-kho-body-2

Nếu da bị khô trong thời gian dài hoặc bệnh nặng, bạn phải đi khám bác sĩ da liễu ngay để có những chẩn đoán loại trừ các bệnh ngoài da hoặc bệnh về tuyến giáp đề cập ở trên. Bác sĩ da liễu sẽ khám, tiến hành các xét nghiệm để xác định nguyên nhân và có giải pháp điều trị phù hợp với từng bệnh cảnh: nếu da bị khô thông thường, chỉ cần sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc chất làm mềm da; trong trường hợp nặng hơn có thể sử dụng thêm một loại kem steroid hoặc thuốc mỡ kết hợp; đặc biệt với những người bị ngứa kinh khủng, gây khó chịu cho các hoạt động hàng ngày và giấc ngủ ban đêm, có thể được bác sĩ chỉ định thêm các thuốc kháng histamin.

Cách điều trị và phòng ngừa da bị khô

Sau đây là những điều quan trọng mà người hay bị khô da cần ghi nhớ:

  • Tắm vòi hoa sen thay cho bồn tắm: Ngâm người trong bồn tắm lâu, với nước quá nóng sẽ đẩy mạnh sự mất dầu tự nhiên của da và làm trầm trọng thêm tình trạng khô da. Chỉ nên tắm bằng nước ấm và thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm hoặc rửa tay.
  • Thoa kem dưỡng ẩm, chất làm mềm da hoặc thuốc mỡ dưỡng ẩm nhiều lần trong ngày: đây là những loại thuốc cơ bản trong điều trị da khô vì chúng giúp tái tạo lớp màng dầu-nước của da bằng cách giữ nước trên da. Kem dưỡng ẩm phổ biến hơn các phương pháp điều trị khác vì khi thoa kem sẽ tan vào da, bảo vệ cho làn nhạy cảm, dễ bị hư tổn và giúp da trở nên mềm mại, mịn màng hơn. Các loại kem sẽ bảo vệ lớp lipid tự nhiên của da, hạn chế tình trạng mất nước và khóa nước ở lại lớp sừng.
  • Chọn loại kem dưỡng ẩm không chứa cồn.
  • Sử dụng chất tẩy rửa nhẹ, không chứa xà phòng: các chất tẩy rửa mạnh sẽ làm mất lớp dầu trên bề mặt da và làm da bị khô.
  • Hạn chế sử dụng xà phòng kháng khuẩn.
  • Dùng máy tạo ẩm để duy trì độ ẩm thích hợp với da trong mùa khô hay mùa đông.
  • Tránh chà xát, kỳ cọ mạnh, làm trầy xước da.
  • Sử dụng găng tay, mũ và khăn quàng cổ vào mùa đông để tránh da tiếp xúc trực tiếp với không khí khô, lạnh.
  • Tránh để cơ thể bị mất nước do uống rượu, hay quên bổ sung nước khi đổ nhiều mồ hôi.
  • Không mặc quần áo có chất liệu gây ngứa, đặc biệt những người da khô sẽ nhạy cảm hơn với những thứ tiếp xúc với da, nó có thể làm cho da ngứa thêm và nổi mẩn đỏ.

Xem thêm:

  • Bị khô da mặt phải làm sao để cải thiện?
  • Chia sẻ bí kíp khi bị nám da không nên ăn gì?