Phải làm gì khi bé viêm họng sốt cao liên tục?

Viêm họng là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 6 tuổi, đặc biệt vào lúc thời tiết chuyển mùa, mùa đông lạnh hoặc mùa mưa kéo dài. Bệnh thường khởi phát đột ngột và làm cho bé viêm họng sốt cao liên tục. Hiểu rõ tâm lý lo lắng của các bậc phụ huynh khi con yêu mắc bệnh, bài viết sau đây sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết để chăm sóc bé mau khỏe.

Phải làm gì khi bé viêm họng sốt cao liên tục? Phải làm gì khi bé viêm họng sốt cao liên tục?

Biểu hiện khi trẻ viêm họng sốt cao liên tục

Trẻ em có sức đề kháng non yếu, thường gặp vấn đề sức khỏe, đặc biệt là những bệnh lý đường hô hấp. Khi bé viêm họng sốt cao liên tục chính là biểu hiện của bệnh viêm họng cấp. Những dấu hiệu nhận biết bé sốt do viêm họng là:

  • Sốt li bì, thân nhiệt cao 39 – 40 độ C, người nóng ran.
  • Đau họng, ho liên tục, nghẹt mũi, chảy nước mũi.
  • Quấy khóc suốt đêm, bỏ bú ở trẻ sơ sinh.
  • Với bé lớn còn bị đau đầu, ù tai, mệt mỏi, chóng mặt, chán ăn...
  • Hai bên hàm dưới của trẻ sờ thấy hạch, ấn đau.
vicare.vn-phai-lam-gi-khi-be-viem-hong-sot-cao-lien-tuc-body-1

Nguyên nhân gây sốt viêm họng ở trẻ

Viêm họng thường xuyên phát bệnh hoặc tái phát đột ngột, đặc biệt vào mùa lạnh, khiến cơ thể mất nước và điện giải, thậm chí suy nhược cơ thể. Tác nhân chính của hiện tượng bé viêm họng sốt cao liên tục là do các loại virus, tác nhân này có khả năng lây cho người khác qua đường hô hấp.

Bên cạnh đó, viêm họng cũng do nhiễm vi khuẩn Streptococcus cũng gây ra hiện tượng sốt, đồng thời gây ra nhiễm trùng họng và có thể tiến triển nghiêm trọng hơn đó là viêm amidan.

Làm gì khi bé viêm họng sốt cao liên tục không dứt?

Khi bé viêm họng sốt cao liên tục, phụ huynh nên bình tĩnh, không nên quá lo lắng vì viêm họng và sốt cao khi được điều trị và chăm sóc đúng cách sẽ giảm dần và tự khỏi sau khoảng 3 - 7 ngày mà không cần uống thuốc. Tuy nhiên vẫn có trường hợp bé bị viêm họng sốt cao hơn 7 ngày liên tục và nhiệt độ lên đến 40 độ C, khi đó nếu ba mẹ không có phương pháp giúp bé hạ sốt nhanh chóng, bé rất dễ bị động kinh, co giật, sùi bọt mép hoặc thậm chí liệt tứ chi, nguy hiểm đến tính mạng.

Hạ sốt nhanh có bé bằng khăn ướt: nhúng khăn vào nước ấm vừa phải và lau người trẻ liên tục khi bé sốt cao, đặc biệt chú ý các vị trí ở cổ, nách, bẹn, lòng bàn tay, bàn chân, khuỷu tay, khuỷu chân. Lau đến khi sốt bắt đầu hạ xuống.

Dùng một chiếc khăn mềm, thấm nước lạnh, vắt ráo, chườm lên trán bé, 5-10 phút lấy ra, nhúng nước lạnh trở lại.

Hỏi ý kiến bác sĩ về thuốc giảm đau hạ sốt cho bé, thường dùng thuốc paracetamol (còn gọi là acetaminophen) hoặc ibuprofen, không được dùng aspirin để giảm đau hạ sốt cho trẻ vì thuốc này có thể gây hội chứng Reye.

Không tự ý cho trẻ dùng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ, bởi vì viêm họng cấp phần lớn là do virus gây bệnh, kháng sinh không có tác dụng trên virus.

Cho bé uống nhiều nước, có thể uống oresol, nước muối loãng, nước ép trái cây... do sốt cao rất dễ khiến bé bị mất nước.

Điều chỉnh nhiệt độ điều hòa hoặc quạt thích hợp tại nơi bé nằm, nên giữ ấm cổ họng cho trẻ. Lưu ý không được mặc nhiều quần áo hoặc đắp chăn quá dày khi trẻ đang sốt cao, hãy cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, tiện cho việc lau mát người.

Với bé viêm họng sốt cao liên tục thường kèm theo chán ăn, do đó phụ huynh nên nấu những món ăn bổ dưỡng dễ nuốt như súp, cháo... nhưng phải đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, có thể chế biến thức ăn từ thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh, các loại đậu và ăn thêm hoa quả. Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ và cho bé ăn từ từ, đừng quá ép bé sẽ nôn. Với trẻ bú mẹ thì cần phải tăng cường cho bú nhiều hơn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho bé chống lại bệnh tật.

Cho bé ngủ nhiều hơn, không đặt bé trực tiếp dưới hơi gió của quạt hoặc hơi lạnh của điều hòa. Hạn chế không cho bé mở miệng nói chuyện quá nhiều.

vicare.vn-phai-lam-gi-khi-be-viem-hong-sot-cao-lien-tuc-body-2

Biện pháp phòng ngừa bé viêm họng sốt cao liên tục trở lại

Một số biện pháp phòng ngừa viêm họng và sốt cao ở trẻ em như:

  • Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết chuyển mùa, mặc ấm, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. Không được tắm trẻ buổi tối.
  • Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ: đường, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất... để nâng cao khả năng đề kháng, bảo vệ trẻ khỏi tác nhân gây bệnh, khuyến khích trẻ uống nhiều nước.
  • Vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống sôi, tránh ăn các thức ăn ôi thiu, quá hạn dùng, không cho trẻ uống nước quá lạnh.
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên, súc miệng bằng nước muối loãng (nên sử dụng nước ấm). Sau khi đánh răng nên nhúng bàn chải của bé vào cốc nước muối giúp loại bỏ đi vi khuẩn gây bệnh bám trên bàn chải.
  • Vệ sinh cá nhân cho trẻ, đặc biệt là mùa hè, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng vì trẻ nhỏ hay có thói quen mút tay, rửa kĩ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Vệ sinh môi trường sống: đảm bảo không gian sống thoáng mát, không bụi bẩn và ẩm mốc.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc các dụng cụ ăn uống của trẻ bệnh khác
  • Hạn chế đặt trẻ ở trong luồng gió quá lạnh, thổi trực tiếp vào mặt, không bật điều hòa liên tục cả ngày, nên mở hé cửa sổ để không khí trong nhà được lưu thông.
  • Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột dẫn đến trẻ không kịp thích nghi, từ phòng có điều hòa mát lạnh, hãy đưa trẻ sang phòng có quạt mát khoảng 15 phút rồi mới mang trẻ ra ngoài trời ấm nóng hơn.

Bé viêm họng sốt cao liên tục đi khám khi nào?

Phụ huynh nên cặp nhiệt kế vào theo dõi triệu chứng sốt của trẻ, cho trẻ đi khám ngay có các dấu hiệu sau đây:

  • Dưới 3 tháng tuổi: sốt 38 độ C trở lên
  • Từ 3-6 tháng: sốt từ 38.3 độ C trở lên.
  • Trên 6 tháng tuổi: sốt từ 39 độ C trở lên.
  • Sốt cao lớn hơn 40 độ C với bất kỳ trẻ ở độ tuổi nào.
  • Bé dưới 2 tuổi sốt kéo dài liên tục hơn 1 ngày.
  • Bé từ 2 tuổi trở lên sốt kéo dài hơn 72 giờ.
  • Quan sát vùng cổ họng của trẻ có dấu hiệu ửng đỏ từng mảng, sưng rất to, mức độ viêm nhiễm nặng, trẻ đau đau rát quá mức.
vicare.vn-phai-lam-gi-khi-be-viem-hong-sot-cao-lien-tuc-body-2
  • Chán ăn nặng, không chịu ăn uống gì cả hoặc không thể ăn do họng quá đau.
  • Có triệu chứng khó thở, thở mạnh và gấp, có cảm giác đau tại lòng ngực khi thở mạnh.
  • Xuất hiện triệu chứng đau khớp, cứng cổ, đau tai hoặc viêm nhiễm tai, ho đờm lẫn máu hoặc ho khan ra máu.
  • Bắt đầu nôn nhiều, đi ngoài phân lỏng, đi nhiều lần/ngày.
  • Bệnh không tốt lên sau 2 ngày điều trị.

Xem thêm:

  • Dấu hiệu nhận biết khi bé bị viêm họng mẹ cần nhi nhớ
  • Khi bé bị viêm họng sốt cao liên tục phải làm gì?
  • Ăn gì, uống gì khi bé bị viêm họng?