Phải làm gì khi bà bầu dị ứng thức ăn khi mang thai?
Trong quá trình mang thai, mẹ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về sức khỏe trong đó có bị dị ứng thức ăn. Điều này gây khó chịu cho cơ thể mẹ, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy, phải làm gì khi bà bầu dị ứng thức ăn khi mang thai?
Phải làm gì khi bà bầu dị ứng thức ăn khi mang thai?
Trong quá trình mang thai, mẹ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về sức khỏe trong đó có bị dị ứng thức ăn. Điều này gây khó chịu cho cơ thể mẹ, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy, phải làm gì khi bà bầu dị ứng thức ăn khi mang thai?
Nguyên nhân bà bầu bị dị ứng thức ăn khi mang thai
Không chỉ trong quá trình mang thai mà ngay cả người bình thường cũng có khả năng bị dị ứng thức ăn. Khi các chất gây dị ứng có trong thực phẩm đi vào cơ thể sẽ khiến cơ thể các mẹ sản sinh ra một loại kháng thể gọi là protein miễn dịch IgE. Trường hợp các mẹ vẫn tiếp tục sử dụng loại thực phẩm này sẽ khiến cho các IgE vừa được sinh ra kết hợp với các tế bào đại phì của hệ thống miễn dịch để tạo ra histamin.
Các histamine này được sản sinh ở bộ phận nào của cơ thể sẽ trực tiếp gây ra bệnh lý ở bộ phận đó. Nếu histamin sinh ra ở mũi và miệng sẽ gây khó khăn cho việc thở và nuốt thức ăn. Nếu histamin sinh ra ở ruột sẽ gây ra triệu chứng thổ tả, nếu sinh ra ở da thì da bị mẩn đỏ, ngứa và nổi mụn. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà việc dị ứng có thể xảy ra ở một số thực phẩm nào đó, chẳng hạn như một số loại hải sản, thực phẩm lên men, rượu vang đỏ, socola... dẫn đến việc bà bầu bị dị ứng thức ăn.
Triệu chứng dị ứng thức ăn khi mang thai
Hiện tượng dị ứng thức ăn có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ. Biểu hiện bệnh có thể xuất hiện ngay khi ăn các thực phẩm gây dị ứng hoặc sau đó vài giờ. Thông thường các mẹ hay có biểu hiện sau:
- Xuất hiện phát ban, nổi mề đay ở nhiều vị trí trên cơ thể.
- Một số người có biểu hiện mụn nước ở xung quanh khu vực có phát ban đỏ... Sau đó mụn nước lan dần sang các vùng da khác.
- Ngứa da ở nhiều vị trí trên cơ thể, những cơn ngứa thường tập trung nhiều vào ban đêm.
- Các biểu hiện khác: ho, nghẹt mũi, ngứa tai, ngứa họng...
Tùy theo cơ địa của từng mẹ, tình trạng bệnh mà có các biểu hiện nhất định. Mẹ bầu cũng có thể xuất hiện các triệu chứng khác chưa được kể tên ở trên.
Phải làm gì khi bà bầu dị ứng thức ăn khi mang thai?
Những biểu hiện của bệnh dị ứng làm cho mẹ bầu cảm thấy vô cùng mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, sự phát triển của bệnh có thể ảnh hưởng ít nhiều đến em bé. Chính vì vậy, việc áp dụng các biện pháp điều trị cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Mẹ nên tham khảo ngay các cách chữa bệnh mà chúng tôi phân tích ngay dưới đây.
Dùng biện pháp dân gian
Trong dân gian vẫn lưu truyền các cách làm giảm các triệu chứng dị ứng bằng các nguyên liệu tự nhiên. Nếu bệnh mới chỉ bắt đầu, các biểu hiện bệnh còn đơn giản thì mẹ nên áp dụng thử. Chẳng hạn như:
Dùng lá chè xanh
Trong lá chè xanh có chứa chất tanin, cũng như nhiều dưỡng chất có khả năng kháng khuẩn kháng viêm, diệt khuẩn giúp điều trị các bệnh ngoài da, trong đó có bệnh dị ứng. Mẹ có thể tiến hành ngay các bước chữa bệnh bằng nguyên liệu này như sau:
- Lấy một nắm lá chè xanh rửa thật sạch
- Bỏ vào nồi nước nấu sôi lên cùng một chút muối cho các tinh chất tan hết trong nước.
- Đợi nước nguội bớt thì dùng nước để tắm, phần bã lá chà xát lên vùng da bị tổn thương.
- Áp dụng hàng ngày cho đến khi lành hẳn.
Dùng lá trầu không
Tác dụng của lá trầu không cũng tương tự như lá chè xanh. Ngoài việc dùng lá trầu không để tắm như cách ở trên, bạn cũng có thể dùng lá trầu không giã nát rồi đắp lên vùng da bị dị ứng. Các triệu chứng ngứa, nổi mẩn đỏ sẽ giảm đáng kể.Dùng nguyên liệu tự nhiên không những giảm được các triệu chứng dị ứng mà còn không gây kích ứng nếu dùng trong thời gian dài. Vì vậy rất an toàn, phù hợp với chị em trong giai đoạn mang thai.
Dùng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ
Nhiều mẹ bầu lo ngại việc dùng thuốc để chữa dị ứng vì sợ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Nhưng trên thực tế có một số thuốc vẫn có thể dùng cho phụ nữ có thai nếu có chỉ định của bác sĩ. Thông thường để điều trị dị ứng, bác sĩ hay chỉ định dùng một số loại thuốc như sau:
- Thuốc kháng histamin để giảm ngứa, một số loại hay dùng: diphenhydramine (Benadryl), cetirizine (Zyrtec)...
- Thuốc steroid: hydrocortisone 1% dạng kem cũng có tác dụng giảm ngứa
- Kem dưỡng ẩm: có thành phần từ tự nhiên nhằm giảm tình trạng nóng rát, ngứa da...
Tuyệt đối phải tuân thủ theo những gì mà bác sĩ đã chỉ định về việc dùng liều lượng cũng như loại thuốc như thế nào. Trong quá trình sử dụng các loại thuốc mẹ bầu cũng nên theo dõi kĩ, nếu các biểu hiện ngày càng nặng hoặc có triệu chứng bất thường thì phải tới gặp bác sĩ ngay lập tức.
Điều chỉnh chế độ ăn khoa học khi bị dị ứng thực phẩm
Các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, trứng, sữa, các loại hạt... nhưng lại chứa những dưỡng chất thiết yếu rất cần thiết cho sức khỏe của mẹ trong thai kỳ cũng như sự phát triển của bé. Chính vì vậy mà các mẹ nên có các biện pháp điều chỉnh chế độ ăn để vừa tránh được dị ứng lại vừa đảm bảo được dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể. Chẳng hạn như:
- Nếu dị ứng với ngũ cốc nguyên hạt cụ thể là các loại đậu thì có thể thay thế bằng các loại rau có màu xanh, những loại trái cây mọng (việt quất, dâu tây). Nhóm thực phẩm này có khả năng chống buồn nôn, cung cấp sắt, vitamin B, niacin... cho cơ thể
- Dị ứng sữa: hạn chế dùng sữa dễ làm mẹ bị thiếu hụt canxi, ảnh hưởng đến sự phát triển khung xương của bé. Thay vì uống sữa mẹ có thể thay thế bằng các loại thực phẩm có nhiều canxi như: cá hồi, cải xoăn, cải bó xôi...
- Dị ứng trứng: hạn chế trứng sẽ mất đi nguồn cung cấp choline, DHA, axit béo... có tác dụng tốt trong phát triển trí não, võng mạc... Mẹ có thể thay thế bằng cách uống thêm sữa, dùng sữa chua, phô mai, cá hồi, hạt óc chó...
Các nhóm thực phẩm dị ứng hoàn toàn có thể thay thế bằng các thực phẩm khác có tác dụng tương tự. Chính vì vậy mẹ nên nhờ bác sĩ tư vấn để có thể xây dựng cho mình một chế độ ăn khoa học hơn.Ngoài việc áp dụng các biện pháp điều trị như ở trên, mẹ cũng cần phải chú ý vệ sinh da sạch sẽ, bảo vệ da khỏi những tác nhân gây hại như: ánh nắng mặt trời, khói bụi... Chú ý không nên quá căng thẳng, lo lắng vì có thể gây áp lực tâm lý, làm cho những biểu hiện ngày càng trầm trọng hơn.
Biện pháp phòng tránh dị ứng thức ăn cho mẹ bầu
- Kiêng tuyệt đối những loại thực phẩm đã từng gây dị ứng trước đó.
- Không dùng những thực phẩm để qua đêm hoặc có dấu hiệu ôi thiu.
- Hạn chế dùng thử những loại đồ ăn chưa bao giờ sử dụng
- Nếu xảy ra các triệu chứng như nổi mề đay, đau bụng, tiêu chảy hoặc ngứa toàn thân khi đang sử dụng thực phẩm thì mẹ nên dừng lại ngay để tìm hiểu nguyên nhân.
- Tránh ăn những loại thực phẩm cay, đắng để hạn chế nguy cơ bị dị ứng.
- Đối với những mẹ thích ăn hải sản thì nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ăn tôm,mực, cua, nhộng, cá biển... để tránh bị dị ứng.
- Tránh ăn thực phẩm còn sống hoặc tái, các mẹ chỉ nên sử dụng các loại thực phẩm đã nấu chín để đảm bảo an toàn.
- Tăng cường uống nhiều nước để hỗ trợ hoạt động trao đổi chất, lọc thải của cơ thể. Ngoài việc dùng nước lọc cũng nên xen kẽ dùng thêm nước trái cây, nước ép... để cung cấp thêm dinh dưỡng.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, tăng cường sức đề kháng... Nhờ đó mẹ có khả năng phòng chống bệnh tốt hơn.
Hy vọng qua những thông tin được chia sẻ trên đây, các mẹ đã có thêm thông tin về vấn đề bị dị ứng thức ăn khi mang thai. Đây là hiện tượng rất hay gặp nhưng vẫn có thể kiểm soát, vì vậy ngay khi có các triệu chứng ban đầu, mẹ hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn cách chữa trị, tránh các biến chứng xảy ra. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!
Xem thêm:
- Các cách điều trị viêm mũi dị ứng an toàn cho bà bầu
- Các tình trạng của da có liên quan tới dị ứng thực phẩm
- Các dấu hiệu của dị ứng ở trẻ