Phải làm gì để cơn hen không tái phát?

Chào bác sĩ, Em năm nay 40 tuổi và bị bệnh hen phế quản 2 năm điều trị tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Hiện giờ sức khỏe và thể lực tốt 46 kg, không còn uống thuốc gì cả, chỉ dùng 2 liều Symbicort sáng và chiều nhưng lâu lâu cũng có xuất hiện hơi khó thở rồi hết. Xin cho em hỏi bệnh hen phế quản là 1 bệnh mãn tính nên chỉ sử dụng thuốc dự phòng như thế có tốt không? Có bị nh...

Phải làm gì để cơn hen không tái phát? Phải làm gì để cơn hen không tái phát?

Chào bác sĩ,

Em năm nay 40 tuổi và bị bệnh hen phế quản 2 năm điều trị tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Hiện giờ sức khỏe và thể lực tốt 46 kg, không còn uống thuốc gì cả, chỉ dùng 2 liều Symbicort sáng và chiều nhưng lâu lâu cũng có xuất hiện hơi khó thở rồi hết. Xin cho em hỏi bệnh hen phế quản là 1 bệnh mãn tính nên chỉ sử dụng thuốc dự phòng như thế có tốt không? Có bị nhờn thuốc không? Trong thuốc Symbicort ấy sử dụng lâu dài có ảnh hưởng gan, thận không? Bệnh hen lâu ngày có ảnh hưởng đến tim không? Em phải phòng bệnh như thế nào để có sức khỏe tốt và cơn hen không tái phát.

Cám ơn bác sĩ!

Bạn đọc giấu tên

Bác sĩ Nguyễn Thị Hoà trả lời:

Chào bạn!

Có một số lưu ý giúp cho việc đề phòng cơn hen tái phát:

  • Không hút thuốc lá, thuốc lào, tránh xa khói thuốc: Khói thuốc chứa nhiều hóa chất gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp. Những người bị hen có hiện tượng viêm mãn tính ở đường hô hấp, nếu hút thuốc hay hít thụ động từ người hút thuốc tình trạng viêm cũng sẽ nặng thêm lên và đưa đến cơn hen cấp. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh các yếu tố gây kích ứng đường thở khác: phấn hoa, hóa chất...
  • Giữ ấm cơ thể, hạn chế ra ngoài khi thời tiết lạnh: Không khí lạnh chính là tác nhân dễ khiến bạn mắc đợt cấp của hen phế quản, vì vậy hãy hạn chế ra ngoài khi thời tiết lạnh, giữ ấm cho cơ thể trong tình huống phải đi ra ngoài.
  • Tránh những loại thức ăn dễ gây dị ứng: Người bệnh nên theo dõi và ghi chép vào ghi chú để xem mình thường dị ứng với loại thực phẩm nào, khi ăn thức ăn nào thì hay bị lên cơn hen để phòng ngừa và cách ly. Những thức ăn dễ gây dị ứng bao gồm: tôm, cua, nhộng tằm...

  • Thận trọng khi sử dụng thuốc: Người bệnh cần được giải đáp trước khi sử dụng thuốc điều trị bệnh như kháng sinh, thuốc giảm đau Aspirin...
  • Phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp: Cảm lạnh, cúm, nhiễm virus hợp bào hô hấp, viêm phế quản, nhiễm khuẩn tai mũi họng, viêm xoang, viêm phổi là tác nhân gây khởi phát cơn hen khá phổ biến. Bệnh nhân cần rửa tay thường xuyên, tránh những người nhiễm cúm, những nơi tập trung đông người, điều trị các ổ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
  • Tập thể dục rèn luyện nâng cao sức khỏe: Trước khi tập thể dục bệnh nhân cần phải làm ấm cơ thể, xịt thuốc giãn phế quản truớc khi tập, tránh không khí lạnh và khô, áp dụng bài tập thể dục phù hợp với khả năng. Trong lúc tập thể dục bệnh nhân lưu ý thở đường mũi và hoàn thành bài tập từ từ, tránh tập quá lâu và gắng sức có thể gây khởi phát cơn hen.
  • Đối phó với ô nhiễm môi trường: Có biện pháp đối phó với bụi ô nhiễm, ở trong nhà và hạn chế đi ra ngoài trong những ngày thời tiết quá lạnh, ẩm ướt khắc nghiệt. Nếu bắt buộc phải đi ra ngoài cần mặc đủ ấm, đội mũ, quàng khăn và mang khẩu trang sẽ giúp tránh hít phải khói, bụi và các mùi khó chịu.

  • Giữ cho không khí trong nhà sạch sẽ: Sử dụng cửa sổ để giữ cho không khí trong sạch. Mở rộng cửa sổ khi không khí nóng, ngột ngạt, khi nấu nướng, khi trong nhà có nhiều thứ nặng mùi. Khi thời tiết lạnh cần đóng kín cửa sổ tránh gió lùa có thể gây nhiễm lạnh và gây đợt bùng phát cho bệnh nhân hen phế quản.
  • Khi đi du lịch: Cần phải có kế hoạch trước và xin ý kiến giải đáp của bác sĩ. Chuẩn bị đầy đủ sổ y bạ và lượng thuốc mang theo, nếu đi du lịch trong thời gian dài phải đảm bảo có thể mua được thuốc ở nơi nghỉ.
  • Sử dụng thuốc dự phòng theo đơn của bác sĩ và tái khám theo hẹn thì bạn sẽ không cần lo lắng đến các tác dụng phụ của thuốc nhé.

Chúc bạn sống khỏe!