Phải công khai 90% nước mắm cao đạm nhiễm thạch tín là của thương hiệu nào

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội đề nghị như trên trước thông tin có đến 90% sản phẩm nước mắm cao đạm trên thị trường nhiễm arsen (thạch tín). Nước mắm độ đạm cao vượt ngưỡng thạch tín Thông tin trên Báo Thanh Niên ngày 12/10 cho biết, cơ quan này vừa thực hiện cuộc khảo sát độc lập, thu mua 106 mẫu nước mắm thành ph...

Phải công khai 90% nước mắm cao đạm nhiễm thạch tín là của thương hiệu nào Phải công khai 90% nước mắm cao đạm nhiễm thạch tín là của thương hiệu nào

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội đề nghị như trên trước thông tin có đến 90% sản phẩm nước mắm cao đạm trên thị trường nhiễm arsen (thạch tín).

Nước mắm độ đạm cao vượt ngưỡng thạch tín

Thông tin trên Báo Thanh Niên ngày 12/10 cho biết, cơ quan này vừa thực hiện cuộc khảo sát độc lập, thu mua 106 mẫu nước mắm thành phẩm đang được bày bán trên thị trường gửi đi xét nghiệm trên hai chỉ tiêu: ni tơ tổng (độ đạm) và arsen (thạch tín).

Các mẫu nước mắm được Báo Thanh Niên mua ở khắp các các đại lý, siêu thị, cửa hàng từ 13 địa phương từ bắc đến nam với đủ các thương hiệu.

Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết các mẫu nước mắm đều vượt quy định an toàn vệ sinh, đặc biệt ở nhóm nước mắm có độ đạm cao.

Theo kết quả khảo sát của Thanh Niên có đến 80/106 mẫu nước mắm nhiễm arsen (thạch tín) vượt ngưỡng - Ảnh minh họa nước mắm/ nguồn Báo Đời sống và Pháp luật.

Cụ thể như sau: 80/106 mẫu vượt ngưỡng thạch tín, chiếm 75,5% trên tổng số 106 mẫu đã được xét nghiệm. Trong đó có 75/83 mẫu (các mẫu có độ đạm được ghi trên nhãn >= 25 độ) có hàm lượng thạch tín vượt quá mức an toàn cho sức khỏe so với quy định (chiếm 90,4%).

Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định, tất cả các sản phẩm nước mắm (nước chấm) được bán ra thị trường thì nồng độ thạch tín không vượt quá 1 mg/lít.

Trên thực tế có nhiều mẫu nước mắm, sau khi xét nghiệm có nồng độ thạch tín lên tới 3 - 4 mg/lít.

Chẳng hạn, mẫu nước mắm được mua ở Thái Bình có độ đạm ghi trên nhãn 28, kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ thạch tín là 4,16 mg/lít, cao hơn 4 lần; mẫu nước mắm được thu thập tại Hà Nội nhãn ghi độ đạm là 38 thì có hàm lượng thạch tín là 3,33 mg/lít, cao hơn 3 lần;

Mẫu nước mắm được mua trong một siêu thị tại TP.HCM có độ đạm 50 thì hàm lượng thạch tín là 4,09 mg/lít, cao hơn 4 lần; Mẫu nước mắm tại tỉnh Kiên Giang có độ đạm 43 thì hàm lượng thạch tín là 2,97 mg/lít, cao hơn gần 3 lần;

Mẫu nước mắm tại Cần Thơ có nồng độ đạm <40, có hàm lượng thạch tín là 3,06 mg/lít, cao hơn 3 lần.

Như vậy, kết quả khảo sát của Báo Thanh Niên cho thấy, đến 90% nước mắm có độ đạm cao nhiễm thạch tín vượt ngưỡng cho phép.

Phải công khai thương hiệu nước mắm nào nhiễm thạch tín

Trước kết quả khảo sát trên, trả lời trên Báo Thanh Niên, một chuyên gia về nước mắm nhận định: “Nhiều thương hiệu nước mắm đánh vào tâm lý người tiêu dùng thích độ đạm cao nên công bố trên nhãn chỉ số độ đạm rất cao.

Thực chất khi kiểm tra thì độ đạm thấp hơn nhiều so với con số công bố. Điều này có thể nói, đây là hình thức gian lận thương mại, dối trá trong làm ăn, đánh lừa khách hàng".

Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội cho rằng: “Không thể đánh đồng và hiểu theo nghĩa nước mắm độ đạm cao nhiễm thạch tín”.

Trong quá trình sản xuất, nước mắm có nhiễm thạch tín do ba nguyên nhân: Th nht, do nước dùng trong sản xuất nước mắm nhiễm thạch tín, điều đó có nghĩa nguồn nước sản xuất trong khu vực nhà máy có nhiễm thạch tín.

Th hai, có thể do thạch tín nhiễm có trong cá. Theo đó do cá sống môi trường nước nhiễm thạch tín nên chất này có trong cá, khi ủ cá sản xuất nước mắm thạch tín trong cá tiết ra nên nước mắm bị nhiễm.

Th ba, có thể do muối dùng ướp cá có nhiễm thạch tín do vùng biển bị ô nhiễm.

“Thạch tín là chất cực độc từng được dùng có thể giết người, nếu nhiễm thạch tín nhiều có thể gây chết người. Nếu ít, thạch tín nhiễm vào não, gan gây nguy hiểm đến sức khỏe”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết.

PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội/ ảnh nguồn Báo Lao Động.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, những ngày qua thông tin nước mắm nhiễm Arsen (thạch tín) khiến người dân hoang mang.

"Tôi đề nghị cơ quan chức năng phải vào cuộc làm rõ nước mắm nào nhiễm thạch tín vượt ngưỡng, công bố tên sản phẩm đơn vị kinh doanh, không thể nói chung chung để tránh lo lắng hoang mang người dân.

Không thể đánh đồng nước mắm chung như vậy vừa ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp vừa gây lo lắng cho người dân.

Bên cạnh đó, cần công khai thông tin để doanh nghiệp có sản phẩm nhiễm thạch tín vượt ngưỡng biết, tìm nguyên nhân gây nên nhiễm thạch tín và xử lý nhằm đảm bảo uy tín và không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nhấn mạnh.

Theo số liệu của WHO, cứ 10.000 người thì có 6 người bị ung thư do sử dụng nước ăn có nồng độ thạch tín lớn hơn 0,01 mg/lít nước. Tại Bangladesh, đất nước dẫn đầu về số lượng giếng khoan bơm tay của khu vực Châu Á, nơi số lượng người bị nhiễm độc thạch tín từ nguồn nước ngầm lớn đến nỗi Tổ chức Y tế thế giới đã phải mô tả là "một thảm họa ngộ độc tập thể lớn nhất thế giới".

Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC) công bố thạch tín là một trong những tác nhân gây ung thư cho con người. Bởi tính chất ngấm dần vào cơ thể từ từ, thạch tín nghiễm nhiên trở thành nguyên nhân vô hình gây ra nhiều bệnh, dẫn đến tử vong. Theo các nhà khoa học thạch tín có thể gây ra tới 19 loại bệnh khác nhau về da, gan, tim mạch.

Theo Tổng cục thống kê, mỗi năm người Việt tiêu thụ hơn 300 triệu lít nước mắm, với tỷ lệ hơn 90% các sản phẩm cao đạm trên thị trường từ 13 tỉnh thành đều có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng, người tiêu dùng Việt có lẽ đang đối mặt với hiểm họa ung thư rình rập trong từng bữa cơm hàng ngày? Điều này cũng đặt ra câu hỏi, quyền lợi của người tiêu dùng ở đâu?

Phát biểu tại Hội thảo “Nước mắm - Bảo tồn và phát triển sản phẩm truyền thống” do Hội Nghề cá Việt Nam phối hợp cùng Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức ngày 10/10/2016 vừa qua, TS. Trần Thị Dung - chuyên gia Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đề xuất cần phải kiểm soát histamine (vi khuẩn gây ngứa) trong nước mắm để đảm bảo sự an toàn.

Ông Lê Văn Giang, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khẳng định: “Bộ Y Tế sẽ quan tâm đến thông tin về việc kiểm soát hàm lượng thạch tín với độ đạm cao từ phía doanh nghiệp kiến nghị".

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/

>>> Xem thêm: Nước mắm và thạch tín: 4 vấn đề đằng sau những con số