Phác đồ điều trị sốt cao co giật ở trẻ

Co giật là trạng thái rối loạn tạm thời về ý thức, vận động,cảm giác, thần kinh tự động do sự phóng điện đột ngột, quá mức và nhất thời của một số tế bào thần kinh. Phác đồ điều trị sốt cao co giật mới nhất cho trẻ có gì đặc biệt?

Phác đồ điều trị sốt cao co giật ở trẻ Phác đồ điều trị sốt cao co giật ở trẻ

Co giật là trạng thái rối loạn tạm thời về ý thức, vận động,cảm giác, thần kinh tự động do sự phóng điện đột ngột, quá mức và nhất thời của một số tế bào thần kinh. Phác đồ điều trị sốt cao co giật mới nhất cho trẻ có gì đặc biệt?

Nguyên nhân trẻ sốt cao co giật

Sốt cao thường xảy ra do trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng ngoài hệ thần kinh trung ương như cảm cúm, viêm họng, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm đường tiết niệu,... thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi, nhất là từ 1-2 tuổi.

Sốt cao dẫn đến co giật do rối loạn chức năng nhất thời ở não.

Đặc điểm lâm sàng của co giật do sốt cao đơn thuần là:

  • Cơn co giật xảy ra đồng thời khi trẻ sốt cao thường trên 39 độ C
  • Cơn giật lan toả toàn thân
  • Thời gian mỗi cơn giật ngắn dưới 10 phút
  • Tiền sử: có tiền sử sốt cao co giật, không có yếu tố gia đình
  • Thăm khám lâm sàng: không thấy có tổn thương khu trú hệ thần kinh
  • Xét nghiệm dịch não tuỷ: bình thường
  • Điện não đồ ngoài cơn: bình thường
vicare.vn-phac-do-dieu-tri-sot-cao-co-giat-o-tre-body-1

Chăm sóc trẻ bị sốt cao co giật:

Khi trẻ sốt co giật và được đưa đến bệnh viện cấp cứu, các bác sĩ sẽ hỏi thăm về tình trạng bệnh của trẻ như:

Đặc điểm của cơn co như: thời điểm xuất hiện cơn co, tính chất cơn( toàn thân hoặc cục bộ), số lần xảy ra cơn giật, thời gian kéo dài của cơn co,..

  • Các triệu chứng kèm theo: sốt cao, tiêu chảy, đau đầu, nôn, buồn nôn,...
  • Tiền sử: sản khoa: khi sinh bé có khó hoặc bị ngạt không; trước đó trẻ có bị ngã hay gặp tai nạn nào ảnh hưởng đến cơ thể không.

Ngoài ra, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh khi quan sát những biểu hiện sau:

  • Tính chất cơn giật: co giật toàn thân hoặc cục bộ, thời gian kéo dài của cơn giật
  • Sự lưu thông đường thở
  • Các triệu chứng của bệnh chính kèm theo: sốt, nôn, tiêu chảy,..
  • Các dấu hiệu thần kinh thực thể: liệt, thóp phồng,..
  • Tình trạng ý thức: tỉnh táo, lơ mơ, hôn mê...

Phác đồ điều trị sốt cao co giật ở trẻ

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, sau khi chẩn đoán, trẻ sẽ được thực hiện phác đồ điều trị sốt cao co giật như sau để điều trị:

Khi trẻ đang co giật

  • Đặt trẻ nằm nghiêng, đầu thấp, tránh cho trẻ hít phải đờm dãi, chất nôn.
  • Tránh để trẻ ngã, để các vật cứng nhọn cách xa trẻ.
  • Nới rộng quần áo, tã lót.
  • Đặt canuyn vào miệng trẻ tránh cắn vào lưỡi và tụt lưỡi hoặc đặt một miếng gạc giữa hai hàm răng trẻ.
  • Hút đờm dãi.
  • Thở oxy khi cơn giật kéo dài, trẻ tím tái
  • Thực hiện y lệnh dùng thuốc cắt cơn giật càng nhanh càng tốt:

Dùng Diazepam( Hoặc seduxen, valium) tiêm tĩnh mạch chậm liều 0,2mg/kg/lần. Tiêm Diazepam cho trẻ có thể gây ngừng thở , do vậy cần chú ý 3 điểm sau: chuẩn bị sẵn sàng phương tiện cấp cứu ngừng thở; sử dụng glucose ưu trương để pha loãng với thuốc; khi bơm thuốc phải bơm từ từ và thường xuyên theo dõi cơn giật, nếu hết cơn giật thì ngừng tiêm ngay.

Nếu không thể tiêm được đường tĩnh mạch có thể thụt hậu môn Diazepam liều 0,5mg/kg/lần. Chú ý dùng 2 tay giữ mông trẻ tránh để thuốc trào ra làm mất tác dụng thuốc.

Có thể dùng Phenobarbital tiêm bắp liều 10mg/kg/lần

Nếu trẻ vẫn tiếp tục co giật có thể tiêm nhắc lại sau 15 phút.

Thực hiện y lệnh các thuốc chữa nguyên nhân: Nếu sốt cao thì dùng Paracetamon viên đặt hậu môn để hạ sốt.

Chú ý: Trong thời gian trẻ bị co giật luôn phải đảm bảo tốt hô hấp cho trẻ và không cho trẻ ăn, uống kể cả uống thuốc.

vicare.vn-phac-do-dieu-tri-sot-cao-co-giat-o-tre-body-2

Ngoài cơn giật

  • Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở 4 lần/ngày
  • Hút đờm dãi nếu có tăng tiết đờm dãi.
  • Vệ sinh thân thể, lau người cho trẻ, thay quần áo sạch sẽ, vệ sinh mắt, mũi miệng.
  • Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, nếu trẻ hôn mê cho trẻ ăn qua sonde hoặc nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch.
  • Thay đổi tư thế để chống loét nếu trẻ bị hôn mê, xoa bóp chân tay để lưu thông tuần hoàn máu.
  • Thực hiện y lệnh thuốc phòng cơn giật tái phát Gacdenal 3-5mg/kg/lần uống nhắc lại sau 6-8h để dự phòng cơn giật và các thuốc chữa nguyên nhân gây co giật.
  • Thực hiện y lệnh xét nghiệm: trong nhiều trường hợp bệnh nhi cần được làm nhiều xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân co giật: công thức máu, ký sinh trùng sốt rét, điện giải đồ, đường máu, ure máu, xét nghiệm dịch não tuỷ.
  • Chăm sóc theo nguyên nhân: tuỳ theo nguyên nhân gây co giật có thể có các biện pháp chăm sóc theo nguyên nhân như sốt cao cần chườm ấm cho trẻ( chườm bằng nước ấm nhiệt độ 32-35 độ C vào các vùng trán, nách, bẹn)
  • Hướng dẫn gia đình trẻ cách chăm sóc tránh cho trẻ bị tái phát, ví dụ: đối với trẻ bị sốt cần có sẵn thuốc hạ sốt trong nhà và theo dõi nhiệt độ cho trẻ liên tục...

Xem thêm:

  • Chăm sóc trẻ sau sốt co giật tại nhà đúng cách
  • Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị sốt cao co giật
  • Trẻ sơ sinh sốt cao co giật nguy hiểm như thế nào?