Ốm nghén và những điều mẹ bầu cần biết

Ốm nghén là biểu hiện hoàn toàn bình thường của các bà bầu trong 3 tháng đầu tiên. Tùy theo cơ địa của từng người mà tình trạng ốm nghén ở mỗi mẹ bầu là khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật về ốm nghén qua bài viết dưới đây, bà bầu nhé!

Ốm nghén và những điều mẹ bầu cần biết Ốm nghén và những điều mẹ bầu cần biết

Ốm nghén là biểu hiện hoàn toàn bình thường của các bà bầu trong 3 tháng đầu tiên. Tùy theo cơ địa của từng người mà tình trạng ốm nghén ở mỗi mẹ bầu là khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật về ốm nghén qua bài viết dưới đây, bà bầu nhé!

1. Ốm nghén và dấu hiệu của ốm nghén

Dưới đây là một số biểu hiện đặc trưng của ốm nghén khi mang thai:

  • Mệt mỏi, buồn ngủ
  • Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn hoặc nôn khi gặp một số mùi và thức ăn
  • Thèm ăn chua, thèm ăn một số thức ăn lạ...
vicare.vn-om-nghen-va-nhung-dieu-me-bau-can-biet-body-1
Mệt mỏi, buồn ngủ là một trong những dấu hiệu của ốm nghén

Mặc dù ốm nghén là biểu hiện thường gặp khi mang thai nhưng đôi khi ốm nghén có thể nhầm lẫn với một số bệnh nghiêm trọng như nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc viêm ruột thừa. Bà bầu khi có các dấu hiệu dưới đây nên đến gặp ngay bác sĩ để được chẩn đoán:

  • Nước tiểu rất sẫm màu hoặc không đi tiểu trong 8 giờ
  • Sốt cao, đau bụng
  • Nôn ói liên tục không kiểm soát
  • Mệt mỏi, tim đập nhanh
  • Không ăn được trong một thời gian dài
  • Xuất hiện triệu chứng cơ thể mất nước, sụt cân liên tục

2. Nguyên nhân gây ra ốm nghén ở bà bầu là gì?

Nhắc đến nguyên nhân ốm nghén, mọi người thường sẽ nghĩ đến sự thay đổi nội tiết tố. Nồng độ hormone tăng cao khi mang thai làm giãn cơ hệ tiêu hóa, làm thức ăn bị đẩy ngược lên gây buồn nôn ở bà bầu.

Tuy nhiên, hormone thai kỳ không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến ốm nghén. Dưới đây là các nguyên nhân có thể dẫn đến ốm nghén thai kỳ nên biết:

  • Oestrogen tăng: Mức oestrogen tăng cao nhất trong 3 tháng đầu của thai kỳ nên 3 tháng đầu cũng sẽ là thời kỳ mà các triệu chứng ốm nghén diễn ra phổ biến nhất.
  • Hormone HCG (Human chorionic gonadotropin) tăng cao sẽ dẫn đến các dấu hiệu ốm nghén như đau đầu, buồn nôn, nôn.
  • Thiếu hụt dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống thiếu vitamin B6 cũng được coi là một nguyên nhân hàng đầu có khả năng dẫn đến ốm nghén. Vì vậy, khi mang thai, bà bầu nên bổ sung vitamin B6 để tránh những triệu chứng của thai nghén. Tuy nhiên, liều lượng bổ sung nên tham khảo ý kiến bác sĩ, để đảm bảo một chế độ dinh dưỡng tốt nhất được dành cho con yêu.
  • Nhạy cảm với các mùi: Một số chị em trong thời gian đầu khi mang thai thường có những phản ứng mạnh mẽ với một số mùi nhất định. Điều này sẽ dẫn đến phản xạ là buồn nôn hoặc nôn.
  • Vấn đề tiêu hóa: Một số nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ có một loại vi khuẩn dạ dày gọi là Helicobacter pylori có thể sẽ ói mửa hoặc cảm thấy buồn nôn trong một thời gian ngắn hoặc kéo dài. Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai, cơ thể sẽ sản xuất progesterone để bảo vệ tử cung nên mức tăng của hormone này cũng gây ra giảm sự di chuyển trong thực quản, ruột và dạ dày, dẫn đến biểu hiện buồn nôn.

3. Ốm nghén ảnh hưởng gì tới sức khỏe bà bầu?

Các triệu chứng ốm nghén thường sẽ giảm hẳn sau 3 tháng đầu của thai kỳ, tuy nhiên cũng có một số mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng nghén rất nặng và kéo dài hơn bình thường. Đặc biệt là với mẹ bầu mang thai đa thai, đa trứng...

vicare.vn-om-nghen-va-nhung-dieu-me-bau-can-biet-body-2
Ốm nghén ảnh hưởng gì tới sức khỏe bà bầu

Nếu ốm nghén quá nặng, rối loạn tiêu hóa, nôn nhiều quá thì bà bầu sẽ bị suy nhược cơ thể, rối loạn nước - điện giải. Điều này nếu gây ảnh hưởng đến phát triển của thai thì cần điều trị bằng thuốc (giảm nôn, bổ sung vi chất, truyền dịch...).

Do vậy, nếu mẹ bầu thấy các dấu hiệu ốm nghén quá nặng thì nên thông báo với bác sĩ đang theo dõi thai để có hướng xử lý kịp thời.

Ngoài ra, mẹ bầu nên đi khám thai theo hướng dẫn của bác sĩ chăm sóc thai, bổ sung vi chất, làm đầy đủ các xét nghiệm, tiêm ngừa VAT, có kế hoạch tăng cường dinh dưỡng phù hợp với cơ địa và thể trạng, để bé có thể phát triển tốt nhất ngay từ những tháng đầu tiên.

4. Làm thế nào để giảm thiểu tình trạng ốm nghén?

  • Uống nước

Nước là một phương thức đơn giản, an toàn và hiệu quả nhất cho việc buồn nôn hoặc nôn, đặc biệt là đối với những bà bầu ốm nghén. Mẹ bầu chỉ cần uống 1 cốc nước mỗi giờ để giảm thiểu việc khó chịu và buồn nôn trong người. Hơn nữa, cơ thể mẹ bầu cần rất nhiều nước cho thai nhi, nên việc uống nhiều nước cũng rất có lợi cho cả hai.

  • Uống nước chanh, ngửi tinh dầu chanh hoặc vỏ chanh

Nước chanh giúp mẹ bầu át đi mùi khó chịu gây ra cảm giác buồn nôn. Ngoài ra, vitamin C cũng rất tốt cho mẹ và bé.

  • Nghỉ ngơi nhiều

Để tránh chóng mặt, mẹ bầu nên cố gắng rời giường từ từ vào buổi sáng. Nghỉ ngơi nhiều hơn và tránh căng thẳng vì các triệu chứng ốm nghén có xu hướng nghiêm trọng hơn khi mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, lo lắng.

  • Ăn vặt

Mẹ bầu nên ăn vặt một chút gì đó như một quả chuối hay một chút bánh quy khi cảm thấy buồn nôn. Hơn nữa, bánh quy hay bánh mì là những thứ giàu carbohydrate, có hương vị dễ ăn và thấm nước nên khi mẹ bầu ăn chúng vào lúc đói có thể giúp hấp thụ acid thừa trong dạ dày. Từ đó sẽ tránh được tình trạng dư axit - nguyên nhân dẫn đến tình trạng ợ chua và buồn nôn.

vicare.vn-om-nghen-va-nhung-dieu-me-bau-can-biet-body-3
Tập thể dục nhẹ nhàng giảm thiểu tình trạng ốm nghén
  • Tập thể dục nhẹ nhàng

Nếu mẹ bầu bị ốm nghén và cảm thấy khó chịu trong người, hãy đi bộ nhẹ nhàng một lúc. Điều này sẽ giúp tâm trạng của mẹ bầu tốt hơn do lượng hoóc-môn progesterone trong cơ thể bị giảm bớt đi.

Tốt nhất, mẹ bầu nên đi bộ ở những không gian thoáng, mở, nơi có không khí trong lành và nhiều cây xanh. Sau khi ăn bữa tối xong, mẹ bầu nên đi lại khoảng 15 – 20 phút.

Không ai cảm nhận được cảm giác bị ốm nghén trừ khi họ tự mình trải qua, và trải nghiệm của mọi người là khác nhau. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp mẹ bầu và bé sẽ trải qua giai đoạn ốm nghén một cách thoải mái nhất.

Xem thêm:

  • Ốm nghén và những điều cần biết khi mang thai
  • Tại sao tôi không bị ốm nghén?
  • Thực hư việc chồng ốm nghén thay vợ