Ốm nghén bị giảm cân - bình thường hay nguy hiểm?

Ốm nghén khi mang thai dẫn đến giảm cân là hiện tượng phổ biến thường diễn ra trong ba tháng đầu. Điều này có nguy hiểm gì đến thai nhi không? Các mẹ bầu nên tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây để có thể biết mình cần phải làm gì nếu gặp phải tình trạng ốm nghén bị giảm cân.

Ốm nghén bị giảm cân - bình thường hay nguy hiểm? Ốm nghén bị giảm cân - bình thường hay nguy hiểm?

Nguyên nhân dẫn đến bị giảm cân khi bắt đầu mang thai

Trong thời gian này có sự thay đổi đột ngột về nội tiết tố trong cơ thể người mẹ khiến bà bầu cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn. Hiện tượng này được gọi là ốm nghén khi mang thai.

Thời gian 3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn thai phụ ốm nghén nhiều nhất do thai phụ thường nhạy cảm với mùi thức ăn, nôn ói nhiều. Hiện tượng ốm nghén xảy ra với khoảng 80% phụ nữ mang thai. Tùy vào đặc điểm, cơ địa của mỗi người mà có người sẽ bị nhẹ, có người thì nặng. Do đó, một số bà bầu sẽ bị sụt cân trong 3 tháng đầu, thường dao động từ 1-2 kg.

Tình trạng này có thể được cải thiện trong những tháng tới, từ tháng thứ 4 trở đi. Khi hiện tượng nghén giảm dần và hết. Tích cực ăn bổ sung để giúp lấy lại cân nặng và sức khỏe trong thời gian bị nghén. Trong 3 tháng đầu, thai phụ chỉ cần tăng từ 0,9 kg tới 2,3 kg.

Nhưng nếu có các biểu hiện sau thì thai phụ nên đến gặp bác sĩ:

vicare.vn-om-nghen-bi-giam-can-binh-thuong-hay-nguy-hiem-body-1
  • Tăng cân quá ít, dưới 1 kg với người bình thường và 0,5 kg với người béo phì.
  • Sụt cân trên 0,5 kg trên 1 tháng đi kèm các dấu hiệu mệt mỏi, xanh xao, suy dinh dưỡng...

Ốm nghén bị giảm cân khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

Thai nhi nằm trong bụng mẹ trong 3 tháng đầu được nuôi dưỡng bằng túi noãn hoàng do đó việc mẹ bầu bị sút cân không ảnh hưởng gì nhiều đến thai nhi. Khi bà bầu đi thăm khám thai mà thai nhi vẫn phát triển đều thì không cần lo lắng gì cả.

Để giảm bớt nguy cơ cho mẹ và bé, người mẹ nên chuẩn bị một cân nặng hợp lý trước khi quyết định mang thai. Có được cân nặng hợp lý để dự phòng cho trường hợp ốm nghén người mẹ không ăn được nhưng vẫn còn lượng mỡ dự trữ để nuôi thai.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai

Dinh dưỡng cân đối và ăn uống điều độ là một trong những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Đặc biệt là sự phát triển của bé trong suốt thai kỳ và sau khi bé chào đời. Dưới đây sẽ là những nguyên tắc ăn uống mà các mẹ bầu nên tham khảo để có được một thai kỳ tuyệt vời:

  • Chế độ ăn uống

Nếu như đã có cân nặng lý tưởng khi bắt đầu mang thai thì trong 3 tháng đầu tiên, bạn sẽ không cần phải nạp thêm calo. Sau đó, cần nạp thêm khoảng 300 calo mỗi ngày trong 3 tháng tiếp theo. 450 calo mỗi ngày trong 3 tháng cuối. Còn nếu bạn bị thiếu hay thừa cân, bạn sẽ cần nạp ít hoặc nhiều hơn lượng ở trên.

  • Tránh xa các thực phẩm có hại

Mẹ bầu cần tránh xa hải sản sống như hàu, sushi hay món gỏi cá, thịt gia súc và gia cầm sống hay tái... Vì những loại này có thể chứa những loại vi khuẩn không tốt cho thai nhi.

vicare.vn-om-nghen-bi-giam-can-binh-thuong-hay-nguy-hiem-body-2
  • Tuyệt đối không nên ăn kiêng khi mang thai

Ăn kiêng khi mang thai sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho bạn và em bé. Vì việc giảm cân không chỉ làm giảm cân nặng của bạn mà còn ảnh hưởng đến hàm lượng sắt, axit folic và những các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu khác ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Hơn nữa, tăng cân là một trong những dấu hiệu tích cực của một thai kỳ khỏe mạnh. Những mẹ bầu có chế độ ăn uống lành mạnh và tăng cân khoa học sẽ cho ra đời những đứa trẻ khỏe mạnh. Vì thế nếu đang ăn uống rất “kham khổ” và chậm tăng cân, bạn nên xem lại nhé.

  • Ăn liên tục và chia thành nhiều bữa ăn nhỏ

Bạn có thể chia ra làm 5 đến 6 bữa ăn trong một ngày điều đó có thể giúp bạn hạn chế những cảm giác khó chịu trong thai kỳ như buồn nôn, chán ăn, ợ nóng, khó tiêu.

Các loại thức ăn nhẹ cũng tốt nên bạn cần lựa chọn chúng một cách khôn ngoan. Tránh ăn vặt vì chúng mang lại lượng nhiều calo nhưng lại không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng bạn cần.

Xem thêm:

  • Tìm hiểu về tình trạng ốm nghén của bà bầu
  • Mách mẹ bầu mẹo ăn uống tránh ốm nghén hiệu quả