Ở tuổi 30, chị em nên cẩn trọng với ung thư nào?

Bước sang tuổi 30, phụ nữ thường phải đối mặt với nguy cơ lão hóa, gây ảnh hưởng đến nhan sắc lẫn sức khỏe. Trong đó, căn bệnh ung thư cổ tử cung được xem là cơn ác mộng kinh hoàng hơn cả. Hãy xem ngay bài viết sau để tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

Ở tuổi 30, chị em nên cẩn trọng với ung thư nào? Ở tuổi 30, chị em nên cẩn trọng với ung thư nào?

Bước sang tuổi 30, phụ nữ thường phải đối mặt với nguy cơ lão hóa, gây ảnh hưởng đến nhan sắc lẫn sức khỏe. Trong đó, căn bệnh ung thư cổ tử cung được xem là cơn ác mộng kinh hoàng hơn cả. Hãy xem ngay bài viết sau để tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

Ung thư cổ tử cung – kẻ thù sức khỏe của mọi phụ nữ

Ung thư cổ tử cung là gì?

Bệnh ung thư cổ tử cung là một dạng ung thư ở nữ giới có nguyên nhân chủ yếu đến từ việc bị nhiễm virus HPV. Loại virus này rất dễ lây và thường lây lan qua đường tình dục. Bên cạnh đó, nếu bạn tiếp xúc ngoài bề mặt của bộ phận sinh dục cũng có khả năng lây nhiễm.

Hầu hết phụ nữ đã có quan hệ tình dục đều có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung do nhiễm HPV rất cao.

Những biểu hiện tiêu biểu của ung thư cổ tử cung

Ở giai đoạn đầu tiên của bệnh, bệnh nhân sẽ không có nhiều triệu chứng. Tuy nhiên, nếu không thực hiện tốt các tầm soát ung thư cổ tử cung theo hướng dẫn từ bác sỹ, khối u có thời gian sẽ phát triển lớn hơn, gây ảnh hưởng nhất định lên nhiều cơ quan của cơ thể, lúc này, bạn sẽ gặp nhiều triệu chứng điển hình bao gồm:

  • Âm đạo chảy máu bất thường: Ví dụ như chưa đến ngày kinh nhưng âm đạo chảy máu, sau đó ngừng; hoặc cũng có thể chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường; trong hay sau khi quan hệ chảy máu; đã mãn kinh mà bị chảy máu âm đạo; sau khi khám phụ khoa cũng xảy ra hiện tượng này... có thể bạn đã mắc bệnh.
  • Bụng dưới và vùng xương chậu khó chịu, đau nhức.
  • Khi quan hệ tình dục, âm đạo khô và đau rát.
  • Dịch tiết từ âm đạo có bất thường, có máu.
HoiBenh.vn-ơ-tuoi-30-chi-em-can-luu-y-ung-thu-gi-body-2
Dịch tiết từ âm đạo có bất thường, có máu

Con số đáng báo động về ung thư cổ tử cung

Theo số liệu từ tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong đầu tháng 2 năm 2019, chỉ trong năm 2018, toàn thế giới đã có đến 570.000 ca bệnh mắc ung thư cổ tử cung và cướp đi sinh mạng của hơn 300.000 phụ nữ.

Ở Việt Nam, đây là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất của phụ nữ, đặc biệt là nữ giới đã qua tuổi 30. Theo nhiều ghi nhận về ung thư trong năm 2018, Việt Nam đã có gần 4200 ca mắc mới bệnh và đến hơn 2400 ca bệnh tử vong – một con số rất đáng báo động.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ của bệnh ung thư cổ tử cung

Về lý thuyết, ung thư cổ tử cung có thể gặp phải ở bất kỳ độ tuổi nào, miễn là nữ giới. Tuy nhiên, bạn cũng có thể phòng ngừa bệnh thông qua việc hạn chế các yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh sau:

  • Virus HPV: HPV là nguyên nhân chính gây bệnh và lây lan qua đường tình dục. Chính vì thế, hãy quan hệ an toàn và khoa học để đảm bảo sức khỏe.
  • Hút thuốc lá: Trong thuốc lá có chứa nhiều hoạt chất độc hại làm tăng nguy cơ bệnh. Theo thống kê, phụ nữ hút thuốc có khả năng bị bệnh cao gấp 2 lần so với người bình thường.
HoiBenh.vn-ơ-tuoi-30-chi-em-can-luu-y-ung-thu-gi-body-3
Trong thuốc lá có chứa nhiều hoạt chất độc hại làm tăng nguy cơ ung thư tử cung
  • Các chất ức chế miễn dịch: Một số loại thuốc hoặc bệnh ức chế hệ miễn dịch như HIV – AIDS sẽ khiến HPV dễ dàng xâm nhập và tấn công cơ thể.
  • Chlamydia: Khi bạn nhiễm Chlamydia, nguy cơ bị ung thư cổ tử cung cũng sẽ tăng cao hơn.
  • Ít ăn chất xơ: Phụ nữ nếu ăn ít chất xơ từ rau quả, trái cây... cũng dễ bị bệnh.
  • Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như thừa cân, uống nhiều thuốc tránh thai hoặc có tiền sử gia đình, di truyền từ mẹ/chị em gái trong nhà... cũng sẽ làm bạn có khả năng cao đối mặt với bệnh này.

Tầm soát ung thư cổ tử cung và những lưu ý cần nhớ

Theo thông tin từ bác sỹ Lê Văn Hiền – Phó giám đốc chuyên môn Bệnh viện Phụ sản Mekong, đồng thời hiện là Tổng Thư ký Hội Phụ sản TP.HCM, việc tầm soát ung thư cổ tử cung là việc cần thiết nhằm phát hiện sớm bệnh, từ đó có phương pháp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.

Các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung hiện nay

Hiện nay, tầm soát bệnh ung thư cổ tử cung sẽ được tiến hành bằng nhiều phương pháp sàng lọc như quan sát bằng mắt thường, Pap smear và xét nghiệm DNA HPV. Bệnh nhân sau khi qua các sàng lọc này nếu có bất thường sẽ được chuyển sang soi cổ tử cung – làm sinh thiết để chẩn đoán chính xác bệnh hơn.

HoiBenh.vn-ơ-tuoi-30-chi-em-can-luu-y-ung-thu-gi-body-4
Các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung hiện nay
  • Pap Smear: Xét nghiệm thực hiện nhanh chóng và đơn giản,không đau. Phương pháp này sẽ tìm ra tế bào bất thường trên bề mặt của cổ tử cung, có tỷ lệ chẩn đoán bệnh khoảng 33%.
  • Xét nghiệm DNA HPV: Phương pháp này có khả năng phát hiện sớm nguy cơ bị ung thư cổ tử cung, từ đó giảm thiểu tối đa những sự can thiệp không cần thiết.

Phụ nữ 30 tuổi nên tầm soát ung thư như thế nào?

Đối với phụ nữ từ độ tuổi khoảng 30 đến 64 tuổi, bạn cần phải thực hiện cả 2 xét nghiệm được đề cập phía trên mỗi 5 năm 1 lần. Nếu chỉ thực hiện Pap Smear, cần phải tầm soát đều đặn 3 năm một lần để đảm bảo có kết quả chẩn đoán tốt nhất.

Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đọc, đặc biệt là đối tượng nữ giới vừa bước sang tuổi 30, biết được mối nguy hiểm đến từ căn bệnh ung thư cổ tử cung tai quái cũng như nhận thức được tầm quan trọng của việc tầm soát ung thư cổ tử cung. Hãy thực hiện tầm soát đều đặn để kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe của bạn.

Xem thêm:

  • Ung thư cổ tử cung và các nguyên nhân gây bệnh
  • Cảnh báo và điều trị ung thư cổ tử cung
  • 14 người Việt mắc ung thư cổ tử cung mỗi ngày