Ở trẻ em: bệnh tay chân miệng mọc ở đâu trước?

Trẻ em dưới 10 tuổi là nhóm dễ mắc bệnh tay chân miệng nhất. Đây là bệnh truyền nhiễm do enterovirus cùng với nhiều loại khác nhau như coxsackievirus, echovirus... gây ra. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng gây khó chịu nhiều ở trẻ. Vậy ở trẻ em bệnh tay chân miệng mọc ở đâu trước? Cách thức điều trị bệnh ra sao? Cùng tham khảo bài viết dưới đây

Ở trẻ em: bệnh tay chân miệng mọc ở đâu trước? Ở trẻ em: bệnh tay chân miệng mọc ở đâu trước?

Trẻ em dưới 10 tuổi là nhóm dễ mắc bệnh tay chân miệng nhất. Đây là bệnh truyền nhiễm do enterovirus cùng với nhiều loại khác nhau như coxsackievirus, echovirus... gây ra. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng gây khó chịu nhiều ở trẻ. Vậy ở trẻ em bệnh tay chân miệng mọc ở đâu trước? Cách thức điều trị bệnh ra sao? Cùng tham khảo bài viết dưới đây

Nguyên nhân mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ em?

Bệnh tay chân miệng mức độ nhẹ hay nặng phụ thuộc vào virus gây ra.

Nếu như do virus Coxsackievirus A16 thì các bậc cha mẹ có thể yên tâm bởi chúng không quá nguy hiểm, trẻ sẽ tự khỏi lại sau 5 tới 7 ngày mà không cần phải uống bất kỳ loại thuốc nào để điều trị.

Còn nếu do virus EV71 thì sẽ gây ra nhiều biến chứng cho trẻ khi mắc phải như biến chứng về hô hấp, về tim mạch, thần kinh, viêm não thậm chí có thể dẫn tới tử vong.

Con đường lây lan chủ yếu của virut gây bệnh này là qua đường hô hấp. Bệnh có thể dễ dàng lây lan từ người này qua người khác thông qua việc trực tiếp tiếp xúc qua đường hô hấp như dịch mũi, họng, nước bọt, bọng nước tại vùng phát ban, phân người bệnh nhân.

vicare.vn-o-tre-em-benh-tay-chan-mieng-moc-o-dau-truoc1

Độ tuổi dễ mắc bệnh tay chân miệng?

Trẻ nhỏ từ 1 tới 5 tuổi thường là đối tượng dễ mắc căn bệnh này nhất. Với cơ thể còn non nớt, dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn từ bên ngoài. Các bậc phụ huynh cần vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên quan tâm, để ý các dấu hiệu bất thường của trẻ để phát hiện kịp thời cũng như có cách phòng, chữa bệnh sớm nhất.

Ở trẻ em: Bệnh tay chân miệng mọc ở đâu trước?

Để ý những dấu hiệu mắc bệnh giúp cho cha mẹ sớm phát hiện bất thường ở trẻ. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh này là xuất hiện những nốt mọng nước. Vậy ở trẻ em, các bọng nước bệnh tay chân miệng mọc ở đâu trước?

  • Khoang miệng là vùng đầu tiên xuất hiện nốt. Đây là dấu hiệu để phát hiện sớm bệnh tay chân miệng. Khi mắc bệnh, khoang miệng của trẻ bị lở loét, nhiều bọng nước đỏ.
  • Tiếp theo, bọng nước của bệnh tay chân miệng ở trẻ sẽ mọc ở lòng bàn tay, chân, mông. Bộ phận sinh dục cũng có thể xuất hiện bọng nước.
  • Khi bị tấn công bởi virus gây ra bệnh tay chân miệng, bệnh sẽ ủ trong thời gian từ 3 tới 7 ngày sau đó mới phát ra.
  • Ngoài việc mọc nốt, các dấu hiệu cha mẹ có thể nhận thấy kèm theo:
  • Bé bị sốt cao li bì, kéo từ 24 tới 48 tiếng đồng hồ
  • Trẻ kém ăn, đau họng, quấy khóc dai dẳng
vicare.vn-o-tre-em-benh-tay-chan-mieng-moc-o-dau-truoc2

Cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ?

Hiện tại vẫn chưa có loại thuốc nào có thể đặc trị căn bệnh tay chân miệng này. Bởi vậy các mẹ có thể thực hiện một số cách để xử lý cho trẻ, tránh lây lan bệnh tay chân miệng.

  • Cho trẻ uống nhiều nước để bù đắp lượng nước cho cơ thể do bệnh tay chân miệng khiến trẻ bị sốt cao.
  • Nên cho trẻ ăn cháo lỏng, sữa, sử dụng các loại lá từ tự nhiên như lá chè, rau chân vịt đem đun nước để tắm cho trẻ
  • Các mẹ có thể sử dụng dung dịch Betadin để bôi lên các vùng bị nổi bọng nước cho trẻ để tránh lây lan sang các vùng xung quanh
  • Sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn, kê đơn của bác sỹ
  • Thực hiện rửa tay trước khi nấu, bón cho trẻ ăn hay sau khi lau chùi những bọng nước cho trẻ xong, hay thay tã cha mẹ cần rửa tay bằng xà phòng để sát khuẩn, tránh gây lây nhiễm sang vùng khác.
  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc qua đường hô hấp với trẻ như hôn, thơm má, sử dụng chung các vật dụng,... để giảm nguy cơ gây lây nhiễm
  • Nên cho trẻ nghỉ ở nhà tới khi hoàn toàn khỏi bệnh để không gây bệnh cho trẻ khác ở những nơi công cộng như nhà mẫu giáo, trường học

Các bọng nước của bệnh tay chân miệng ở trẻ sẽ mọc ở khoang miệng trước. Tiếp theo đó là tay, chân và một vài vị trí khác. Đây là dấu hiệu giúp cha mẹ sớm nhận biết bệnh ở con, để có hướng điều trị kịp thời.

Xem thêm :

  • Triệu chứng khi trẻ nhiễm bệnh tay chân miệng
  • Chăm sóc trẻ nhiễm tay chân miệng tại nhà
  • Trẻ bị bệnh tay chân miệng cần kiêng gì?