Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em

Trẻ sơ sinh hay trẻ em nói chung rất hay gặp các bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có chứng nứt kẽ hậu môn. Do trẻ em là đối tượng chưa biết bảo vệ mình nên bố mẹ và người lớn trong gia đình cần đặc biệt lưu ý những dấu hiệu của bé để có thể phát hiện bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ em một cách kịp thời.

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em

Trẻ sơ sinh hay trẻ em nói chung rất hay gặp các bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có chứng nứt kẽ hậu môn. Do trẻ em là đối tượng chưa biết bảo vệ mình nên bố mẹ và người lớn trong gia đình cần đặc biệt lưu ý những dấu hiệu của bé để có thể phát hiện bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ em một cách kịp thời.

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em là gì ?

Nứt kẽ tại hậu môn là tình trạng khi các nếp gấp ở vùng hậu môn xuất hiện vết nứt nhỏ, gây cho người bệnh cảm giác đau rát, khó chịu.

Theo các chuyên gia, bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ em là do những nguyên nhân như: bị táo bón, ngồi quá lâu, vệ sinh hậu môn không sạch sẽ, sử dụng giấy cứng để lau hậu môn hay cơ vòng ở hậu môn bị căng giãn.

vicare.vn-nut-ke-hau-mon-o-tre-em-body-1

Dấu hiệu nhận biết bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ em

Để nhận biết trẻ sơ sinh bị nứt kẽ hậu môn cha mẹ cần chú ý những dấu hiệu sau đây:

- Khi đi đại tiện trẻ cảm thấy khó chịu, đau đớn và hay khóc nhiều, bởi lúc này trẻ phải dặn mạnh để đẩy phân ra ngoài.

- Có một ít máu dính trên phân, tã hoặc giấy vệ sinh.

- Hậu môn của bé xuất hiện những vết nứt nhỏ.

Với những dấu hiệu trên, cha mẹ cần xem con mình có bị nứt kẽ hay không.

Những nguy hại của bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ em

Các bác sĩ, chuyên gia hậu môn – trực tràng khuyến cáo, khi trẻ bị nứt kẽ hậu môn, cha mẹ nên đưa con em mình đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời. Vì bệnh nứt kẽ hậu môn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

- Trẻ bị nứt kẽ hậu môn ở trẻ em có thể không nguy hiểm đến tính mạng nhưng căn bệnh quái ác này khiến bé khó chịu, đau đớn, quấy khóc.

- Bị nứt kẽ hậu môn, trẻ thường sợ đi đại tiện do đau. Vì thế, phân tích tụ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và gây ra những tổn thương. Điều này khiến bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ em tình càng trầm trọng hơn.

- Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em còn khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng, lười ăn làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Không những thế, trẻ bị nứt kẽ hậu môn nặng nếu không được chữa trị sớm sẽ dễ dàng gây nên những biến chứng khó lường như: rò hậu môn, axpe hậu môn...

vicare.vn-nut-ke-hau-mon-o-tre-em-body-2

Cách chăm sóc khi bé bị bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ em

Tập cho bé ăn nhiều trái cây, ước ép hoa quả, rau xanh, để bổ sung chất xơ và dưỡng chất cho cơ thể. Ngoài ra, bé cần phải được uống nhiều nước để phân không bị khô cứng và dễ dàng đi đại tiện.

- Cho trẻ em ăn nhiều loại củ nhiều chất xơ như sắn dây, khoai lang, để làm tăng khả năng nhuận tràng, phân được mềm, tránh táo bón và trường hợp đau hậu môn khi đại tiện.

- Vệ sinh hậu môn nhẹ nhàng cho bé ngày 2 lần, trước và sau khi đi đại tiện. Nên sử dụng nước ấm và khăn mềm để lau khô, sau đó mới mặc quần áo cho bé.

- Nên tập cho trẻ thói quen đi đại tiện đúng giờ, để có thể phòng tránh chứng táo bón.

- Để sát trùng và giảm sưng, thì cha mẹ cho bé ngâm hậu môn với nước ấm pha nước muối loãng. Nên sử dụng khăn mềm để lau khô, sau đó mặc quần áo rộng rãi cho bé để không bị cọ vào vết thương.

- Tuyệt đối không cho trẻ lấy tay gãi hậu môn vì như vậy sẽ làm trầy xước vùng da này.

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý của bé, gây thiếu máu và những nguy hại về sức khỏe khác.

Khi bé có dấu hiệu của bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ em bố mẹ nên cho bé đến bệnh viện hoặc các cơ sở uy tín để bác sĩ có thể tham khám tình trạng bệnh của bé, tím ra nguyên nhân và có những cách chữa trị phù hợp.