Nuốt nước bọt nhiều là bệnh gì?

Tuyến nước bọt tiết ra trong khoang miệng nhằm mục đích tiêu hóa thức ăn trong giai đoạn đầu và bảo vệ khoang miệng bởi vi khuẩn trong thức ăn tấn công. Tuy nhiên khi nước bọt tiết nhiều cũng là tình trạng bệnh lý. Nhiều người thắc mắc nuốt nước bọt nhiều là bệnh gì? HoiBenh sẽ giải đáp cho quý độc giả ở bài viết dưới đây.

Nuốt nước bọt nhiều là bệnh gì? Nuốt nước bọt nhiều là bệnh gì?

Nước bọt

Hệ thống tuyến nước bọt của cơ thể gồm 3 tuyến lớn là: mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi, ngoài ra còn có hệ thống tuyến nước bọt phụ, rải rác ở niêm mạc miệng, môi dưới, hai bên lưỡi và dưới lưỡi.

Hiện tượng nước bọt tiết ra nhiều hơn bình thường khiến người bệnh phải thường xuyên nuốt nước bọt nhiều có thể do nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Nhiều lúc, tiết nước bọt này do một số yếu tố ngoại cảnh tác động, thì hiện tượng này hoàn toàn vô hại. Nhưng nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, trong thời gian dài với nhiều biểu hiện khác thì bạn nên để ý, có thể cảnh báo tình trạng bệnh lý.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tiết nước bọt nhiều

Trước khi tìm hiểu nuốt nước bọt nhiều là bệnh gì? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nuốt nước bọt nhiều.

Kích thích từ thức ăn

Khi đứng trước một món ăn ngon, bạn đã ăn từ trước hoặc lần đầu ăn nhưng mùi vị và hình ảnh bắt mắt, kích thích vị giác, khiến cảm giác thèm ăn của bạn tăng lên. Thì lúc này, nước bọt sẽ tiết ra nhiều. Đây là một phản xạ có điều kiện của cơ thể và điều này hoàn toàn bình thường.

Kích thích từ gia vị trong thức ăn

Những gia vị như chua, nóng, cay kích thích vị giác của bạn nhiều hơn, nước bọt sẽ tiết nhiều hơn. Kể cả khi chưa ăn, nhưng bạn sẽ tiết nhiều nước bọt hơn khi thấy những quả chua như chanh, khế chua... thì cơ thể cũng sẽ tiết nước bọt nhiều hơn. Cái này cũng là phản xạ có điều kiện của cơ thể và hoàn toàn vô hại.

Sự thay đổi trong tâm sinh lý

Khi căng thẳng, lo lắng, sợ hãi cơ thể sẽ tiết nước bọt nhiều hơn. Nguyên nhân là khi lo lắng, hệ thần kinh bị kích thích, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, kích thích tiết nhiều nước bọt hơn.

Biểu hiện của một số bệnh lý

Thông thường, một ngày cơ thể tiết ra 2 lít nước bọt, lượng này giúp tiêu hóa thức ăn và bảo vệ khoang miệng. Hiện tượng này là bình thường, nhiều quá sẽ là hiện tượng bệnh lý về răng miệng, thực quản, dạ dày hoặc là tình trạng viêm nhiễm.

vicare.vn-nuot-nuoc-bot-nhieu-la-benh-gi-1

Nuốt nước bọt nhiều là bệnh gì?

Nuốt nước bọt nhiều là bệnh gì? Chúng tôi xin trả lời, nếu tình trạng này diễn ra đồng thời như những yếu tố nguy cơ chúng tôi kể trên thì hoàn toàn bình thường. Nhưng tình trạng này diễn ra nhiều hơn, liên tục trong thời gian dài là tình trạng bệnh lý.

Trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, sẽ khiến cơ thể tiết ra nhiều nước bọt hơn, vì khi thức ăn trào ngược từ dạ dày lên, lượng acid trong dịch vị lên thực quản, kích thích thực quản, khoang miệng tiết nhiều nước bọt hơn để trung hòa acid. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thêm triệu chứng đặc trưng như ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, đau thực quản, lồng ngực, khó chịu...

Bệnh lý tại răng miệng

Khi răng miệng có vi khuẩn tích tụ nhiều, ví dụ sau ăn hoặc sau khi ngủ dậy. Cơ thể sẽ có hiện tượng kích thích tiết nước bọt nhiều, nhằm mục đích làm sạch khoang miệng, không cho vi khuẩn tấn công răng miệng của mình. Qua một đêm, khi vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, vi khuẩn sinh sôi phát triển bị tiêu diệt nhờ tuyến nước bọt, sẽ sinh ra mùi nước bọt hôi, khó chịu.

Viêm tuyến nước bọt

Khi bạn bị viêm một trong 3 tuyến nước bọt, tổ chức viêm sẽ kích thích khiến tuyến nước bọt tiết nhiều hơn bình thường. Tuyến nước bọt bị viêm thì bạn có thể sờ thấy được nếu nó ở mang tai. Nên đi khám bác sĩ để được điều trị nguyên nhân.

Viêm tụy

Uống quá nhiều rượu trong thời gian dài, sẽ dẫn đến hiện tượng viêm tụy, làm rối loạn chức năng tuyến nước bọt, khiến nước bọt tiết nhiều hơn.

Trẻ mọc răng

Nhiều mẹ lo lắng, khi con nhỏ của mình cứ tiết nước bọt suốt, liệu có bị sao không. Nhưng trước tiên mẹ hãy quan sát xem liệu con mình có đang mọc răng. Khi mọc răng, cơ thể trẻ sẽ có những phản ứng như sốt, khóc, mệt mỏi, tiết nước bọt nhiều hơn là một trong những biểu hiện lúc trẻ mọc răng.

Mang thai

Khi thai nghén, các mẹ thường tiết nước bọt nhiều hơn. Thấy khó ăn, khó nuốt nhiều hơn, nôn cũng nhiều hơn. Giai đoạn này, mẹ tiết nước bọt nhiều cũng là hiện tượng bình thường, vì mẹ khá kích thích với đồ ăn nhiều hơn người bình thường.

Ung thư thực quản

Bệnh ung thư thực quản, bệnh nhân sẽ khó nuốt trôi thức ăn cũng như đồ uống hơn, hay bị nghẹn. Thì cơ thể sẽ có hiện tượng tiết nhiều nước bọt hơn nhằm mục đích tạo dịch giúp thức ăn trôi xuống dạ dày dễ hơn. Nhưng nuốt thì bệnh nhân cảm thấy đau hơn, nên bệnh nhân sẽ có xu hướng nhổ lượng nước bọt ấy đi.

Bệnh lý tại gan

Bệnh lý tại gan sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, kích thích khiến nước bọt tiết ra nhiều hơn mức bình thường.

Bệnh Pellagra

Bệnh là Pellagra, là tình trạng nước bọt tiết ra nhiều hơn mức bình thường, do thiếu Niacin, là một loại vitamin nhóm B cần thiết cho cơ thể. Sẽ kích thích cơ thể tiết nước bọt nhiều hơn. Đây là vitamin cần rất ít, nên bạn chỉ cần bổ sung bằng đường ăn uống có chứa Niacin là được.

Hội chứng Serotonin

Hội chứng Serotonin là hội chứng bệnh gây ra bởi sự thay đổi của trạng thái thần kinh, hệ thống tế bào do sự tác động của thuốc. Kích thích tuyến nước bọt, sản sinh tiết nhiều nước bọt hơn bình thường.

vicare.vn-nuot-nuoc-bot-nhieu-la-benh-gi-2

Cách hạn chế tình trạng tiết nước bọt nhiều

Vấn đề nuốt nước bọt nhiều là bệnh gì đã được giải quyết ở trên - cùng tìm hiểu một chút về cách hạn chế tình trạng tiết nước bọt nhiều ở dưới đây.

Nếu tiết nước bọt nhiều do gia vị, thức ăn

Bạn nên ăn ít đồ chua, ngọt, mặn, cay lại. Những gia vị hay thức ăn có tính chất này quá, khiến cơ thể tiết nước bọt nhiều khi ăn. Nhiều lúc nó cũng sẽ tiết ra sau ăn, do khoang miệng vẫn chứa nhiều acid, thì bạn vẫn sẽ thấy khó chịu. Hãy tiết chế, hãm mức độ chua, ngọt, mặn, cay lại ở mức vừa phải là tốt nhất.

Nếu tiết nước bọt do tâm lý

Tránh căng thẳng, hồi hộp, lo lắng hay quá kích tâm lý. Học cách sống lạc quan, đối mặt đừng trốn chạy, nhìn mọi việc theo hướng đa chiều và tích cực. Bạn sẽ thấy mọi thứ ổn hơn, không quá đáng sợ, đáng lo như trước kia.

Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản

  • Chế độ ăn uống khoa học: ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào, hạn chế thức ăn nhiều gia vị kích thích, ăn ít các sản phẩm chế biến từ sữa...
  • Không sử dụng chất kích thích: rượu bia, thuốc lá, cà phê, đồ uống có ga...
  • Nghỉ ngơi sau ăn 1- 2 giờ rồi mới đi ngủ hay tiếp tục làm việc
  • Ngủ kê gối cao hơn
  • Chia nhỏ bữa, không ăn quá nhiều một lần
  • Mặc quần áo rộng rãi, không quá chật.

Tình trạng bệnh lý khác

Nếu tình trạng nước bọt tiết ra nhiều hơn, không phải tác động do tác động từ thức ăn, nước uống, gia vị... tình trạng này diễn ra thường xuyên, liên tục với số lượng nhiều. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị nguyên nhân.

Bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể, hoạt động quá mức đều là tình trạng có vấn đề, nước bọt cũng không ngoại lệ. Nếu tình trạng nước bọt tiết nhiều hãy đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị. Vấn đề nuốt nước bọt nhiều là bệnh gì? Đã được HoiBenh giải đáp ở trên bài viết. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.

Xem thêm :

  • Viêm gan C có lây qua đường nước bọt không?
  • Hôn nhau có lây bệnh qua đường nước bọt?
  • HIV có trong nước bọt, vậy ăn uống chung có bị lây bệnh không? Bị người nhiễm HIV cắn có bị lây không?