Nuôi dạy trẻ mắc chứng rối loạn tăng động (ADHD)

Hội chứng rối loạn tăng động, thiếu chú ý có thể tạo cho những bậc phụ huynh thêm nhiều thử thách khi nuôi dạy con cái mình. Theo phát ngôn của George Kapalka, một tiến sĩ, nhà tâm lý học lâm sàng và là tác giả của 3 cuốn sách về ADHD, bao gồm Nuôi dạy những đứa trẻ nằm ngoài khả năng kiểm soát của bạn: chương trình hiệu quả, dễ dàng áp dụng để giáo dục khả năng tự kiểm soát...

Nuôi dạy trẻ mắc chứng rối loạn tăng động (ADHD) Nuôi dạy trẻ mắc chứng rối loạn tăng động (ADHD)

Hội chứng rối loạn tăng động, thiếu chú ý có thể tạo cho những bậc phụ huynh thêm nhiều thử thách khi nuôi dạy con cái mình. Theo phát ngôn của George Kapalka, một tiến sĩ, nhà tâm lý học lâm sàng và là tác giả của 3 cuốn sách về ADHD, bao gồm Nuôi dạy những đứa trẻ nằm ngoài khả năng kiểm soát của bạn: chương trình hiệu quả, dễ dàng áp dụng để giáo dục khả năng tự kiểm soát. Với những đứa trẻ bị mắc hội chứng này thường mất khả năng theo dõi những thứ của chúng đang có, gặp khó khăn khi tập trung, để ý đến giải các bài tập, bị phân tán tư tưởng khi tham gia các hoạt động hay thực hiện một công việc được giao.

May mắn thay, trong khi đang có rất nhiều thách thức sẽ phải đối mặt trong quá trình nuôi dạy những đứa trẻ mắc chứng ADHD này, cũng có những chiến lược và sự thưởng phạt mang lại nhiều hiệu quả. Kapalka và Palladino đã chia sẻ 16 mẹco mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng trong khi nuôi dạy những đứa trẻ mắc chứng này.

Lucy Jo Palladino, Ph.D, một nhà tâm lý học lâm sàng, là tác giả của: NHỮNG NGƯỜI MƠ MỘNG, NHỮNG NGƯỜI THÍCH KHÁM PHÁ VÀ CÁI MÁY PHÁT ĐIỆN: LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP NHỮNG ĐỨA TRẺ THÔNG MINH NHƯNG THƯỜNG BUỒN CHÁN VÀ GẶP NHỮNG VẤN ĐỀ Ở TRƯỜNG HỌC, cũng đã thừa nhận rằng những đứa trẻ bị mắc hội chứng ADHD này có thường có khả năng dễ bị kích động, phản ứng chống lại hoặc trốn chạy những căng thẳng ". Điều này làm cho việc áp dụng những quy tắc, cách dạy con của cha mẹ lên đứa trẻ là việc vô cùng khó . Các bậc phụ huynh sẽ có 1 khoảng thời gian khó khăn để có thể biết được làm thế nào để hình thành đc khung phát triển của trẻ mà không gặp phải bất kỳ áp lực nào", bà nói.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

" Những đứa trẻ bị mắc chứng ADHD có những lúc chúng biết phải làm gì, có lúc không", Palladino nói thêm. Do đó, các bậc phụ huynh có thể sẽ không biết được rằng khi nào cần nghiêm khắc, cứng rắn hay khi nào cần kiên nhẫn với chúng. . Thêm vào đó, các bậc cha mẹ cũng phải đối phó thêm với vấn đề làm sao có thể cân bằng khéo léo với 1 niềm tin với những khả năng vốn có của con mình trong khi bảo vệ chúng khỏi những nguy hiểm của chứng rối loạn tăng động, thiếu chú ý mà chúng mắc phải, bà nói thêm, Bạn có thể rất thắc mắc " có bao nhiêu sự thích nghi và phương pháp điều trị đặc biệt là tốt nhất?" và lo lắng rằng bạn đang dung túng cho sự phụ thuộc của con và tự nghi ngờ đứa con của bạn.

NHỮNG KẾ HOẠCH NUÔI DẠY ĐỐI VỚI TRẺ BỊ ADHD

1. Luôn giữ bình tĩnh

Cả hai tác giả trên đều nhấn mạnh tầm quan trọng của viêc giữ bình tĩnh đối với trẻ , như Kapalka nói" chỉ cần một khi cha mẹ cư xử mất kiểm soát, thì mức độ tức giận của đứa trẻ sẽ leo thang, từ đó, sự tương tác giữa cha mẹ và con cái sẽ không đạt được hiệu quả". Vì vậy, hãy chú ý đến bản thân nếu bạn có xu hướng hành vi, thái độ như ADHD như một sự phản ứng.

Tranh luận với con sẽ không giải quyêt được vấn đề gì , hãy dành thời gian để làm các bài tập về nhà cùng chúng. Ví dụ, một hoạt động mà có thể bạn cảm giác như bạn đang tham gia vào một trò chơi kéo co. Tranh luận đơn giản chỉ giống như một chiến thuật để chúng làm trì hoãn việc làm bài tập về nhà lâu hơn", Palladino chỉ ra. Thay vì " rườm rà, không hợp tác".

Palladino cũng gợi ý rằng: Hãy nói " này, bố mẹ biết là điều này chẳng thú vị với con chút nào ", hãy theo dõi chúng một cách kiên nhẫn, đặt vào chúng niềm hy vọng tích cực và sự yêu thương vô bờ bến vào chúng . Nếu chúng có bất kỳ hành động hay thái độ sai trái nào, bạn hãy nói " Hãy ngừng than phiền đi con, con đang làm lãng phí thời gian của chính mình đó".

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

2. Thiết lập giới hạn về hành vi của bạn

Nếu bạn luôn cảm thấy mình là những ông bố , bà mẹ lo lắng cho con và là những người luôn cứu nguy cho con ở mọi lúc mọi nơi , thì bạn hãy tự nhắc nhở bản thân rằng bạn càng làm như vậy cho con mình bao nhiêu, thì chúng sẽ càng ít có trách nhiệm đối với bản thân chúng bấy nhiêu", Palladino nói. Điều quan trọng là " hãy hỗ trợ , nhưng đừng ngồi vào chỗ của người lái xe".

Ví dụ, trong một lần làm bài tập về nhà . Sẽ rất tốt nếu bạn nói với con rằng" Con có cần thêm giấy , thước kẻ hay bất kỳ cái hộp nào để để kết thúc việc phân chia nhữn thứ này đã lâu rồi không?', Cô nói. Nhưng nếu bạn lấy bút chì của con và nói rằng bạn sẽ làm những công việc như làm bài tập thay chúng thì đúng là có thể có vấn đề.

Nếu bạn luôn muốn để mắt đến con, thì bạn hãy " ngồi gần chúng, mang những công việc riêng của mình lên bàn - kiểm tra các hóa đơn hay cân bằng sổ sách".

3. Thiết lập một khung hoạt động riêng cho con nhưng tránh tạo áp lực

Theo Palladino, cấu trúc này có liên quan đến " bản đồ các vì sao cho lũ trẻ, lên lịch, kế hoạch cho những người lớn tuổi hơn, có những quy định rõ ràng và thói quen hợp lý, đặc biệt trước giờ đi ngủ ." Cấu trúc này giúp giảm tính vô tổ chức và tìm kiếm trò tiêu khiển của chúng, Kapalka nhấn mạnh. Ví dụ như quy định một giờ cụ thể để làm bài tập về nhà, cho chúng một số đặc quyền nếu chúng thực hiện xong, " chúng sẽ hoàn thành một cách xuất sắc những nhiệm vụ được giao, ông nói thêm( - một mẹo khác đó là - phố hợp với thầy cô giáo của con bạn để tạo ra lịch trình bài tập thường xuyên, hàng ngày, )

Như Palladino giải thích trước đó , việc tốt nhất mà bạn nên làm là tránh tạo áp lực cho con. Vậy thì một khung hoạt động được áp dụng cho bọn trẻ mà không bị tạo áp lực sẽ như thế nào ?, nó bao gồm" không sử dụng những lời đe dọa, hay những giới hạn và những hình phạt mà không có lý do chính đáng, điêu này sẽ làm tăng thêm tính thù địch, nỗi sợ hãi và bi kịch.”, bà nói

4. Tạo cho trẻ có cơ hội để chúng tự mình có sự lựa chọn khôn ngoan

Để giúp việc dạy trẻ có thể tự kiểm soát, kiềm chế được bản than, Kapalka cho rằng” các bậc cha mẹ phải tạo cho con mình có nhiều cơ hội để chúng có thể tự mình có những cơ hội cho việc phản ứng trước những sự việc xảy ra như thế nào”

Palladino cũng gợi ý sử dụng một phương pháp được gọi là “ khung lựa chọn” , mà ở đó bạn sẽ trao cho con mình 2 quyền lựa chọn và hướng chúng đi theo con đường đúng đắn. Ví dụ, theo Palladino, cha mẹ có thể hỏi con: “ con có muốn làm bài tập toán hay bài tập khoa học tiếp không ?”, hoặc “ Trước khi chúng ta có thể rời khỏi đây , mẹ nghĩ căn phòng này của con nên được dọn dẹp. Con có muốn bắt đầu dọn quần áo trên giường hay lau bàn không ?”.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

5. Sử dụng những hình phạt hợp lý khi lũ trẻ không tuân theo những quy tắc mà bạn đã đề ra

Như đã nói ở trên đầu, Pallandino đã có những gợi ý đến các bậc phụ huynh việc nên đặt ra những câu hỏi cho mình rằng hậu quả sẽ ra sao nếu chúng nghe lời hoặc vi phạm những quy định mà bạn đặt ra. Điều này có thể giúp chúng tự tao ra những cam kết của bản thân và có ý thức trách nhiệm với những cam kết đó, cô nói.

Thêm vào đó, việc tạo ra và áp dụng những hậu quả mang tính tích cực cho những hành vi, thái độ tích cực và những hình phạt nếu chúng có những thái độ, hành vi tiêu cực, Kapalka nói. Điều này sẽ giúp cho con bạn” có thể nhận ra rằng những hành vi mang tính tích cực sẽ đem lại cho chúng một kết quả tích cực và ngược lại”.

6. Mong đợi một sự bất tuân thủ những quy tắc

Như Palladino nói, đó là trong bảng mô tả công việc của con bạn đôi khi để bất tuân những quy tắc đã được đặt ra trước đó. Khi con bạn không nghe lời, “ hãy điều chỉnh lại thành vi thái độ của chúng giống như cách mà một sĩ quan cảnh sát đưa cho bạn 1 tấm vé để mời bạn về đồn làm việc. Chúng sẽ không còn than vãn hay la hét nữa, “ Mẹ không tin rằng con đã làm như thế, tại sao con lại làm như vậy với mẹ ? “ hãy giống như một sĩ quan cảnh sát, thể hiện sự tôn trọng, cứng rắn và thực tế.

7. Có những lời động viên con vào những thời điểm thích hợp

Sự thích nghi là cần thiết đối với con bạn vì chúng đang mắc chứng rối loạn nội tiết tăng động. tuy nhiên, bạn vẫn cần phải có những thái độ hay lời nói nhằm khuyến khích, động viên con để chúng có thể tiếp tục nuôi dưỡng và phát triển những khả năng của bản thân.

Palladino đưa ra một ví dụ cho việc tìm kiếm sự cân bằng: “hãy đứng lên đất tranh cho quyền lợi của con bạn vì một sự thích nghi như một cuốn sách biết nói, nhưng hãy động viên và khích lệ chúng học và đọc sách một cách lưu loát, hãy cho chúng thời gian, sự quan tâm, một gia sư và đặc biệt là bạn phải đặt niềm tin vào chúng.”

8. Tránh việc bắt một đứa trẻ cứng đầu phải im lặng

Như Kapalka nói, một trong những sai lầm lớn của các bậc phụ huynh là “ đang cố gắng biến một đứa trẻ bướng bỉnh, ngang ngạnh thành 1 đứa trẻ không bao giờ biết đặt câu hỏi và biết chấp nhận tất cả những gì được cho “ chỉ vì mẹ đã nói vậy “ vì bạn là cha mẹ của chúng.

Thay vì đó, Kapalka đã gợi ý với các bậc phụ huynh rằng “thể hiện thái độ chấp nhận là việc mà một số đứa trẻ sẽ chống lại và nói sau lưng bạn và cha mẹ phải thiết lập một giới hạn để một mặt có thể nhận ra rằng khi lũ trẻ thể hiện sự thất vọng, chúng sẽ thể hiện ở một số cách khác nhau, trong khi vẫn áp dụng một số tiểu chuẩn và quy tắc hợp lý.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

9. Hãy nhận ra rằng con bạn không cố ý có những hành động và cách cư xử không đúng mực

Các bậc phụ huynh có con bị mắc chứng ADHD “ trong tiềm thức luôn có những giả định sai lầm về lý do tại sao những đứa con của họ thường có những hành vi thái độ không đúng mực” , Kapalka nói.

Trên thực tế, ông nói, “ Trẻ em là đối tượng thường có những mục tiêu, định hướng cụ thể, vì vậy những gì chúng làm luôn có mong muốn và hy vọng đạt được điều mà chúng đang cố gắng tìm kiếm, thường gắn liền với một cái gì đó mà chúng muốn làm hay được nhận, đôi khi chúng lại cố gắng lẩn tránh( như việc nhà, bài tập về nhà hay đi ngủ).

10. Hãy luôn kiên trì

Theo Kapalka, với những trẻ mắc chứng ADHD có thể cần những cuộc thử nghiệm nhiều hơn và được tiếp xúc với những hệ quả phù hợp để rút kinh nghiệm từ những trải nghiệm đó. “ Khi thử sử dụng một phương pháp từ một đến hai lần mà không có kết quả, điều đó không có nghĩa là phương pháp đấy hoàn toàn vô tác dụng và bạn cần phải cố gắng nhiều hơn.

11. Giải quyết một vấn đề tại một thời điểm

Mọi vấn đề có thể được giải quyết ngay lập tức, Kapalka nói, Điều này rất quan trọng cho những bậc phụ huynh để “ưu tiên những tình huống nào là quan trọng nhất, bắt đầu giải quyết chúng và tạm thời đặt những vấn đề ít quan trọng hơn sang một bên”.

12. Có sự giáo dục bản thân về hội chứng ADHD và sự chú ý

Bạn nên biết rằng ADHD là hội chứng mang tính bản chất,. Đôi khi ban có thể nghĩ rằng con mình là một đứa trẻ cứng đầu hoặc cố tình cư xử theo một cách nhất định, nhưng những hành động này có thể là dấu hiệu của ADHD.

Kapalka cũng có những gợi ý đến các bậc cha mẹ rằng, nên giáo dục chính bản thân mình về những nguyên nhân gây ra chứng ADHD và sự phát triển của con. ( bạn có thể đọc những quyển sách nói về ADHD hay chia sẻ với nhà trị liệu chuyên về ADHD.)

Một phần quan trọng khác là nên nhắc nhở bản thân về sự chú ý và tìm hiểu xem khi nào con mình đang ở trong trạng thái đạt được đỉnh cao của năng suất. Hãy Xem xét kịch bản sao đây, Palladino nói: “ Con bạn không hoàn thành bài tập về nhà, vì vậy bạn hãy nghiêm khắc và cứng rắn nói với chúng rằng con sẽ phải ngủ dưới đất nếu không bắt tay vào làm bài tập ngay bây giờ”. Thay vì , chúng sẽ có một sự khủng hoảng . Vấn đề ở đây là gì ? , đó là mức độ kích thích của chúng quá cao. “ Hãy hít thở thật sâu, chúng rất sợ phải đặt quyển vở bài tập lên bàn, vì con bạn đã đoán trước là nó sẽ không đủ tốt – như quá cẩu thả, viết chính tả kém hoặc học lực không được bằng các anh chị hay bạn cùng lớp của mình”. Các kích thích cao độ khiến chúng cảm thấy bị ngột ngạt và quá tải, vì vậy chúng cần phải hạn chế hóc môn Adrenaline (Một loại hormone được sản xuất ra bởi cơ thể khi bạn sợ hãi,tức giận hay thích thú,cái mà làm cho nhịp tim đập nhanh hơn và cơ thể chuẩn bị cho những phản ứng chống lại sự nguy hiểm) hơn để tập trung vào việc làm bài tập.

Biết được khi nào con có khả năng tập trung tốt nhất sẽ giúp bạn phân chia các nhiệm vụ , bài tập thành các bước có thể quản lý và kiểm soát một cách dễ dàng, hãy nhắc chúng dành thời gian nghỉ ngơi để tránh việc quá căng thẳng, thay đổi bằng những bài tập nhàm chán bằng những bài tập thú vị và duy trì cho hocmon Adrenaline trong não bộ bơm một dòng cố định đủ 1 lượng kích thích,”., Palladino nói.

Nuôi dạy trẻ mắc chứng rối loạn tăng động (ADHD)
Ảnh minh họa.

13. Giúp trẻ điều chỉnh những thay đổi

Những đứa trẻ mắc chứng ADHD sẽ có những thời điểm hết sức khó khăn trong việc tự thay đổi bản thân ,một chức năng trong não bộ có liên quan đến việc điều chỉnh bản thân để thay đổi hoặc chuyển hóa quá trình nhận thức, đặc biết nếu chúng đang quá tập trung vào một hoạt động nào đó”, Palladino nói.

Bà nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc dành thời gian cho trẻ - cho dù bạn có bận đến đâu đi nữa- thì thời gian và thông tin và những gì chúng cần để điều chỉnh những thay đổi lớn của bản thân – như những chuyến dã ngoại, những vị khách hoặc một người trông trẻ mới – và những thay đổi nhỏ - như dừng một hoạt động đang được thực hiện để bắt đầu vào một hoạt động mới khác, đặc biệt khi những gì tiếp theo là việc chuẩn bị đi ngủ.”

Ví dụ, khi bạn trở lại sau kỳ nghỉ, đêm hôm trước hãy xem xét thói quen của trẻ cùng với chúng”, bà nói.

14. Hãy tập trung vào những thế mạnh của con bạn

Palladino khuyến cáo . Thay thì việc phải nhắc đi nhắc lại những gì mà chúng không thể làm được, ta hãy miệt mài với những gì mà chúng có thể làm, hãy nhác nhở bản thân về sự tháo vát , thông minh, sáng tạo và cá tính của con. Những điều có khả năng tự quyết định tương tự và bất trị có thể nhét bạn vào một cái đầu đĩa ngày hôm nay sẽ trao quyền cho chúng vào ngày mai. Vẽ chúng như một hình ảnh của một vị doanh nhân hay luật sư làm việc không biết mệt mỏi, hoặc làm bất kỳ công việc gì miễn là chúng cảm thấy đam mê và yêu thích.”, ông nói.

Vì vậy, việc tốt nhất mà cha mẹ nên làm khi cố gắng tìm kiếm sự cân bằng đó là “ Đừng trì hoãn những nhu cầu đặc biệt của trẻ và cũng không xác định rõ quyền của chúng”, bà nói.

15. Hãy tự thưởng cho mình những giây phút thư giãn và bình yên

Nuôi dạy một đứa trẻ bị mắc chứng rối loạn tính cách như bốc đồng, thách thức và “ hạn chế khả năng tự kiểm soát “ là một trong những nhiệm vụ khó khăn và chông gai nhất của bất kỳ bậc phụ huynh nào,”. Kapalka nói.

Vì vậy, hãy thừa nhận với chính bản thân mình rằng bạn đang làm việc rất chăm chỉ và “ đừng bao giờ có cảm giác mình là kẻ thất bại”. Bạn không phải là người đẩy con bạn có những cư xử theo cách này, nhưng bạn là người có thể tạo ra sự khác biệt,”. ông nói.

16. Hãy mừng thầm vì mình là cha mẹ của chúng và được sống cùng con

Những bậc cha mẹ có con mắc chứng ADHD có thể đôi khi cảm thấy đây là một nhiệm vụ rất khó chịu và là bất khả thi. Nhưng “ đừng để ADHD cướp bạn khỏi niềm vui của bậc làm cha, mẹ trẻ”.

Đến khi phụ huynh bị rơi vào trạng thái vô phương kế, họ có thể tự làm một vài thứ để vượt qua giai đoạn này. Ví dụ, Palladino gợi ý với các phụ huynh “ hãy cảm giác nâng niu chúng trên cánh tay của bạn và hồi tưởng lại những gì bạn được cảm nhận như khi con bạn mới được sinh ra.”

Nếu bạn đang cố gắng uốn nắn chúng quá mức, hãy bật chiếc nhẫn hay chiếc đồng hồ mà bạn đang đeo trên tay , và đừng đặt chúng trở lại như cách mà bạn đã lấy nó đi cho đến khi bạn đã nghĩ ra và nói rằng đã có những dấu hiệu tích cực hoặc thấy rằng con bạn đang dần là đứa trẻ ngoan ngoãn.”, bà nói.

Bà cũng giới thiệu một số câu tự nhủ cho bản thân đến các bậc cha mẹ :

“ Tôi thầm biết ơn vì được làm cha, làm mẹ. Trách nhiệm gắn liền với thiên chức này là điều rất tuyệt vời, nhưng phần thưởng mà tôi đã nhận được còn tuyệt vời hơn thế nữa”

“ Tôi chỉ bảo con tôi và chúng cũng chỉ bảo lại tôi”.

“ Tôi thầm biết ơn vì những đứa con của mình- vì những món quà mà chúng mang lại, những năng lực của bản thân mà chúng có và tình yêu của chúng dành cho tôi.”

Theo: Margarita Tartakovsky, M.S.

(www.psychcentral.com)